Những ảo tưởng xung quanh kịch bản Brexit “không thỏa thuận” (Phần 1)
Thủ tướng Anh Theresa May trước khi dự một cuộc họp tại London ngày 22/11. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo bài viết với tựa đề “Sự quyến rũ ‘chết người’ của kịch bản Brexit không thỏa thuận” đăng trên tạp chí The Economist của Anh, tất cả dấu hiệu đều cho thấy nước Anh đang nhượng bộ trên cả ba vấn đề của giai đoạn đàm phán đầu tiên về Brexit.
Thủ tướng Anh Theresa May được thông báo rằng bà sẽ phải nhượng bộ trước tuần tới nếu muốn thuyết phục hội nghị thượng đỉnh của EU vào các ngày 14-15/12 nhất trí rằng đã có đủ tiến bộ trong đàm phán để bắt đầu các cuộc thảo luận về giai đoạn chuyển tiếp và một khuôn khổ thương mại tương lai.Bà Thủ tướng đã chấp nhận đưa ra những nhượng bộ lớn về vấn đề quyền công dân EU tại Anh và hóa đơn rời khỏi khối, có lẽ là đủ để vượt qua bài kiểm tra.Dường như còn có cả một số tiến triển trong vấn đề gai góc nhất, làm thế nào để tránh một biên giới cứng giữa Bắc Ireland (thuộc Anh) và Cộng hòa Ireland, khiến cho việc đạt được một thỏa thuận trong tháng 12 càng trở nên khả thi – dù vẫn chưa chắc chắn.
Tuy nhiên, phía sau những tin tốt lại ẩn chứa một mối đe dọa nguy hiểm ngấm ngầm. Bà May càng nhượng bộ nhiều bao nhiêu, thì lại càng có thêm nhiều hơn bấy nhiêu những người ủng hộ Brexit cho rằng nước Anh nên cứ thế mà rời khỏi EU vào ngày 29/3/2019 mà không cần bất kỳ thỏa thuận nào hết.Ngay cả khi bà May có đạt được nhất trí về việc chuyển sang giai đoạn hai của các cuộc đàm phán, sức quyến rũ của kịch bản không thỏa thuận vẫn sẽ không vì thế mà biến mất. Những người ủng hộ Brexit căm ghét những nhượng bộ đang được đưa ra trong giai đoạn một, nhất là liên quan đến tiền.Các chuyên gia thương mại thì đều thống nhất với dự báo rằng giai đoạn hai thậm chí có khi sẽ còn đau đớn hơn, với việc EU khăng khăng giữ nguyên tắc cứng nhắc về những điều khoản thương mại.
Mặc dù vậy, hầu hết mọi người đều cho rằng Brexit mà không có thỏa thuận phải được xem là một thảm họa cần phải tránh bằng mọi giá.Tuy nhiên ý nghĩ này vẫn lẩn khuất ở đó, dưới hai hình hài ngụy trang. Thứ nhất là vấn đề chiến thuật. Người ta vẫn cho rằng trong bất kỳ cuộc đàm phán nào, người tham gia phải luôn tỏ ra sẵn sàng bỏ đi thì có khi lại giành được một kết quả tốt.
Nhiều người ủng hộ Brexit đổ lỗi cho ông David Cameron, người tiền nhiệm của bà May, vì đã thể hiện rõ quan điểm trong quá trình đàm phán lại về tư cách thành viên EU của nước Anh trước cuộc trưng cầu dân ý rằng ông ta sẽ vận động để ở lại bất kể kết quả thế nào.Bà May thì vẫn nói không có thỏa thuận còn hơn là một thỏa thuận tồi. Những người ủng hộ Brexit đã “vui mừng” khi Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond, trong Báo cáo Ngân sách Mùa thu mới đây của mình, để riêng ra 3 tỷ bảng (3,6 tỷ USD) để chuẩn bị cho Brexit, trong đó có kịch bản không thỏa thuận.
Hình hài ngụy trang thứ hai là sự khẳng định rằng kịch bản không thỏa thuận thực ra cũng không đến nỗi quá tệ. Thay vì phải theo đuổi ảo tưởng về thỏa thuận thương mại tự do với EU, nước Anh hoàn toàn có thể quay về buôn bán theo những điều khoản của Tổ chức Thương mại Thế giới (bất chấp thực tế rằng điều này không hề đơn giản chút nào). Tuy vậy, kịch bản không thỏa thuận “mềm” nói trên không hề thuyết phục chút nào. Một Brexit không thỏa thuận sẽ gây tổn hại cho các nước EU khác, nhưng Anh mới phải hứng chịu nhiều thiệt hại hơn. Kịch bản này cũng đe dọa vị thế của công dân EU tại Anh. Và nó cũng sẽ đập tan những hy vọng về mối quan hệ đối tác mới và sâu sắc mà Thủ tướng May tuyên bố là bà muốn xây dựng. Trong bối cảnh cả hai bên đều còn đang lời qua tiếng lại, chắc chắn EU sẽ chỉ quan tâm trước tiên đến những lợi ích của mình.Những người ủng hộ Brexit thường quên mất một điều rằng EU còn là một cấu trúc pháp lý chứ không chỉ đơn thuần là chính trị.Nếu nước Anh rời đi mà không có thỏa thuận và không có giai đoạn chuyển tiếp, nước này cũng sẽ bị hất khỏi tất cả các tổ chức của EU, từ Euratom (Cộng đồng Năng lượng nguyên tử châu Âu) đến Cơ quan Y học châu Âu (EMA).
Tòa án Công lý châu Âu (ECJ) sẽ mất quyền tài phán. Ngay cả khi tất cả các bên đều muốn Anh ở lại những tổ chức trên thì về mặt pháp lý cũng sẽ là không thể.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận Brexit có nguy cơ bị trì hoãn nếu có khiếu kiện
10:40' - 22/11/2017
Theo một cựu thẩm phán của Liên minh châu Âu (EU), việc nước Anh rời khỏi khối này có thể sẽ bị trì hoãn thêm một năm, nếu những người ủng hộ việc ở lại EU nộp đơn khiếu nại lên tòa án của châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Anh thông báo kế hoạch chi 4 tỷ bảng hỗ trợ kinh tế hậu Brexit
11:17' - 20/11/2017
Ngày 20/11, Thủ tướng Anh Theresa May thông báo chi 4 tỷ bảng (5,28 tỷ USD) cho chiến lược nghiên cứu, phát triển và thúc đẩy tăng trưởng theo khu vực nhằm hỗ trợ nền kinh tế sau Brexit.
-
Kinh tế Thế giới
Vị thế của Anh trong đàm phán với EU về Brexit
05:30' - 20/11/2017
Báo chí Anh đồng loạt đưa tin việc Thủ tướng Theresa May chấp thuận để Hạ viện có quyền bỏ phiếu thông qua thỏa thuận Brexit là một sự nhượng bộ của bà May đối với phe ủng hộ EU trong đảng Bảo thủ.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội Anh sẽ được quyền bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về Brexit
08:11' - 14/11/2017
Theo Bộ trưởng phụ trách đàm phán các vấn đề Brexit của Anh David Davis, quốc hội Anh sẽ có quyền xem xét, sửa đổi và bỏ phiếu thông qua thỏa thuận cuối cùng về việc Anh rời EU.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hàng không châu Âu rối loạn do hoạt động đình công
16:47' - 04/07/2025
Các cuộc đình công tại châu Âu đang gây rối loạn hoạt động hàng không tại khu vực này khiến nhiều chuyến bay bị hoãn hoặc hủy vào đúng mùa cao điểm du lịch.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc khẳng định giải pháp đối thoại và hợp tác
16:46' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định đối thoại và hợp tác là con đường đúng đắn trong thảo luận thuế quan với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27' - 04/07/2025
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23' - 04/07/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17' - 04/07/2025
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59' - 04/07/2025
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.