Những câu hỏi thường gặp về cách phòng, chống dịch COVID-19
Bộ tài liệu được xây dựng bằng các hình ảnh, với các câu hỏi và câu trả lời rõ ràng, ngắn gọn, liên quan đến công tác phòng, chống dịch.
Nội dung cụ thể như sau:
Làm thế nào để bảo đảm quần áo và chăn màn không làm lây lan virus Corona mới?
- Không mang/ôm chăn màn hoặc quần áo bẩn sát vào cơ thể. Giặt quần áo, chăn màn với nước nóng (khoảng 60-90 độ C) và bột giặt.
Nếu có thể, dùng kèm thuốc tẩy quần áo theo hướng dẫn trên bao bì. Sấy khô quần áo, chăn màn ở nhiệt độ cao hoặc phơi khô trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Tôi có nên tránh bắt tay để không mắc COVID-19 không?
- Có, bạn nên tránh bắt tay để ngăn ngừa mắc COVID-19. Các virus gây bệnh đường hô hấp có thể được truyền qua cái bắt tay, rồi sau đó bạn chạm tay vào mắt, mũi và miệng của mình.
Thay cho cái bắt tay, bạn có thể chào hỏi người khác bằng việc vẫy tay, gật đầu hoặc cúi người chào.
Tôi nên chào hỏi người khác như thế nào để khong mắc COVID-19?
- Để ngăn ngừa COVID-19, cách an toàn nhất là bạn nên tránh tiếp xúc trực tiếp với người khác khi chào hỏi (như bắt tay, ôm hôn).
Cách chào hỏi an toàn có thể là một cái vẫy tay, gật đầu hoặc cúi người chào.
Đeo găng tay cao su khi đến những nơi công cộng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa mắc COVID-19 không?
Không. Thường xuyên rửa sạch tay có tác dụng bảo vệ bạn khỏi COVID-19 tốt hơn so với đeo găng tay cao su.
Do virus gây bệnh COVID-19 vẫn có thể bám trên găng tay cao su và nếu sau đó bạn chạm tay lên mặt, virus có thể chuyển từ găng tay sang mặt và làm bạn bị nhiễm bệnh.
Với việc rửa tay đúng cách, nguy cơ bị nhiễm virus Corona chủng mới thông qua chạm tay vào các đồ vật như tiền, thẻ tín dụng là rất thấp.
- Sự thật: nguy cơ bị nhiễm virus Corona chủng mới thông qua việc cầm hay chạm tay vào tiền, thẻ tín dụng là rất thấp.
Cách bảo vệ tốt nhất là thường xuyên rửa sạch tay bằng xà phòng và nước hoặc dung dịch rửa tay có cồn.
Khi người bị mắc virus Corona chủng mới ho hoặc hắt hơi, hoặc chạm tay vào đồ vật, đồ vật đó có thể bị nhiễm virus. Những thông tin hiện có cho thấy virus Corona chủng mới có thể tồn tại trên những bề mặt trong một vài giờ hoặc hơn.
Sự thật: Tắm nước nóng không ngăn ngừa được bệnh COVID-19
Nhiệt độ cơ thể của người bình thường giữ ở mức 36,5-37 độ C, dù bạn có tắm nước nóng hay không. Trên thực tế, tắm nước quá nóng có thể gây hại vì có thể khiến bạn bị bỏng.
Cách tốt nhất để bảo vệ bạn không mắc COVID-19 là thường xuyên rửa sạch tay. Bằng cách này, bạn loại trừ được virus có thể đang bám trên tay, do đó có thể tránh bị nhiễm nếu tay chạm vào mắt, mũi và miệng của bạn.
Sự thật: virus Corona chủng mới không thể lây truyền qua hàng hóa được sản xuất tại bất kỳ quốc gia nào được báo cáo có người mắc COVID-19.
Mặc dù virus Corona chủng mới có thể tồn tại trên các bề mặt trong vài giờ hoặc tối đa vài ngày (tùy thuộc vào loại bề mặt), virus này ít có khả năng tồn tại trên một bề mặt trong suốt quá trình di chuyển qua nhiều điều kiện và nhiệt độ khác nhau.
Nếu bạn nghi ngờ một bề mặt có thể nhiễm virus, hãy dùng chất khử trùng để làm sạch nó. Sau đó rửa sạch tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dùng dung dịch rửa tay có cồn.
Cho đến thời điểm này, chưa có bằng chứng cho thấy virus Corona chủng mới có thể lây truyền qua muỗi đốt.
- Sự thật: Virus Corona chủng mới không thể lây truyền qua muỗi đốt.
Virus Corona chủng mới là virus gây bệnh đường hô hấp lây truyền chủ yếu qua giọt bắn khi người nhiễm bị ho hoặc hắt hơi hoặc qua giọt bắn nước bọt hoặc dịch mũi.
Để bảo vệ chính mình, bạn hãy thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn.
Bạn cũng cần tránh tiếp xúc gần với những người đang bị ho hoặc hắt hơi./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hướng dẫn vệ sinh, khử khuẩn nơi làm việc phòng dịch COVID-19
09:13' - 13/03/2020
Bộ Y tế đã hướng dẫn thực hiện vệ sinh môi trường, khử khuẩn tại nơi làm việc trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Dịch COVID-19: Bộ Y tế hướng dẫn việc cách ly y tế tại nhà
06:30' - 13/03/2020
Bộ Y tế hướng dẫn cách ly y tế tại nhà với những người đã tiếp xúc với người có tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc COVID-19 (đối tượng F2), những người tiếp xúc gián tiếp (đối tượng F3, F4).
-
Kinh tế & Xã hội
Bộ Y tế hướng dẫn phòng chống dịch COVID-19 tại chung cư
18:08' - 12/03/2020
Ngày 12/3, Bộ Y tế ra hướng dẫn phòng, chống dịch bệnh tại chung cư với 3 nội dung chính.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
Nhiều trường trung học ở Tokyo cấm học sinh nhuộm tóc
08:26'
Theo đài truyền hình NHK, gần một nửa số trường trung học ở thủ đô Tokyo yêu cầu học sinh có tóc xoăn hoặc màu tóc không đen phải nộp giấy cam kết màu tóc và chất tóc hoàn toàn tự nhiên.
-
Đời sống
Những chiến binh áo trắng trong cuộc chiến chống dịch COVID-19
21:10' - 26/02/2021
Vào những ngày cuối tháng 7/2020, Bệnh viện C Đà Nẵng trở thành tâm điểm của cả nước, bởi đây là nơi phát hiện bệnh nhân dương tính COVID-19 cộng đồng đầu tiên trong đợt dịch thứ 2.
-
Đời sống
Tết Nguyên tiêu thật khác trong thời COVID-19!
20:05' - 26/02/2021
Dịch COVID-19 đã làm biến đổi những thói quen thường niên nhưng không vì thế mà ý nghĩa đặc biệt của Tết Nguyên tiêu bị phai nhạt trong mỗi gia đình người Hà Nội.
-
Đời sống
Lộ trình tuyến xe buýt 20C Hà Nội mới nhất năm 2021
09:55' - 26/02/2021
Danh sách, lộ trình tuyến xe buýt 20C (tuyến số 20C Nhổn - Võng Xuyên) mới nhất, chi tiết nhất tại Hà Nội năm 2021.
-
Đời sống
Xu hướng sử dụng sản phẩm chay trong ngày Rằm tháng Giêng
08:45' - 26/02/2021
Theo các chuyên gia kinh tế, những năm gần đây do xu hướng người dân chuyển sang thích ăn chay nhiều hơn, ưa chuộng các sản phẩm chay có nguồn gốc từ nông sản hữu cơ.
-
Đời sống
Ăn thịt bê thui, 8 người bị ngộ độc
18:48' - 25/02/2021
Ngày 25/2, Khoa Cấp cứu chống độc (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận 5 bệnh nhân ở thôn Khánh Sơn (xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) với triệu chứng đau bụng, nôn.
-
Đời sống
Tại sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”?
09:45' - 25/02/2021
Rằm tháng Giêng hay còn gọi là Tết Nguyên tiêu có nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới âm lịch (“Nguyên” là thứ nhất, “tiêu” là đêm).
-
Đời sống
Bằng kỹ sư tại nước ngoài có tương đương bằng thạc sĩ?
07:00' - 25/02/2021
Theo Hệ thống giáo dục đại học Cộng hòa Belarus, chương trình đào tạo chuyên gia (kỹ sư) kéo dài 5 năm và người có bằng chuyên gia (kỹ sư) phải hoàn thành thêm ít nhất 1 năm mới được cấp bằng thạc sĩ.
-
Đời sống
Rằm tháng Giêng: Dâng mâm cỗ chay để cầu bình an
06:49' - 25/02/2021
Cùng với phóng sinh tạo phúc, trong dịp rằm tháng Giêng, dâng một mâm cơm chay thanh tịnh cũng là cách được nhiều gia đình lựa chọn để tỏ lòng thành kính, cầu một năm bình an và hạnh phúc.