Những chiếc "vòng kim cô" đang kiềm chế tăng trưởng kinh tế Nga
Theo tờ Liên hợp buổi sáng, tính đến nay, hai sự kiện có ảnh hưởng lớn nhất đến kinh tế thế giới và biến động tỷ giá hối đoái của các nước là xung đột Nga-Ukraine và việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) quyết định tăng lãi suất ngày 16/3.
Nhiều quỹ đầu tư và đầu cơ quốc tế đã nhanh chóng lao vào đầu cơ tỷ giá hối đoái và hàng hóa chiến lược, khiến dòng tiền hỗn loạn, trong đó nổi bật nhất là biến động trên thị trường tài chính Nga, vốn được coi là "hàn thử biểu" của nền kinh tế. Nền kinh tế ảo luôn phản ứng nhanh hơn so với nền kinh tế thực.Những tác động và ảnh hưởng qua lạiNgày 24/2, chỉ số chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán Moskva mở cửa ở mức thấp vào đầu phiên, sau khoảng 2 tiếng đã phải tạm ngừng giao dịch, sau đó thị trường tiếp tục sụt giảm với biên độ hơn 40% sau khi khởi động giao dịch trở lại. Một chỉ số quan trọng khác là chỉ số chứng khoán của hệ thống giao dịch thương mại được định giá bằng đồng USD cũng giảm gần 50%.Để phản ứng, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) đã kịp thời cung cấp thanh khoản bổ sung cho hệ thống ngân hàng, để tránh rơi vào kịch bản rất nhiều công ty niêm yết trên thị trường nhanh chóng phá sản. Sau những nỗ lực của các bên, chỉ số chứng khoán của Nga đã phục hồi từ mức thấp nhất là chưa đến 600 điểm hồi cuối tháng Hai lên mức cao nhất là hơn 1.300 điểm vào cuối tháng Năm.Ngoài ra, Mỹ và các đồng minh đã phát động các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Nga, khiến tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ ruble giảm mạnh từ 76,76 ruble đổi 1 USD vào ngày 21/2 xuống còn 120,37 ruble đổi 1 USD vào ngày 10/3. Cuối tháng Ba, Nga công bố "lệnh thanh toán bằng đồng ruble", yêu cầu các quốc gia "không thân thiện" với Nga phải sử dụng đồng tiền này để thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên kể từ ngày 1/4.Điều này đồng nghĩa với việc các nhà nhập khẩu khí đốt tự nhiên của Liên minh châu Âu (EU) phải mở hai tài khoản ngoại tệ và ruble ở ngân hàng công nghiệp khí đốt tự nhiên của Nga (GazpromBank), các nhà nhập khẩu EU có thể gửi euro và USD vào tài khoản, sau đó chuyển đổi sang ruble tại ngân hàng để thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên.Các số liệu cho thấy Mỹ đã yêu cầu các nước châu Âu không nhập khẩu dầu mỏ từ Nga, trong khi một số công ty của Mỹ lại nhập khẩu với số lượng lớn. Nhu cầu mua ruble bùng nổ, tỷ giá hối đoái của đồng ruble cũng tăng nhanh. Ngày 20/5, tỷ giá hối đoái của đồng ruble so với đồng USD đã vượt ngưỡng 59 ruble đổi 1 USD, chạm mức tối thiếu 58,75 ruble đổi 1 USD. Đây là tỷ giá thấp nhất được ghi nhận kể từ tháng 4/2018.Trong khi đó, lần đầu tiên tỷ giá hối đoái ruble/euro vượt ngưỡng 61 ruble đổi 1 euro là vào tháng 4/2017. Điều này có là tỷ giá đồng ruble so với đồng USD đã đạt mức cao nhất trong 4 năm và tỷ giá của ruble so với đồng euro đạt mức cao nhất trong 5 năm. Kết quả là trong khi các đồng tiền khác như yen, nhân dân tệ và euro… liên tục mất giá so với USD, thì ngược lại, đồng ruble lại tăng giá nhiều nhất. Xét từ góc độ nền kinh tế thực của Nga, căng thẳng Nga-Ukraine và việc Mỹ tăng lãi suất đã ảnh hưởng tương đối lớn đến nước này. Nga phụ thuộc nghiêm trọng vào nhập khẩu thiết bị sản xuất và hàng hóa tiêu dùng, cũng như xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và một số hàng hóa chiến lược. Mặc dù trao đổi kinh tế- thương mại mật thiết với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ…, nhưng quan hệ kinh tế-thương mại với châu Âu và Mỹ chặt chẽ hơn.Do đó, việc áp dụng các biện pháp cực đoan như đóng băng dự trữ ngoại hối của Nga đã gây ra tác động ngay lập tức đối với nền kinh tế nước này. Ngày 16/5, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói rằng, có một số biện pháp trừng phạt Nga là không hợp pháp, nhưng thời điểm xóa bỏ vẫn rất khó nói. Chỉ cần Mỹ và EU không từ bỏ "cây gậy" trừng phạt, tăng trưởng kinh tế Nga sẽ đối diện với nhiều "vòng kim cô". Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế không rơi vào tình cảnh ngặt nghèo giống như thị trường chứng khoán và tỷ giá hối đoái, nhưng sự tác động và ảnh hưởng qua lại là vấn đề hiển nhiên.Theo số liệu do Cục thống kê Nga công bố ngày 18/5, kinh tế Nga trong quý I/2022 tăng 3,5% so với cùng kỳ, giảm đáng kể so với mức 5% của quý IV/2021. BoR dự báo sản lượng kinh tế năm nay sẽ giảm 8%-10%, giảm 3% vào năm 2023. Thậm chí đến năm 2025, nền kinh tế sẽ chỉ tăng trưởng 2,5%-3,5%. BoR nhấn mạnh môi trường bên ngoài đối với kinh tế Nga vẫn còn nhiều thách thức. Điều này sẽ hạn chế đáng kể các hoạt động kinh tế.Triển vọng kinh tế trong dài hạnĐể ngăn chặn nền kinh tế thực tiếp tục trượt dốc, Nga đã áp dụng nhiều biện pháp. Một là mở rộng xuất khẩu. Phần lớn các nước châu Âu chấp nhận sử dụng đồng ruble để thanh toán hợp đồng mua khí đốt tự nhiên, mặc dù xuất khẩu suy giảm chút ít do các lệnh trừng phạt và yếu tố mùa vụ, nhưng nhu nhập lại tăng đáng kể do giá cả đi lên. Xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Ấn Độ… tiếp tục tăng trưởng ổn định.Hai là chuyển đổi kinh tế. Việc một số doanh nghiệp Mỹ, châu Âu đã rút lui và thu hẹp quy mô hoạt động tại Nga đã mang lại không gian phát triển cho các doanh nghiệp của Nga hoặc doanh nghiệp của các nước khác. Chính phủ Nga đã khuyến khích doanh nghiệp Nga đầu tư vào các quốc gia thân thiện để mở rộng không gian phát triển.Do thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên tăng mạnh nên thu ngân sách của Chính phủ Nga tăng nhanh trong 4 tháng đầu năm, chi ngân sách chính phủ tăng hơn 25%, quy mô kích thích tài khóa đạt mức kỷ lục 8.000 tỷ ruble, với một trong những phương hướng ưu tiên là hỗ trợ xuất khẩu. BoR đã cho phép các công ty nước này đăng ký vốn đầu tư vào các quốc gia thân thiện. Do đó, xét về góc độ ngắn hạn, kinh tế Nga vẫn có trụ đỡ tương đối mạnh. Tuy nhiên, xét về góc độ trung hạn, dự báo của BoR về sự suy giảm của nền kinh tế có cơ sở nhất định. Một là cuộc xung đột đang diễn ra tiếp tục làm tiêu hao sức mạnh quốc gia của Nga. Mỹ đã thông qua Đạo luật viện trợ Ukraine trị giá hơn 40 tỷ USD chính là muốn sử dụng thêm một "mũi dùi" hướng vào Nga.Hai là, nhiều nước EU đang thúc đẩy kế hoạch tách rời Nga, xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên của Nga sang châu Âu chắc chắn sẽ không ngừng sụt giảm. Ba là, trong thời kỳ giá dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và hàng hóa chiến lược tăng cao, các nước như Trung Quốc, Ấn Độ… cũng sẽ không nhập khẩu số lượng lớn từ Nga.Bốn là dự trữ ngoại hối của Nga suy giảm và việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường quốc tế bị cản trở chắc chắn sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế thực. Chuyển đổi cơ cấu kinh tế không phải là chuyện một sớm một chiều.Tuy nhiên nếu xét về góc độ dài hạn, kinh tế Nga vẫn sẽ đi trên quỹ đạo tích cực. Một là Nga kiểm soát quyền chủ động trong cuộc xung đột với Ukraine.Hai là Nga đã duy trì quan hệ kinh tế-thương mại tốt đẹp trong thời gian dài với các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia Trung Đông, Trung Á…. Do đó, hợp đồng mua bán khí đốt tự nhiên và nhiều mặt hàng chiến lược là hợp đồng được ký kết dài hạn và ổn định.Bên cạnh đó, Nga vẫn có khả năng cung cấp các hàng hóa mà nhiều nước trên thế giới cần như lương thực, phân bón hóa học…, chính sách phi USD hóa có thể giúp đồng ruble trở thành đồng tiền mạnh./.- Từ khóa :
- nga
- kinh tế nga
- đồng ruble
- ngân hàng trung ương nga
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
LHQ nỗ lực thúc đẩy thông thương hàng hóa xuất khẩu từ Nga và Ukraine
07:09' - 04/06/2022
Xung đột giữa Nga và Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc và nhiều loại hàng hóa bị đình trệ, gây ra cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua lần cuối vòng trừng phạt mới đối với Nga
10:46' - 03/06/2022
Liên minh châu Âu (EU) ngày 2/6 đã thông qua lần cuối cùng về vòng trừng phạt thứ sáu của khối này đối với Nga liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine.
-
Thị trường
Nga cảnh báo lệnh cấm vận dầu Nga của EU có thể phản tác dụng
20:32' - 02/06/2022
Nga lên tiếng cảnh báo rằng quyết định của Liên minh châu Âu (EU) cấm vận một phần dầu của Nga có thể sẽ gây bất ổn cho các thị trường năng lượng toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
Xung đột Nga - Ukraine: Những hệ lụy khôn lường
20:28' - 02/06/2022
Cuộc xung đột Nga- Ukraine xảy ra vào thời điểm thế giới vừa trải qua hai năm điêu đứng vì COVID-19 và đang kỳ vọng vào giai đoạn phục hồi hậu đại dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Vàng sẽ tìm lại đỉnh cao?
15:26' - 25/11/2024
Giới phân tích dự đoán giá vàng sẽ phục hồi vào năm tới, do vàng vẫn giữ được sức hấp dẫn như một tài sản trú ẩn an toàn.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài cuối: Tương lai thương mại toàn cầu
06:30' - 25/11/2024
Nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Trump có thể ủng hộ lập trường thương mại "Nước Mỹ trên hết", do đó một số quốc gia sẽ phải đối mặt với một hành động cân bằng phức tạp.
-
Phân tích - Dự báo
“Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 2: Viễn cảnh u ám tại châu Âu
05:30' - 25/11/2024
Chính sách của ông Trump đã được người kế nhiệm là ông Joe Biden tiếp tục duy trì. Tuy nhiên, lần này, quy mô của những gì ông dự định làm có thể sẽ lớn chưa từng có.
-
Phân tích - Dự báo
"Đế chế” Donald Trump 2.0 và những ảnh hưởng - Bài 1: Đông Nam Á vượt qua thế nào?
06:30' - 24/11/2024
Chênh lệch lớn về thuế suất sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ cho "kỹ thuật áp thuế", nghĩa là sắp xếp lại chuỗi cung ứng với mục đích duy nhất là đủ điều kiện để được hưởng mức thuế suất thấp hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30' - 24/11/2024
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.