Những điều cần biết về OpenAI: “Cha đẻ” của hiện tượng ChatGPT
ChatGPT có lẽ là một trong những từ khóa nóng nhất của những ngày đầu năm 2023. Nổi lên như một hiện tượng, chatbot này đã “cán mốc” 10 triệu người dùng mỗi ngày chỉ sau 40 ngày ra mắt - con số mà để lấy ví dụ, Instagram đã mất tới 355 ngày mới đạt được.
Ông Andrew Patel – chuyên gia về AI tại hãng nghiên cứu WithSecure - cho rằng đây là mô hình trí tuệ nhân tạo được huấn luyện dựa trên bộ dữ liệu văn bản cực lớn. Bạn có thể cung cấp dữ liệu cho công cụ này và nhận về sản phẩm đầu ra. Cơ bản, những gì công cụ này đã làm là viết tiếp điều mà bạn đưa ra. Nếu bạn đặt câu hỏi, ChatGPT sẽ trả lời.
Tuy nhiên bên cạnh những háo hức, tò mò, chatbot mới nhất của OpenAI đang gây ra một cuộc tranh luận gay gắt về tương lai của một số ngành nghề, cũng như độ chính xác của những thông tin mà sản phẩm này cung cấp.
* Lịch sử của OpenAI và tỷ phú Elon Musk đã tham gia như thế nào?
OpenAI, được thành lập bởi tập đoàn OpenAI LP và công ty mẹ phi lợi nhuận là OpenAI Inc, là một phòng thí nghiệm nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo (AI) có trụ sở tại San Francisco (Mỹ).
Ra đời từ năm 2015 với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận, công ty này đã tiến hành các nghiên cứu về AI nhằm cố gắng xây dựng “trí tuệ tổng hợp nhân tạo” (AGI), về cơ bản là phần mềm thông minh như con người.
Mục tiêu của AI là muốn chuẩn bị cho một tương lai mà ở đó các công ty công nghệ lớn như Google làm chủ công nghệ AI và độc quyền hưởng lợi từ công nghệ này.
Thành viên sáng lập của OpenAI bao gồm nhiều tên tuổi lớn của “Thung lũng Silicon” như Giám đốc điều hành Tesla và SpaceX Elon Musk; nhà đầu tư mạo hiểm Peter Thiel và Sam Altman, người đã trở thành Giám đốc điều hành của OpenAI vào năm 2019. Những người này đã cam kết tài trợ 1 tỷ USD cho OpenAI từ thuở sơ khai.
Tuy nhiên sau đó, tỷ phú Musk đã rời Hội đồng quản trị của công ty vào năm 2018 với lý do cần thời gian để điều hành Tesla và SpaceX. Năm 2019, lần lượt Microsoft và Matthew Brown Companies đã đầu tư thêm 1 tỷ USD vào tổ chức này. Trụ sở chính của công ty là tòa nhà Pioneer ở quận Mission, San Francisco.
Kể từ khi thành lập, chặng đường phát triển của OpenAI khá “gồ ghề”. Tham vọng mang đến những sản phẩm AI chất lượng và thân thiện với người dùng đã khiến chi phí hoạt động của OpenAI tăng vọt. Theo hồ sơ thuế năm 2016, một nhân viên OpenAI thời kỳ đầu được trả lương lên đến 1,9 triệu USD, khiến việc điều hành công ty với tư cách là một tổ chức phi lợi nhuận trở nên khó khăn.
Chính vì thế đến năm 2019, OpenAI chuyển thành một công ty hoạt động vì lợi nhuận, với cấu trúc giới hạn lợi nhuận của nhà đầu tư ở một mức nhất định trong khoản đầu tư của họ. Giám đốc điều hành Altman cũng đã nhận được 1 tỷ USD tài trợ từ Microsoft, công ty đã đồng ý cấp phép và thương mại hóa một số công nghệ của OpenAI.
* Những ứng dụng của OpenAI
OpenAI tạo ra các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến trí tuệ nhân tạo, bao gồm các mô hình ngôn ngữ, hệ thống tìm kiếm, giải trí sử dụng trí tuệ nhân tạo và giải pháp cho các công ty và tổ chức.
Năm 2020, OpenAI đã phát hành GPT-3, một công cụ có khả năng tạo ra các câu mô tả về hình ảnh, trả lời các câu hỏi, tạo ra các văn bản mới, và thực hiện các tác vụ liên quan đến ngôn ngữ khác nhau một cách tự nhiên. GPT-3cũng có thể được sử dụng để tạo ra các trả lời tự động cho các câu hỏi, tạo ra các văn bản mới, và thực hiện các tác vụ liên quan đến ngôn ngữ khác nhau. GPT-3 được coi là một bước tiến lớn trong sự phát triển của mô hình ngôn ngữ trí tuệ nhân tạo.
OpenAI nối tiếp thành công của GPT-3 với Codex, một công cụ có nhiệm vụ giúp các lập trình viên máy tính viết mã nhanh hơn. Codex cung cấp dữ liệu cho Co-Pilot của GitHub, một công cụ có sẵn công khai giúp chuyển đổi các hướng dẫn của con người thành mã máy tính với một khoản phí hàng tháng. (GitHub là công cụ do Microsoft sở hữu).
Không lâu sau đó, một chương trình có tên là DALL-E 2 ra đời. DALL-E 2 có thể tạo ra hình ảnh từ các mô tả văn bản. Người dùng mô tả một hình ảnh mình mong muốn và DALL-E 2 sẽ tạo ra hình ảnh tương ứng. Ví dụ, người dùng có thể nhập mô tả “một con cá voi màu xanh dương trượt trên băng”, và DALL-E 2 sẽ tạo ra một hình ảnh của một chú cá voi màu xanh dương trượt trên băng. DALL-E 2 là phiên bản có phí và đã trở thành một hiện tượng sau khi được phát hành công khai vào năm 2022.
Tháng 11/2022, OpenAI đã phát hành chatbot ChatGPT. Là một phiên bản tinh chỉnh của các trình tạo văn bản trước đó, ChatGPT đã gây ấn tượng với công chúng bằng giọng văn xuôi giống như con người. Chatbot có thể nói về các chủ đề như tôn giáo, viết tiểu luận và làm thơ hoặc viết mã code máy tính.
Tuy nhiên, chính vì bản chất là hoạt động dựa trên nguồn dữ liệu khổng lồ, ChatGPT cũng gặp phải những thách thức liên quan đến phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính và gian lận trong trường học…
Các báo cáo ước tính ChatGPT đã có khoảng 100 triệu người dùng hoạt động đến tháng 1/2023.
OpenAI cho biết họ sẽ cung cấp phiên bản cao cấp hơn của ChatGPT, được gọi là ChatGPT Plus, với giá 20 USD/tháng, song song với một phiên bản miễn phí mà người dùng có thể sử dụng trong thời gian thấp điểm.
* Các đối thủ của OpenAI và mối quan hệ với Microsoft
Đối với công chúng, sự xuất hiện của ChatGPT giống như một bước đột phá, đặc biệt là trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo tổng quát, nơi các phần mềm tạo ra nội dung như văn bản hoặc hình ảnh dựa trên mô tả.
Một số nhà phân tích trong ngành cho rằng ChatGPT có thể đánh dấu sự kết thúc của một số ngành nghề như báo chí và biên kịch, mặc dù vẫn còn đó những nghi ngờ về khả năng viết tin, bài của công cụ này.
Những tiến bộ trong lĩnh vực AI không hẳn là mới. Những “gã khổng lồ” công nghệ của thế giới như Meta và Google đã từng theo đuổi các công cụ tương tự. Tuy nhiên, chatbot ChatGPT của OpenAI đang mang lại hàng triệu người dùng những trải nghiệm rất khác biệt. Công chúng nói chung đã tương tác với phần mềm AI này theo một cách rất hữu hình.
Và tất nhiên, sức hút mạnh mẽ của ChatGPT đã kích hoạt một cuộc chạy đua tại các công ty ở “Thung lũng Silicon” nhằm nhanh chóng đưa các sản phẩm AI của riêng họ ra công chúng. Theo một báo cáo trên tờ New York Times, Google đang muốn đẩy nhanh quá trình công khai các sản phẩm này.
Trong số những công ty công nghệ “lấn sân” sang mảng trí tuệ nhân tạo, Google đã đi tiên phong với những tiến bộ về AGI, một số trong đó hỗ trợ ChatGPT và tạo ra mô hình ngôn ngữ LaMDA, mà một cựu kỹ sư của Google tuyên bố là có tri giác.
Hôm 6/2, Google đã thông báo sẽ phát hành chatbot của riêng mình, được gọi là Bard, trong vài tuần tới.
Vào tháng 11/2022, Meta đã phát hành một công cụ AI có tên là Galactica tuy nhiên đã phải gỡ bỏ sau ba vì bị chỉ trích là đưa ra thông tin không chính xác. Nhiều tháng trước, Meta cũng đã phát hành một chatbot có tên BlenderBot 3 nhưng chatbot này được cho là đã đưa ra những bình luận phân biệt chủng tộc.
Vào năm 2016, Microsoft đã tạo ra chatbot Tay, nhưng cũng đã bị gỡ xuống chỉ một ngày sau khi Tay được cho là đã có hành vi phân biệt chủng tộc.
Giờ đây, bằng việc đầu tư vào OpenAI, Microsoft muốn sử dụng công nghệ của ChatGPT để hồi sinh các sản phẩm của mình. Các ứng dụng có thể kể đến là sử dụng AI để tạo ra các bảng tính Excel, PowerPoint hoặc soạn thảo email trong Outlook.
Microsoft được cho là đã đầu tư đến 10 tỷ USD vào OpenAI. Các tin tức chỉ ra rằng Microsoft sẽ kết hợp một phiên bản ChatGPT mới hơn, được gọi là GPT-4, vào công cụ tìm kiếm của họ là Bing, nhằm vượt qua sự thống trị của Google./.
- Từ khóa :
- chatgpt
- openai
- trí tuệ nhân tạo
- thung lũng silicon
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Trung Quốc cảnh báo rủi ro trong "cơn sốt" cổ phiếu liên quan đến ChatGPT
16:21' - 09/02/2023
Truyền thông nhà nước Trung Quốc ngày 9/2 cảnh báo về những rủi ro khi đầu tư vào cổ phiếu liên quan đến ChatGPT
-
Chuyển động DN
Alibaba thử nghiệm nội bộ công cụ AI giống ChatGPT
08:28' - 09/02/2023
Ngày 8/2, Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc thông báo đang phát triển một công cụ có trang bị Trí tuệ nhân tạo (AI) tương tự như chatbot ChatGPT hiện thu hút sự chú ý toàn cầu.
-
Công nghệ
Công cụ cạnh tranh với ChatGPT của Alibaba có gì đặc biệt?
06:30' - 09/02/2023
Tập đoàn Alibaba (Trung Quốc) ngày 8/2 cho biết đang phát triển một công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) giống với ChatGPT và đang trong quá trình thử nghiệm nội bộ.
-
Công nghệ
Những mặt trái của ChatGPT
16:08' - 08/02/2023
Liệu ChatGPT có thực sự là một bước đột phá hay không? Những mặt trái tiềm ẩn của ứng dụng này mang lại sẽ ra sao?
-
Công nghệ
Baidu sẽ hoàn thành thử nghiệm dự án tương tự ChatGPT vào tháng tới
08:19' - 08/02/2023
Công cụ tìm kiếm khổng lồ Baidu của Trung Quốc hôm 7/2 cho biết họ sẽ hoàn thành thử nghiệm nội bộ dự án "Ernie Bot" với khả năng tương tự ChatGPT vào tháng Ba.
-
Công nghệ
Bộ Giáo dục Singapore ủng hộ việc sử dụng ChatGPT một cách có trách nhiệm
08:17' - 07/02/2023
Bộ giáo dục Singapore (MOE) đang hướng dẫn các giáo viên học cách sử dụng các công cụ trí tuệ nhân tạo (AI) như ChatGPT để nâng cao chất lượng học tập khi các công cụ này ngày càng trở nên phổ biến.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích doanh nghiệp
Chuyển mình khó khăn của doanh nghiệp thép
13:23' - 07/11/2024
Nhu cầu về tôn mạ và ống thép tăng cao cả ở thị trường trong nước và xuất khẩu đã giúp các doanh nghiệp trong ngành có doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng vượt trội trong quý III năm nay.