Những định hướng phát triển quan trọng cho thống kê kinh tế
Sáng 16/11, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê tổ chức Hội thảo “Đánh giá thực trạng và định hướng phát triển thống kê kinh tế đến năm 2045” nhằm thảo luận, lấy ý kiến đóng góp vào các xu hướng phát triển của thống kê thế giới; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho hoạt động thống kê; đồng thời, xác định những định hướng phát triển quan trọng cho thống kê kinh tế trong 10 - 25 năm tới…
Phát biểu khai mạc tại hội thảo, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê Nguyễn Thị Hương cho biết, sau 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và 2045, thống kê Việt Nam luôn bám sát vào mục tiêu và nội dung của 9 chương trình hành động, sáng tạo vượt mọi khó khăn chủ động để tổ chức khá thành công chiến lược.Thống kê Việt Nam ngày càng hiện đại, có uy tín trên thế giới và khu vực; đặc biệt, niềm tin của người sử dụng thông tin thống kê trong nước, tin dùng và đánh giá một cao hơn, kinh phí và cơ sở vật chất của ngành được tăng cường mạnh mẽ và tăng đột biến trong giai đoạn 10 năm thực hiện chiến lược.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, phát triển, thống kê Việt Nam cũng còn những hạn chế và phải vượt qua những thách thức không nhỏ như: chất lượng nhân lực làm thống kê, vai trò của thông tin dữ liệu ngày càng tăng trong nền kinh tế số và xã hội số, sự cạnh tranh đến từ các tổ chức thống kê ngoài nhà nước… “Chính vì vậy, việc đánh giá lại hiện trạng thống kê Việt Nam, nghiên cứu xu hướng thống kê thế giới và xác định các định hướng chính trong Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam giai đoạn tiếp theo là rất quan trọng, đặc biệt là lĩnh vực thống kê kinh tế”, bà Nguyễn Thị Hương nhấn mạnh. Bà Gemma Van Halderen, Trưởng bộ phận Thống kê của UNESCAP cho rằng, Chiến lược phát triển thống kê Việt Nam là cơ hội để xác định giai đoạn 2021-2030, theo đó, Tổng cục Thống kê cần làm gì và nền tảng cho những năm sau 2030. “Đặc biệt, chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững là một chương trình phát triển có thể mang lại lợi ích cho Việt Nam và Tổng cục Thống kê Việt Nam.Theo đó, Tổng cục Thống kê cần xác định được đích cần đến và cần đầu tư vào những lĩnh vực nào; đồng thời, nên đánh giá và lựa chọn những điều phù hợp nhất với tình hình Việt Nam”, bà Gemma Van Halderen nhấn mạnh.
Theo Tổng cục Thống kê, là một lĩnh vực trong hoạt động sản xuất thống kê, thống kê kinh tế liên quan đến tất cả các bước trong quy trình sản xuất thông tin thống kê, bao trùm tất cả các hoạt động sản xuất ra các thông tin thống kê mô tả trạng thái và chuyển động của các hiện tượng kinh tế, cả về thời gian và không gian.Việc phân chia rạch ròi ranh giới giữa các hoạt động thống kê kinh tế và các hoạt động thống kê xã hội, thống kê môi trường là rất mong manh bởi hầu hết các số liệu thống kê trong các lĩnh vực thống kê đều có mối liên hệ với nhau.
Tuy nhiên, mục đích của thống kê kinh tế là nhằm cung cấp thông tin để người sử dụng phân tích hành vi của các nhà điều hành kinh tế, dự báo những chuyển động có thể xảy ra của nền kinh tế nói chung, thực hiện chính sách kinh tế và các quyết định kinh doanh, cân nhắc ưu và nhược điểm của phương án thay thế đầu tư…Bên cạnh đó, thống kê kinh tế cũng nhằm đáp ứng nhu cầu về thông tin phục vụ cho việc xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế.
PGS. TS. Đỗ Văn Thành, Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội quốc gia cho rằng, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, cách tiếp cận xây dựng các mô hình dự báo kinh tế - xã hội đã có nhiều thay đổi.
Do đó, phân tích chính sách theo luồng dữ liệu thời gian thực đòi hỏi phải có số liệu; trong đó, bao gồm các số liệu thống kê cũng như số liệu từ các cuộc điều tra thống kê để xây dựng mô hình dự báo kinh tế - xã hội. Đó là thách thức và cũng là cơ hội của hệ thống thống kê nhà nước.
Để phát triển thống kê kinh tế trong thời gian tới, trước hết, hệ thống thống kê nhà nước nên xem xét bổ sung thêm thông tin cần được điều tra trong các cuộc điều tra quốc gia và điều tra chuyên ngành; đồng thời, cải tiến việc cung cấp, chia sẻ dữ liệu các cuộc điều tra như vậy cho xã hội, PGS. TS. Đỗ Văn Thành cho biết. Cùng với quan điểm trên, TS. Nguyễn Huy Lương, Chủ tịch Hội Thống kê tỉnh Phú Thọ đề xuất, Tổng cục Thống kê là cơ quan chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương trong việc nghiên cứu, tổ chức thực hiện biên soạn, công bố chỉ số phát triển kinh tế - xã hội, phạm vi cả nước, phạm vi từng tỉnh, phạm vi từng vùng phục vụ công tác đánh giá, quản lý, chỉ đạo thực hiện mục tiêu phát triển đã đề ra của Trung ương và của từng tỉnh. Do đó yêu cầu, chỉ số phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu: phù hợp với quan điểm của Đảng về phát triển bền vững, về tiêu chí nước công nghiệp hiện đại, và về mục tiêu phát triển đất nước đến năm 2025, năm 2030 và năm 2045; phải áp dụng được cho phạm vi cả nước, từng tỉnh, và từng vùng ở nước ta. “Cùng với đó là phải gồm các tiêu chí thành phần là các tiêu chí chủ yếu có tính tổng hợp, khái quát cao, không nên sử dụng quá nhiều tiêu chí thành phần, mà chỉ cần số lượng tiêu chí đủ để phản ánh được toàn diện kết quả, trình độ phát triển về kinh tế, về xã hội và về môi trường của phạm vi cả nước, phạm vi từng tỉnh và phạm vi từng vùng ở nước ta; phải khoa học, khách quan, khả thi, có độ tin cậy cao”, TS. Nguyễn Huy Lương nhấn mạnh. Ngày 18/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược phát triển Thống kê Việt Nam giai đoạn 2011 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, đây là văn bản Chiến lược phát triển đầu tiên của Thống kê Việt Nam, được xây dựng một cách công phu, bài bản và khoa học với sự hỗ trợ kỹ thuật của các tổ chức quốc tế (PARIS21, UNDP, WB, UNFPA)./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Đánh giá lại quy mô GDP để nhận diện chính xác nền kinh tế
20:34' - 05/11/2020
Chiều 5/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng giải trình làm rõ một số vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm liên quan đến kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2020.
-
Kinh tế Việt Nam
Bên lề Quốc hội: Chỉ tiêu tăng trưởng GDP 6% cho năm 2021 có khả thi
22:09' - 03/11/2020
Nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, kết quả thực hiện mục tiêu kép của Việt Nam rất đáng ghi nhận, con số tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2020 từ 2-3% là đáng phấn khởi.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF hối thúc các cơ quan thống kê Campuchia nhất quán dữ liệu kinh tế vĩ mô
20:36' - 31/10/2020
Ngày 31/10, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) hối thúc sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa các cơ quan thực hiện thống kê tại Campuchia nhằm cải thiện chất lượng thống kê kinh tế vĩ mô.
Tin cùng chuyên mục
-
Thời sự
Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm cho sỹ quan Quân đội và Công an
09:42' - 14/07/2025
Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng quân hàm, cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng cho các lãnh đạo Bộ Quốc phòng và Bộ Công an.
-
Thời sự
Ông Nguyễn Anh Tuấn và ông Nguyễn Đức Hiển giữ chức Phó trưởng Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương
18:13' - 01/07/2025
Chiều 1/7, tại Hà Nội, Ban Chính sách, Chiến lược Trung ương tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác cán bộ.
-
Thời sự
Bên lề Quốc hội: Sẵn sàng vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ 1/7
15:21' - 26/06/2025
Bên lề Kỳ họp Quốc hội, các đại biểu bày tỏ kỳ vọng về năng lực, trình độ, kĩ năng quản trị cũng như bản lĩnh của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp.
-
Thời sự
Lãnh đạo Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương chúc mừng TTXVN và các cơ quan báo chí
14:41' - 17/06/2025
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã thăm và chúc mừng Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) và các Cơ quan báo chí nhân kỷ niệm 100 năm ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.