Những khía cạnh mới trong quan hệ thương mại Singapore-EU
Theo phân tích của báo The Straits Time, trao đổi thương mại EU-Singapore hiện vượt quá 100 tỷ euro, có thể so sánh với thương mại giữa EU và các nền kinh tế lớn như Autralia và Mexico. Singapore là điểm đến đầu tư lớn nhất của EU ở châu Á, chiếm hơn một nửa đầu tư của EU vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
EU cũng là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất của Singapore với hơn 10.000 công ty của EU đặt trụ sở tại đây.
Với EUSFTA - thỏa thuận thương mại đầu tiên có hiệu lực giữa EU và một nước thành viên ASEAN, quan hệ thương mại và đầu tư song phương giữa EU và Singapore sẽ trở nên sâu sắc hơn.Trong năm đầu tiên, thuế hải quan đối với 84% hàng hóa xuất khẩu của Singapore sang EU sẽ bị loại bỏ, là các mặt hàng trong các lĩnh vực chế tạo sản xuất then chốt như điện tử, dược phẩm, hóa dầu và thực phẩm chế biến. Các mức thuế quan còn lại sẽ được loại bỏ trong 5 năm.
Là thỏa thuận thương mại “thế hệ mới”, EUSFTA thừa nhận vai trò của chuỗi cung ứng trong thương mại, và đối với một số sản phẩm, sẽ cho phép các nguyên liệu thô có nguồn gốc từ các nước ASEAN được phân loại là có nguồn gốc Singapore. Điều này có nghĩa là EUSFTA cũng sẽ có tiềm năng thúc đẩy thương mại giữa Singapore và các nước ASEAN.EUSFTA cũng sẽ mở rộng khả năng tiếp cận thị trường ở cả EU và Singapore cho một loạt dịch vụ. Trong lĩnh vực mua sắm công, hai bên sẽ mở rộng quy mô để các công ty của nhau tham gia đấu thầu các gói thầu của chính phủ. Các điều khoản quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và duy trì tiêu chuẩn cao đối với quyền của người lao động và bảo vệ môi trường là những đặc điểm then chốt khác của thỏa thuận mới này.Mặc dù đem lại nhiều lợi ích và toàn diện, nhưng để EUSFTA biến thành những lợi ích cho nền kinh tế Singapore, điều đó sẽ phụ thuộc vào việc các công ty Singapore tận dụng hiệp định này một cách hiệu quả như thế nào. Có ít nhất ba vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các công ty của Singapore, đặc biệt là các công ty nhỏ và vừa.Thứ nhất, họ phải xây dựng năng lực cần thiết để gia nhập thị trường khổng lồ của EU, kể cả trong lĩnh vực mua sắm công, nơi họ sẽ có nhiều cơ hội hơn, nhưng cũng sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt hơn.Thứ hai, nhiều công ty EU có chính sách nội bộ đòi hỏi các nhà cung cấp và đối tác của họ phải theo đuổi tiêu chuẩn cao về quản lý môi trường và xã hội. Các công ty Singapore muốn làm việc tại EU hay với EU cần phải phát triển các chiến lược và cải thiện năng lực của họ trong các lĩnh vực này.Thứ ba, các công ty Singapore trong cả lĩnh vực chế tạo, sản xuất lẫn dịch vụ cần sẵn sàng đối mặt với sự cạnh tranh với các công ty EU ở trong nước. Bởi vậy, EUSFTA sẽ đem lại những lợi ích rất lớn, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho các các công ty của Singapore./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
FTA EU-Singapore chính thức có hiệu lực
11:57' - 21/11/2019
Ngày 21/11, thỏa thuận thương mại tự do giữa EU và Singapore đã chính thức có hiệu lực, đồng nghĩa với việc hai bên sẽ loại bỏ gần như hoàn toàn thuế quan nhằm vào hàng hóa của nhau.
-
Tài chính & Ngân hàng
Singapore thúc đẩy phát triển hệ thống “tài chính xanh”
16:34' - 11/11/2019
Theo Bộ trưởng Giáo dục Singapore Ong Ye Kung, nước này sẽ khởi động Chương trình đầu tư Xanh trị giá 2 tỷ USD, tập trung cung cấp vốn cho các quỹ đầu tư “xanh”.
-
Kinh tế Thế giới
Liệu đã đến lúc các doanh nghiệp Singapore mở rộng ra bên ngoài?
05:30' - 11/11/2019
Chính sự nhỏ bé về mặt địa lý này của Singapore giải thích lý do tại sao rất nhiều công ty đang nhanh chóng tìm cách mở rộng hoạt động ra nước ngoài.
-
Ngân hàng
JP Morgan: Ngoại hối ký gửi vào các ngân hàng tại Singapore tăng mạnh
12:32' - 04/11/2019
Ngân hàng J.P. Morgan của Mỹ ngày 4/11 cho biết các khoản ngoại hối ký gửi vào các ngân hàng tại Singapore đã tăng mạnh trong những tháng gần đây.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26'
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24'
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03'
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01'
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47'
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc sẵn sàng thúc đẩy quan hệ kinh tế ổn định với Mỹ
13:46'
Theo Thứ trưởng Trung Quốc Vương Thụ Văn, Trung Quốc sẵn sàng đối thoại, mở rộng các lĩnh vực hợp tác và quản lý những khác biệt với Mỹ, nhằm thúc đẩy quan hệ theo hướng ổn định và bền vững.
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.