Những khó khăn nào mà ngành tôm đang phải đối mặt?
Tại hội nghị trực tuyến giải pháp phát triển ngành hàng tôm năm 2021 và triển khai Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 ngày 16/7 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trước khó khăn, thách thức về đảm bảo duy trì thị trường, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… ngành sẽ tập trung giải quyết những khó khăn này để phấn đấu xuất khẩu tôm đạt trên 4 tỷ USD.
Các tháng cuối năm 2021, dự báo nhu cầu nhập khẩu tôm của thế giới tăng trở lại, đặc biệt ở các thị trường lớn như: châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Tuy nhiên, với tình hình dịch trong nước đang diễn biến phức tạp tại các vùng trọng điểm nuôi, chế biến thì việc tận dụng được cơ hội này đặt ra không ít thách thức.
“Với kịch bản lạc quan nhất là sẽ kiểm soát được dịch COVID-19 đối với vùng sản xuất tôm trong 2 tháng tới, mặt hàng tôm sẽ vẫn có cơ hội tăng trưởng 12% so với năm 2020. Nếu dịch còn kéo dài hơn thì sẽ tăng dưới 9%”, ông Nguyễn Hoài Nam nhận định.
Với tình hình hiện nay, ông Nguyễn Hoài Nam đề xuất, nhiều doanh nghiệp hiện khó bố trí làm việc đáp ứng được yêu cầu “3 tại chỗ” nên rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng. Các doanh nghiệp mong muốn được tiêm phòng vaccine sớm cho công nhân. Tổng cục Thủy sản sớm có hướng dẫn, giải pháp để địa phương triển khai nhanh việc cấp mã số vùng nuôi. Bên cạnh đó, khi diện tích nuôi tôm không tăng thì ngành cần có định hướng và khuyến khích phát triển nuôi tôm công nghệ cao hoặc nuôi sinh thái.
Trước khó khăn, thách thức về đảm bảo duy trì thị trường, an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc… Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, Bộ sẽ làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường về thủ tục đất đai để làm căn cứ pháp lý cho cấp mã số vùng nuôi, đảm bảo cho truy xuất nguồn gốc.
Bên cạnh đó, an toàn sinh học là yếu tố quan trọng của Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) để có thể xuất khẩu được tôm nguyên con. Với sản xuất nhỏ lẻ, Bộ sẽ bàn với các địa phương tìm giải pháp căn cơ để đảm bảo an toàn sinh bệnh.
Về tín dụng, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, đây vẫn là bài toán nan giải. Diện tích nuôi tôm không thể tăng mà muốn tăng sản lượng phải nhờ công nghệ. Nhưng nuôi tôm công nghệ cao đầu tư rất lớn, nếu các tổ chức tín dụng không cho vay thì rất khó thực hiện. Bởi, hiện nay, trên 700.000 ha tôm nuôi mới có trên 100.000 ha nuôi công nghệ cao. Bên cạnh đó, nhiều địa phương gặp khó về điện, điển hình như Bạc Liêu, “thủ phủ” nuôi tôm cả nước mới có 40% có điện ba pha. Bộ sẽ cùng với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam tìm giải pháp tháo gỡ vấn đề này.
Năm 2021, ngành tôm Việt Nam tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, tiềm ẩn rủi ro khi ngành tôm đang phát triển nóng, có thể dẫn đến lạm dụng trong sử dụng con giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường trong nuôi trồng thủy sản. Cộng với thời tiết khí hậu bất thường có nguy cơ phát sinh dịch bệnh. Ngoài ra, diễn biến dịch COVID-19 và cạnh tranh thương mại quốc tế khó lường khiến xuất khẩu tôm gặp nhiều khó khăn.
Về sản xuất giống tôm nước lợ, ông Trần Công Khôi, Phó vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản, Tổng cục Thủy sản cho biết, tôm bố mẹ phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu và khai thác từ tự nhiên và trong nước mới chỉ cung cấp được một phần, chưa chủ động trong sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm, cả nước nhập khẩu 83.804 con tôm thẻ chân trắng bố mẹ. Sản lượng tôm bố mẹ sản xuất trong nước đạt gần 17.000 con. Sản lượng tôm giống ước đạt 55 tỷ con; trong đó, tôm thẻ chân trắng là 40,7 tỷ con, tôm sú 14,3 tỷ con, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2020.
Việc triển khai đăng ký cấp giấy xác nhận (mã số) cơ sở nuôi tôm nước lợ còn chậm. Bởi, việc tuyên truyền, hướng dẫn thủ tục đăng ký của chính quyền địa phương đến người dân còn chậm và chưa được quan tâm thực hiện. Số cơ sở nuôi nhỏ lẻ chiếm đa số, người dân chưa nhận thức và chưa hiểu rõ mục đích của việc đăng ký, cấp mã số.
Nhiều cơ sở nuôi tôm không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng giao, cho thuê đất, mặt nước để nuôi trồng thủy sản theo quy định. Nếu có giấy chứng nhận thì lại đang bị thế chấp ở ngân hàng. Lũy kế đến hết tháng 6/2021, tổng số cơ sở nuôi tôm nước lợ được cấp mã số là 7.274 cơ sở, đạt gần 10%.
Ông Trần Công Khôi cho biết, ngành sẽ phối hợp địa phương tăng cường quan trắc, cảnh báo môi trường các vùng nuôi tôm tập trung để kịp thời đưa ra khuyến cáo và cảnh báo nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi. Đồng thời, tiếp tục quản lý chặt chẽ chất lượng tôm giống, vật tư thủy sản; tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra cơ sở sản xuất giống, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản.
Các địa phương thông tin, tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật để nhân rộng các mô hình nuôi 2, 3 giai đoạn; nuôi sử dụng chế phẩm sinh học, nuôi tuần hoàn khép kín, nuôi tôm an toàn sinh học, nuôi công nghệ cao... và các mô hình liên kết sản xuất hiệu quả giúp người nuôi, doanh nghiệp giảm thiệt hại và chủ động sản xuất./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Kiên Giang cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ
09:37' - 16/07/2021
Từ tháng 7-9/2021, tỉnh Kiên Giang triển khai thực hiện cấp mã số nhận diện cơ sở nuôi tôm nước lợ cho tất cả số hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh.
-
Kinh tế & Xã hội
Khuyến cáo người nuôi nuôi tôm nước lợ không lo ngại khi giá giảm
11:57' - 15/07/2021
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bến Tre khuyến cáo người nuôi tôm trên địa bàn tỉnh không quá lo ngại về giá cả, do nhu cầu nhập khẩu các mặt hàng thuỷ sản được dự báo là rất khả quan.
-
Hàng hoá
Tôm Việt giữ vị thế số 1 tại nhiều thị trường
17:16' - 08/07/2021
Hiện nay, tôm Việt Nam đang đứng vị trí số 1 tại hầu hết các thị trường, với kim ngạch vượt trội các quốc gia khác.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế & Xã hội
ASEAN thúc đẩy sáng kiến “Một sức khỏe” nhằm ngăn chặn đại dịch trong tương lai
14:46'
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cam kết theo đuổi cách tiếp cận “Một sức khỏe” nhằm ngăn chặn các đại dịch trong tương lai do lây truyền bệnh từ động vật sang người.
-
Kinh tế & Xã hội
Dập tắt hoàn toàn vụ cháy tại nhà máy sản xuất bánh kẹo ở Thừa Thiên – Huế
14:44'
Đến trưa 21/3, các lực lượng chức năng đã khống chế, dập tắt hoàn toàn đám cháy tại nhà máy sản xuất bánh kẹo của Công ty Cổ phần One One miền Trung.
-
Kinh tế & Xã hội
Báo động tình trạng ô nhiễm ánh sáng do hàng nghìn vệ tinh quay quanh Trái Đất
12:04'
Ngày 20/3, các nhà thiên văn học cảnh báo tình trạng ô nhiễm ánh sáng do số lượng vệ tinh quay quanh Trái Đất gia tăng đang gây ra "mối đe dọa chưa từng có trên toàn cầu đối với tự nhiên".
-
Kinh tế & Xã hội
Lâm Đồng: Khắc phục nguy cơ mất an toàn 2 tuyến thay thế đường đèo Prenn
11:28'
UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo các đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện phương án đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến đường đèo Mimosa và đèo Sacom trong thời gian thi công đường đèo Prenn.
-
Kinh tế & Xã hội
Quy định hành lý được và không được phép mang lên máy bay
10:17'
Những hành lý và hàng hóa được cũng như không được mang lên máy bay gồm những gì là băn khoăn của rất nhiều người trước mỗi hành trình.
-
Kinh tế & Xã hội
Thừa Thiên - Huế: Cháy lớn tại kho hàng nhà máy sản xuất bánh kẹo
10:09'
Một vụ cháy lớn đã xảy ra tại kho chứa nguyên liệu của Công ty cổ phần One One miền Trung (thôn Tam Vị, xã Lộc tiến, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên -Huế) thiêu rụi nhiều tài sản có giá trị.
-
Kinh tế & Xã hội
Các chủ tàu khách tham quan chợ nổi gặp khó khi phải lắp hộp đen, bộ đàm
09:32'
Các tàu chở khách đi tham quan chợ nổi Cái Răng, thành phố Cần Thơ sẽ phải gắn thêm hộp đen và bộ đàm mới được hoạt động.
-
Kinh tế & Xã hội
Hà Nội thêm Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới 2915D hoạt động trở lại
09:19'
Sáng 21/3, Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 2915D ở huyện Thường Tín được hoạt động trở lại với một dây chuyền, đáp ứng nhu cầu đăng kiểm xe cơ giới của người dân.
-
Kinh tế & Xã hội
Nhiều trụ sở đài truyền hình tại Ecuador nhận bom thư
08:48'
Ngày 20/3, giới chức Ecuador cho biết 3 trụ sở đài truyền hình ở nước này đã nhận bom thư. Một quả bom trong số này đã phát nổ nhưng không gây thương vong.