Những kỳ vọng tích cực về tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong nửa cuối năm 2022
Theo Thời báo Hoàn Cầu, trong bối cảnh Trung Quốc đã thông báo mở cửa trở lại phần lớn các dịch vụ ăn uống tại chỗ, trường học và danh lam thắng cảnh, thành phố Thượng Hải đã đón nhận một cuộc sống và làm việc hoàn toàn bình thường và Quảng Châu cũng chứng kiến sự trở lại của môn đua thuyền rồng lần đầu tiên sau hai năm gián đoạn.
Điều này khiến các chuyên gia kinh tế kỳ vọng rằng Trung Quốc sẽ đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế cả năm của mình.* Nới lỏng sớm hơn dự kiến
Các chuyên gia kinh tế Trung Quốc cho biết việc Bắc Kinh dỡ bỏ các biện pháp hạn chế đại dịch COVID-19 và Thượng Hải khôi phục cuộc sống bình thường, diễn ra sớm hơn hai tuần so với dự kiến, chắc chắn sẽ tạo nền tảng tốt cho một sự phục hồi kinh tế nhanh chóng.Chính quyền thành phố Bắc Kinh ngày 5/6 đã thông báo rằng họ sẽ cho phép mở lại dịch vụ ăn uống tại chỗ ở các nhà hàng từ ngày 6/6, trừ quận Phong Đài và một số khu vực của quận Xương Bình, một tháng sau khi cấm dịch vụ này trên toàn thành phố để ngăn chặn biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2. Các học sinh tiểu học và trung học cơ sở cũng sẽ khôi phục việc học trực tiếp trên lớp từ ngày 13/6.
Phóng viên của Thời báo Hoàn Cầu đã tìm hiểu được từ một số nhà hàng, trong đó có chuỗi nhà hàng lẩu Haidilao, rằng họ đã chuẩn bị đầy đủ và có trật tự vào ngày 5/6 cho việc khôi phục dịch vụ ăn uống tại chỗ.
Những cư dân trước đây làm việc tại nhà sẽ được phép đến văn phòng, trong khi xe bus, tàu điện ngầm và taxi sẽ hoạt động bình thường trở lại. Tuy nhiên, người dân phải xuất trình kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện trong vòng 72 giờ để đi xe bus, tàu điện ngầm và vào các địa điểm công cộng, sân bay, các tòa nhà và các khu dân cư.
Số ca nhiễm mới hàng ngày do lây lan tại địa phương trên khắp Trung Quốc đã giảm xuống dưới 100 ca trong 6 ngày liên tiếp. Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 5/6 đã kêu gọi Thượng Hải kiên quyết ngăn chặn đại dịch COVID-19 tái bùng phát và kêu gọi Bắc Kinh cắt đứt các chuỗi lây lan bệnh.
Một chuyên gia cấp cao của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn cầu ngày 5/6 rằng việc Bắc Kinh dỡ bỏ phần lớn những hạn chế COVID-19 đã chứng tỏ thực tiễn thành công của các siêu đô thị Trung Quốc trong việc áp dụng các biện pháp chống dịch kịp thời.
Mặc dù thông báo rằng hầu hết các hạn chế đã được dỡ bỏ ở thủ đô, nhưng người phát ngôn chính quyền thủ đô Bắc Kinh Từ Hòa Kiến ngày 5/6 cho biết các biện pháp nghiêm ngặt sẽ vẫn được áp dụng ở quận Phong Đài và nhiều khu vực của quận Xương Bình, và người dân ở những khu vực này phải làm việc ở nhà cho đến ngày 9/6.
Lương Vạn Niên (Liang Wannian), người đứng đầu nhóm chuyên gia về ứng phó COVID-19 thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết trong một cuộc họp báo trước đó rằng nước này có thể tránh được việc quản lý tĩnh hoặc phong tỏa trên toàn thành phố một cách hiệu quả sau khi thực hiện các biện pháp tập trung vào "phát hiện sớm, báo cáo sớm, cách ly sớm và điều trị sớm" và quy định những trách nhiệm của các bộ phận khác nhau.Trong bối cảnh phần lớn đất nước Trung Quốc bước vào giai đoạn mùa Hè sôi động, sự phục hồi kinh tế cũng đang nóng lên, với việc kỳ nghỉ lễ Tết Đoan Ngọ kéo dài 3 ngày gần đây mang đến một thị trường tiêu dùng sôi động trên toàn quốc.
Theo Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc, các chuyến đi của hành khách cũng đang tăng lên. Tập đoàn Đường sắt Quốc gia Trung Quốc vận chuyển trung bình 5,4 triệu hành khách mỗi ngày từ ngày 2-5/6, tăng hơn 2 triệu người so với mức được ghi nhận trong kỳ nghỉ lễ nhân Ngày Lao động Quốc tế 1/5.
Du lịch trong nước cũng đang phục hồi ổn định trong những ngày nghỉ lễ, đặc biệt là ở Thượng Hải và Bắc Kinh. Công ty du lịch trực tuyến Lvmama nói với Thời báo Hoàn cầu ngày 5/6 rằng lượng khách du lịch trong ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Tết Đoan Ngọ đã tăng khoảng 43% so với ngày đầu tiên của kỳ nghỉ Ngày Quốc tế Lao động, và cơn sốt du lịch đã đổ bộ vào vùng châu thổ sông Dương Tử với việc nhiều công viên ở Thượng Hải chào đón số lượng lớn khách du lịch. Vé vào Công viên Đại dương Hải Xương Thượng Hải đã được đặt hết ngay sau khi công ty du lịch Lvmama khởi động chuyến du ngoạn vào tối 3/6.
Thành phố Quảng Châu ở miền Nam Trung Quốc đã khởi động các cuộc đua thuyền rồng và các hoạt động triển lãm được chờ đợi từ lâu trong kỳ nghỉ Tết Đoan Ngọ lần đầu tiên sau hai năm. Vào các năm 2020 và 2021, lễ hội này đã bị hủy bỏ ở hầu hết các khu vực của thành phố do dịch bệnh.
* Phục hồi nhanh chóng
Tào Hòa Bình, một chuyên gia kinh tế học từ Đại học Bắc Kinh, nói với Thời báo Hoàn cầu ngày 5/6 rằng việc khôi phục hoàn toàn công việc và sản xuất ở Thượng Hải cũng như sự trở lại của dịch vụ ăn uống tại chỗ trong các nhà hàng ở Bắc Kinh diễn ra sớm hơn dự kiến khoảng hai tuần.Chuyên gia Tào Hòa Bình cho biết: “Trung Quốc sẽ chứng kiến một sự tăng trưởng tích cực rõ ràng trong tháng Tám. Chính sách 'Zero COVID' năng động thống nhất của đất nước đã đặt một nền tảng vững chắc cho sự phục hồi của toàn bộ nền kinh tế”.
Chuyên gia Tào Hòa Bình nhấn mạnh, "nếu dịch bệnh được kiềm chế hoàn toàn trong nửa cuối năm nay và tác động của cuộc xung đột Nga-Ukraine được giới hạn ở lục địa châu Âu, thì khả năng cao là Trung Quốc sẽ đạt được mức tăng trưởng kinh tế cả năm từ 5% trở lên".
Kể từ khi Thượng Hải dỡ bỏ phong tỏa từ ngày 1/6, tất cả các trung tâm mua sắm, công viên, nhà hàng và Nhà hàng Karaoke (KTV) đã mở cửa trở lại cho khách hàng, với số lượt tìm kiếm các món lẩu và tiệm làm móng trên một số nền tảng trực tuyến tăng 200% so với tháng trước.
Trong ba ngày qua, hơn 600 chuyến bay chở hàng và bưu phẩm đến và đi đã được thông quan tại sân bay Phố Đông, Thượng Hải, với hơn 200 chuyến bay mỗi ngày. Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc ngày 5/6 đưa tin số chuyến bay chở hàng hóa và bưu phẩm đã đạt mức trước dịch bệnh.
Hồ Kỳ Mục (Hu Qimu), Trưởng nhóm nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Tập đoàn Gang thép Trung Quốc (Sinosteel), nói với Thời báo Hoàn cầu ngày 5/6 rằng sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc sẽ diễn ra nhanh chóng từ tháng Sáu và ông lạc quan rằng Trung Quốc sẽ đạt được mục tiêu GDP trong năm 2022 là tăng trưởng khoảng 5,5%.
Chuyên gia Hồ Kỳ Mục cho biết sự bùng phát dịch bệnh trong nửa đầu năm chủ yếu ảnh hưởng đến vùng đồng bằng sông Dương Tử, nhưng một số trụ cột lớn khác của nền kinh tế như đồng bằng sông Châu Giang, vành đai kinh tế sông Dương Tử và vòng tròn kinh tế Thành Đô-Trùng Khánh vẫn hoạt động bình thường. Mặc dù một số ngành công nghiệp trung và cao cấp, ví dụ như ô tô, mạch vi xử lý và y học bị ảnh hưởng do dịch bệnh bùng phát ở Thượng Hải, nhưng hoạt động sản xuất thiết bị điện tử ít bị ảnh hưởng hơn.
Về các động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyên gia Tào Hòa Bình cho rằng hoạt động xuất khẩu của Trung Quốc sẽ không chịu ảnh hưởng nặng nề, vì đại dịch đã tác động lớn đến sản xuất ở các nước khác và những sản phẩm của Trung Quốc đang có nhu cầu cao. Đồng thời, Trung Quốc là xương sống hoặc mắt xích cốt lõi của nhiều chuỗi cung ứng toàn cầu.
Chuyên gia Tào Hòa Bình viện dẫn Khu Phát triển Công nghiệp Công nghệ Cao & Mới Côn Sơn (Kunshan - KSND) ở tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc là một ví dụ. KSND là nơi có cơ sở sản xuất màn hình lớn nhất thế giới, sản xuất đến 50% màn hình cho điện thoại di động, máy tính bảng và máy tính trên thế giới.
Chuyên gia Tào Hòa Bình nói: "Việc nâng cấp công nghiệp kỹ thuật số của ngành sản xuất, mà Trung Quốc đã khám phá trong thời kỳ đại dịch, có thể thúc đẩy tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của hoạt động tiêu dùng kỹ thuật số mới. Hoạt động tiêu dùng mới đang bùng nổ".
Ông cho biết, ví dụ, các thiết bị gia dụng thông minh hoặc robot gia dụng thông minh, đòi hỏi mạch vi xử lý, màn hình hiển thị, truyền tải và lưu trữ dữ liệu, quản lý và vận hành, có một chuỗi công nghiệp rất dài và sẽ mang lại sự tăng trưởng và tiêu thụ công nghiệp to lớn./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số CPI của Trung Quốc tăng 2,1% trong tháng Năm
15:10' - 10/06/2022
Cơ quan thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) ngày 10/6 cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc, thước đó lạm phát chính, đã tăng 2,1% trong tháng Năm so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Thị trường
Xuất khẩu của Trung Quốc tăng trưởng cao nhất kể từ đầu năm nay
14:34' - 09/06/2022
Xuất khẩu tháng Năm của Trung Quốc đã tăng 16,9% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng cao nhất kể từ tháng Một năm nay, và cao gấp hơn hai lần mức tăng dự đoán 8% của giới phân tích.
-
Tài chính
Mỹ: Việc cắt giảm thuế với hàng Trung Quốc không phải là “thuốc chữa” lạm phát
14:19' - 09/06/2022
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 8/6 cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden đang xem xét thay đổi các loại thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
WB hạ dự báo tăng trưởng Trung Quốc
14:42' - 08/06/2022
Trong báo cáo mới nhất ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới (WB) đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong năm 2022 còn 4,3%, tức giảm 0,8 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra hồi tháng 12/2021.
-
Phân tích - Dự báo
Lợi thế của Mỹ khi cạnh tranh với Trung Quốc trong lĩnh vực bán dẫn
05:30' - 07/06/2022
Trang East Asia Forum dẫn bài viết của tác giả Niky Brugnatelli thuộc Đại học Catania (Italy) cho rằng đổi mới công nghệ là một trong những lĩnh vực cạnh tranh chính giữa Mỹ và Trung Quốc.
-
Tài chính
Mỹ cân nhắc dỡ bỏ một số thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc
10:06' - 06/06/2022
Tổng thống Joe Biden đã yêu cầu các quan chức nước này xem xét lựa chọn dỡ bỏ một số thuế quan đối với hàng hóa Trung Quốc.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài cuối: Giải pháp cho sự thịnh vượng
06:30' - 19/11/2024
Mặc dù mức thuế trung bình đối với người lao động thông thường có thể có tác động đáng kể, nhưng mức thuế suất biên cao đối với người có thu nhập cao cũng đi kèm với chi phí kinh tế đặc biệt.
-
Phân tích - Dự báo
Cải cách thuế EU - Bài 1: Khác biệt giữa Mỹ và châu Âu
05:30' - 19/11/2024
Mạng tin Gisreportsonline mới đây đăng bài viết của ông Adam Michel, Giám đốc nghiên cứu chính sách thuế tại Viện Cato, cho rằng việc giảm thuế lao động là cần thiết để tăng sức cạnh tranh của EU.
-
Phân tích - Dự báo
Cơ hội để dòng vốn đổ về Việt Nam
14:46' - 18/11/2024
Các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam có thể tận dụng cơ hội khi các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn chuyển về Mỹ sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống thứ 47 của Mỹ ngày 5/11 vừa qua.