Những kỳ vọng về cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều
Tiếp theo thành công của cuộc gặp mang tính lịch sử giữa Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un diễn ra ngày 27/4 vừa qua, dư luận đang kỳ vọng cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ -Triều sắp tới cũng sẽ đạt được những kết quả mang tính đột phá, góp phần thiết lập lại hòa bình và ổn định tại Bán đảo Triều Tiên.
Theo tác giả bài báo, thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Hàn - Triều vừa qua đã mở ra bước khởi đầu tốt đẹp cho cuộc gặp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Kim Jong-un tới đây. Ông Trump trước đây từng tuyên bố nếu không đạt được thống nhất với Kim Jong-un sẽ “rời đi một cách lịch sự”.
Tuy nhiên, diễn biến tình hình đang cho thấy khả năng đó sẽ không xảy ra. Với Kim Jong-un, những gì đã đạt được tại cuộc gặp thượng đỉnh Hàn - Triều chỉ là khởi đầu, kết quả của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều tới đây mới mang ý nghĩa quyết định.
Ngược lại, Donald Trump cũng đang rất kỳ vọng sự thành công của cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sẽ trở thành một điểm sáng, xóa đi những dị nghị về vị Tổng thống xuất thân từ tỷ phú này.
Theo đó, tại cuộc gặp sắp tới, hai bên có thể sẽ tập trung thảo luận, đồng thời ra tuyên bố chung về những nội dung cụ thể gồm:
Thứ nhất, Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn vũ khí hạt nhân. Liên quan đến vấn đề phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên, Tuyên bố chung Hàn - Triều đưa ra sau cuộc gặp lịch sử giữa Moon Jae-in và Kim Jong-un vừa qua chỉ đề cập đến viễn cảnh chung nhất, các nội dung mang tính then chốt vẫn đang kỳ vọng sẽ được giải quyết tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều.
Do đó, Donald Trump và Kim Jong-un tới đây có thể sẽ đi sâu đàm phán cụ thể về lịch trình từ bỏ hạt nhân của Triều Tiên. Bình Nhưỡng tuyên bố đóng cửa cơ sở thử hạt nhân của nước này trong tháng 5/2018 chỉ là bước đầu tiên.
Tiếp theo, Triều Tiên sẽ phải tái gia nhập Hiệp ước chống phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) mà nước này đã rút khỏi hồi năm 2003; hợp tác với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) để thúc đẩy thực hiện NPT, đồng thời chấp nhận các hoạt động thanh tra và giám sát liên quan của IAEA…
Thứ hai về vấn đề Hiệp ước hòa bình. Trên thực tế, ngay trong Tuyên bố vì hòa bình thịnh vượng và phát triển quan hệ liên Triều đạt được giữa Tổng thống Hàn Quốc Roh Moo-hyun và Chủ tịch Kim Jong-il hồi năm 2007, hai bên đã sớm nhất trí về việc cần phải tuyên bố kết thúc chiến tranh và thiết lập một cơ chế hòa bình vĩnh viễn tại Bán đảo Triều Tiên.
Theo đó, Tuyên bố Panmunjom vừa qua đã đề cập một cách cụ thể hơn: “Hai bên tuyên bố kết thúc chiến tranh, chuyển hiệp định đình chiến thành hiệp ước hòa bình, thiết lập cơ chế hòa bình vĩnh viễn và nỗ lực thúc đẩy các cuộc hội đàm ba bên giữa Mỹ - Hàn -Triều hoặc bốn bên Mỹ - Trung - Hàn - Triều”.
Năm 1953, Hiệp định đình chiến được ký giữa các bên Trung Quốc, Triều Tiên và đại diện của Liên hợp quốc (LHQ). Tuy nhiên, tình hình hiện nay đã thay đổi và việc Trung Quốc có được tham gia ký kết Hiệp ước hòa bình sắp tới hay không vẫn là nội dung chưa xác định.
Bắc Kinh muốn tham gia ký kết và Bình Nhưỡng cũng muốn kéo người láng giềng của họ vào cuộc để làm hậu thuẫn cho mình, nhưng Hàn Quốc không muốn điều đó, đồng thời tập trung thúc đẩy ký kết hiệp ước hòa bình giữa ba bên Mỹ - Hàn - Triều.
Về phía Mỹ, Donald Trump bên ngoài tỏ ra hoan nghênh Trung Quốc phát huy vai trò của mình trong vấn đề hạt nhân Triều Tiên, nhưng thực chất ông này không hề muốn Bắc Kinh can thiệp và hậu thuẫn cho Bình Nhưỡng.
Theo đó, chuyến công du Bình Nhưỡng từ ngày 2-3/5 của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị vừa qua ngoài mục đích tiền trạm cho chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Triều Tiên, chắc chắn còn liên quan mật thiết tới việc hiệp ước hòa bình sẽ được ký kết như thế nào.
Dự kiến, hiệp ước hòa bình sắp tới sẽ đề cập trực tiếp tới việc đảm bảo an ninh cho Triều Tiên, trong đó Washington có thể sẽ đưa ra một số cam kết như không sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại Bình Nhưỡng; không bố trí vũ khí hạt nhân chiến lược tại Hàn Quốc; không tổ chức diễn tập quân sự nhằm vào Triều Tiên… và nếu Triều Tiên từ bỏ hoàn toàn hạt nhân thì không ngoại trừ khả năng Mỹ rút quân khỏi Bán đảo Triều Tiên.
Thứ ba, vấn đề xóa bỏ trừng phạt đối với Triều Tiên. Tuyên bố
Do vậy, mọi việc vẫn phải đợi đến khi Triều Tiên thực sự có các hành động từ bỏ hạt nhân và sẽ đưa ra thảo luận để quyết định tại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ - Triều sắp tới.
Thứ tư, việc sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình của Triều Tiên. Sử dụng năng lượng hạt nhân cho mục đích hòa bình là quyền lợi được ghi nhận trong NPT dành cho các quốc gia tham gia hiệp ước.
Trước đây, khi Mỹ-Triều đạt được thỏa thuận về Hiệp định khung Geneva hồi tháng 10/1994, Washington đã cam kết nếu Bình Nhưỡng ngừng kế hoạch phát triển hạt nhân, Mỹ sẽ giúp Triều Tiên xây dựng một nhà máy điện hạt nhân công suất 1000 MW.
Hiện nay, nguồn cung điện trong nước của Triều Tiên đang thiếu hụt lớn so với nhu cầu, do đó trong cuộc gặp Donald Trump - Kim Jong-un tới đây các bên có thể sẽ lại đàm phán về vấn đề phát triển điện hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Thứ năm, vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Triều Tiên. Trước đây, vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Triều cũng từng được đề cập đến khi hai bên đạt được thỏa thuận về Hiệp định khung
Do vậy, vấn đề thiết lập quan hệ ngoại giao Mỹ - Triều rất có khả năng cũng sẽ được đưa vào nội dung tuyên bố chung của cuộc gặp thượng đỉnh lần này. Tuy nhiên, thời gian cụ thể còn phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên và chắc chắn sẽ diễn ra sau khi hiệp ước hòa bình được ký kết./.
Tin liên quan
-
Chứng khoán
Triều Tiên cảnh báo hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ, chứng khoán châu Á giảm điểm
16:12' - 16/05/2018
Chứng khoán châu Á giảm điểm sau khi Triều Tiên cảnh báo sẽ hủy hội nghị thượng đỉnh với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ đánh giá "độc lập" về cảnh báo Triều Tiên hủy hội nghị thượng đỉnh song phương
12:28' - 16/05/2018
Thư ký báo chí Nhà Trắng Sarah Huckabee Sanders thông báo chính quyền Mỹ sẽ đánh giá "độc lập" cảnh báo của Bình Nhưỡng hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Triều.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên cảnh báo hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh với Mỹ
10:14' - 16/05/2018
Bình Nhưỡng ngày 16/5 cánh báo sẽ hủy bỏ hội nghị thượng đỉnh lịch sử với Mỹ nếu Washington tiếp tục chỉ đưa ra các đòi hỏi Triều Tiên phải từ bỏ chương trình hạt nhân.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Triều Tiên chưa thông báo về việc hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh giữa hai nước
08:09' - 16/05/2018
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Heather Nauert khẳng định các cuộc tập trận Mỹ-Hàn "được lên kế hoạch từ trước" và "không mang tính khiêu khích".
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên tham dự diễn đàn quốc tế do Hàn Quốc chủ trì
17:13' - 15/05/2018
Một quan chức Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 15/5 cho biết, Triều Tiên sẽ cử 2 nhà ngoại giao tới tham dự một diễn đàn quốc tế do Chính phủ Hàn Quốc chủ trì tại Kazakhstan trong tuần này.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mexico phản đối kế hoạch trục xuất của Tổng thống đắc cử Mỹ
12:43'
Tổng thống Mexico Claudia Sheinbaum ngày 21/11 đã lên tiếng phản đối các kế hoạch về người di cư của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản tăng mạnh
12:42'
Số doanh nghiệp tại Đức phá sản trong tháng 10/2024 tăng 22,9% so với cùng kỳ năm ngoái, do những khó khăn liên tục của nền kinh tế lớn nhất châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc muốn xây dựng 4 thành phố khởi nghiệp hàng đầu thế giới
12:40'
Cho đến năm 2030, Hàn Quốc sẽ thúc đẩy việc xây dựng 4 thành phố lọt vào danh sách 100 thành phố tốt nhất thế giới để khởi nghiệp.
-
Kinh tế Thế giới
Đại sứ Đỗ Hoàng Long: Làm sâu sắc thêm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt Việt Nam - Bulgaria
11:43'
Chuyến thăm chính thức của Tổng thống Rumen Radev tới Việt Nam diễn ra vào thời điểm quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa hai nước có nhiều bước phát triển quan trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Indonesia cam kết giảm tỷ trọng điện than xuống 33%
10:31'
Chính phủ Indonesia có kế hoạch cắt giảm tỷ trọng điện than trong cơ cấu năng lượng của nước này xuống còn 33%, đồng thời tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo lên 42% vào cuối năm 2040.
-
Kinh tế Thế giới
Tăng cường kết nối ASEAN - Mỹ Latinh
09:49'
Theo Đại sứ Việt Nam được bổ nhiệm tại Mexico Nguyễn Văn Hải, tăng cường kết nối hạ tầng logistics, kết nối công nghệ số và thương mại điện tử là chìa khóa đưa quan hệ ASEAN - Mexico đi vào thực chất.
-
Kinh tế Thế giới
Tuyên bố chung giữa Thủ tướng Việt Nam và Tổng thống nước Cộng hòa Dominicana
08:10'
Từ ngày 19-21/11, Tổng thống Luis Rodolfo Abinader Corona cùng các quan chức cấp cao của Chính phủ Cộng hòa Dominicana đã đón Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm chính thức nước Cộng hòa Dominicana.
-
Kinh tế Thế giới
Cảnh báo dư thừa công suất pin năng lượng Mặt Trời tại Trung Quốc
21:17' - 21/11/2024
Trung Quốc đang thắt chặt các tiêu chí đầu tư cho sản xuất pin năng lượng Mặt Trời nhằm hạn chế tình trạng dư thừa công suất đã gây khó khăn cho lĩnh vực này trong những tháng gần đây.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Mỹ đề nghị Google bán trình duyệt Chrome
17:09' - 21/11/2024
Ngày 20/11, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu một thẩm phán ra lệnh cho Google bán trình duyệt Chrome – một trong những trình duyệt Internet phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.