Những lưu ý về quy định xuất nhập khẩu mới tại EU cho doanh nghiệp Việt Nam
Phóng viên TTXVN tại châu Âu vừa có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, Tham tán Thương mại Việt Nam tại Thụy Điển, kiêm nhiệm các nước Bắc Âu về những điều chỉnh, quy định mới về xuất nhập khẩu của nước sở tại mà doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý để đảm bảo giao thương được thông suốt.
Tham tán Thương mại Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết Nghị viện châu Âu (EP) đã thông qua quy định chống phá rừng ngày 29/6/2023, đồng thời áp dụng từ ngày 30/12/2024. Các mặt hàng bị ảnh hưởng bởi quy định này gồm gia súc, ca cao, cà phê, dầu cọ, cao su, đậu tương, gỗ và một số sản phẩm có nguồn gốc liên quan. Các doanh nghiệp đưa các mặt hàng này vào thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Bắc Âu phải chứng minh rằng các sản phẩm không có nguồn gốc từ đất rừng bị phá gần đây hoặc góp phần làm suy thoái rừng.Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, một trong những vấn đề mới và được quan tâm nhất hiện nay đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) mà EU thí điểm áp dụng giai đoạn chuyển tiếp từ ngày 1/10 năm nay và thực hiện đầy đủ từ năm 2026. Bà cho biết EU đang triển khai kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu trở thành lục địa trung hòa khí carbon vào năm 2050.
Tuy nhiên, EU lo ngại các doanh nghiệp EU có thể chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài để tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo, hay còn gọi là “rò rỉ carbon” qua việc chuyển lượng khí thải ra ngoài châu Âu và làm suy yếu nghiêm trọng tham vọng trung hòa khí hậu của EU và toàn cầu.
Bà cho biết thêm để ngăn chặn nguy cơ này, EU quyết định sẽ cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và nhập khẩu bằng CBAM. EU tin rằng, một cơ chế xanh đối với hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài EU thông qua hệ thống định giá hợp lý lượng carbon thải ra trong quá trình sản xuất sẽ khuyến khích ngành công nghiệp sạch hơn ở các nước ngoài EU. Cụ thể, trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ tập trung vào các nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU. Vào cuối giai đoạn chuyển đổi của Cơ chế, tức năm 2025, Ủy ban châu Âu sẽ đánh giá về hoạt động của CBAM và có thể mở rộng phạm vi sang nhiều sản phẩm và dịch vụ hơn, bao gồm cả chuỗi giá trị và có thể bao gồm “phát thải gián tiếp”, ví dụ như khí thải carbon từ việc sử dụng điện để sản xuất hàng hóa.Sau khi thực hiện đầy đủ vào năm 2026, các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ cần phải mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của các khoản trợ cấp ETS của EU được biểu thị bằng euro/tấn CO2 thải ra.
Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết thêm tháng 5/2023, các bộ trưởng của 27 nước thành viên EU họp tại Bỉ, đã bày tỏ ủng hộ với đề xuất Quy định Thiết kế sinh thái mới. Quy định này cần phải được Nghị viện và Hội đồng châu Âu thông qua, dự kiến vào cuối năm 2023, trước khi các tiêu chí đầu tiên cho các nhóm sản phẩm khác được xác định, dự kiến vào năm 2024. Theo bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy, dệt may là một trong những nhóm sản phẩm đầu tiên phải tuân theo các tiêu chí thiết kế sinh thái. Các yêu cầu ràng buộc về thiết kế sinh thái cho sản phẩm cụ thể để tăng hiệu suất của hàng dệt về độ bền, khả năng tái sử dụng, khả năng sửa chữa, khả năng tái chế từ sợi thành sợi và hàm lượng sợi tái chế bắt buộc, để giảm thiểu tác động xấu đến khí hậu và môi trường.Quy định này sẽ cho phép các doanh nghiệp có khoảng thời gian để thích nghi, tối thiểu là 18 tháng, sau khi quy định mới có hiệu lực. Các quốc gia thành viên EU cũng có 2 năm để điều chỉnh cách thức áp dụng quy định chung và bổ sung thêm các biện pháp riêng đối với mỗi quốc gia, có thể bao gồm những biện pháp giám sát thị trường và xử phạt.
Đề cập đến một số vụ lừa đảo thương mại như vụ hạt điều ở Italy, vụ hồi quế hạt điều xuất sang Các Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE), hay cả nhập khẩu về Việt Nam cũng bị lừa như vụ các doanh nghiệp thuộc khu vực Bắc Mỹ có liên quan đến Mexico, có hành vi lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm, để chiếm đoạt tiền của doanh nghiệp Việt Nam do không sử dụng Thư tín dụng (L/C) trong thanh toán quốc tế và do doanh nghiệp nước ngoài lập chứng từ giả, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy đưa ra khuyến nghị đối với doanh nghiệp Việt Nam để bảo toàn được hàng hóa cũng như tránh được nguy cơ trở thàn nạn nhân các vụ lừa đảo. Trước tiên, bà liệt kê một loạt hình thức lừa đảo hiện nay như mạo danh các công ty của Bắc Âu để lừa đảo các đối tác nước ngoài; lập các website giả danh các công ty xuất khẩu có thật với đầu mối liên hệ là giả mạo; lừa đảo qua website ngân hàng giả mạo, lừa doanh nghiệp Việt Nam gửi bộ chứng từ gốc đến địa chỉ do tội phạm yêu cầu tại Na Uy và cho người theo dõi chứng từ, đón lõng nhận bộ chứng từ gốc để nhận hàng và không thực hiện thanh toán. Bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho biết, cảnh sát Na Uy đến nay đã nhận được báo cáo về 40 trường hợp lừa đảo trong thời gian qua, và con số thực tế còn lớn hơn. Bà cho biết hầu hết các trường hợp này, đối tượng lừa đảo thường không ở tại Na Uy nên cảnh sát cũng không can thiệp. Với các doanh nghiệp Việt Nam, để tránh nguy cơ trở thành nạn nhân bị lừa đảo, bà Nguyễn Thị Hoàng Thúy cho rằng các doanh nghiệp cần hợp tác thương mại với các công ty nước ngoài cần xác minh thẩm định doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp lần đầu giao dịch. Đối với các hợp đồng lớn, các doanh nghiệp cần giao dịch trực tiếp, tránh chỉ giao dịch qua Internet. Đối với việc thanh toán, cần chọn phương án thanh toán đảm bảo an toàn như mở LC không hủy ngang và yêu cầu ngân hàng kiểm tra tính xác thực của LC trước khi giao chứng từ. Đối với các hợp đồng lớn, các doanh nghiệp nên thuê luật sư để soạn thảo hợp đồng một cách chặt chẽ. Các doanh nghiệp cũng cần tính đến phương án bảo lãnh thanh toán qua ngân hàng, mua bảo hiểm hàng hóa hoặc có thể sử dụng các dịch vụ kho vận (logistics) để giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, để giảm thiểu khả năng bị lừa đảo, khi trao đổi giao dịch, các doanh nghiệp Việt Nam nên đề nghị đối tác tiến hành thương nghị trực tuyến qua video và lưu lại bởi theo bà, các công ty có thật không ngại vấn đề này, còn đối tượng lừa đảo thường từ chối tiếp xúc lộ diện./.Tin liên quan
-
Chứng khoán
Thời tiết khắc nghiệt không làm lu mờ triển vọng cổ phiếu du lịch châu Âu
08:46' - 16/08/2023
Cổ phiếu thuộc lĩnh vực du lịch của các doanh nghiệp châu Âu rơi vào tình trạng chốt lời khi mùa công bố lợi nhuận quý II bắt đầu và thời tiết khắc nghiệt ập đến vào tháng Bảy.
-
Kinh tế Thế giới
Nền kinh tế hàng đầu châu Âu ghi nhận nhiều số liệu trái chiều
06:30' - 13/08/2023
Văn phòng Thống kê Liên bang Đức (Destatis) ngày 11/8 công bố số liệu cho thấy thặng dư thương mại trong nửa đầu năm 2023 của Đức đã tăng hơn gấp hai lần lên 98,7 tỷ euro (108,6 tỷ USD).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp du lịch hợp tác cung cấp vé, thẻ tàu hỏa châu Âu tại Việt Nam
19:06' - 11/08/2023
Vé, thẻ tàu được xuất với hình thức điện tử và du khách dễ dàng sử dụng QR code để check in trên các chuyến tàu đi lại trong châu Âu.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
“Mỏ vàng” của dệt may Việt Nam
12:58' - 22/01/2025
Nhiều doanh nghiệp đã thành công đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử để bứt phá.
-
DN cần biết
Đề xuất áp dụng thuế suất chung 1% với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi
12:16' - 22/01/2025
Cục Chăn nuôi kiến nghị áp dụng thuế suất chung 1% đối với mặt hàng khô dầu đậu tương làm thức ăn chăn nuôi.
-
DN cần biết
Việt Nam và Hoa Kỳ đạt thoả thuận trong giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá cá tra, cá basa
15:38' - 20/01/2025
Theo thỏa thuận này, Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn đã được đưa ra khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá khi xuất khẩu cá tra, cá basa vào Hoa Kỳ.
-
DN cần biết
Bộ Công Thương triển khai kế hoạch phát triển công nghiệp bán dẫn
10:39' - 17/01/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
-
DN cần biết
Kích cầu tiêu dùng, không để thiếu hàng, tăng giá đột biến dịp Tết
08:58' - 16/01/2025
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến thị trường, cung cầu mặt hàng thiết yếu, nhất là mặt hàng có nhu cầu cao hoặc biến động giá nhiều trên địa bàn.
-
DN cần biết
Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 (Hải Phòng)
20:52' - 14/01/2025
Quy mô Dự án là 652,73 ha. Dự án được thực hiện tại các xã Trường Thọ, Trường Thành, An Tiến, Bát Trang, huyện An Lão, thành phố Hải Phòng với vốn đầu tư là 8.094,4 tỷ đồng.
-
DN cần biết
Trung Quốc nỗ lực thúc đẩy tiêu dùng và ổn định ngoại thương
10:06' - 13/01/2025
Bộ Thương mại Trung Quốc sẽ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy tiêu dùng trong nước thông qua các chương trình thu cũ đổi mới hàng tiêu dùng và tạo ra các chương trình tiêu dùng đa dạng.
-
DN cần biết
Siết chặt quản lý mã số vùng trồng để bảo vệ uy tín nông sản Việt
17:50' - 10/01/2025
Mã số vùng trồng được coi là tấm vé thông hành cho nông sản Việt Nam xuất khẩu sang các quốc gia và vùng lãnh thổ.
-
DN cần biết
Tiền Giang ưu tiên thu hút dự án ứng dụng nền tảng số
15:12' - 09/01/2025
Tiền Giang chú trọng thu hút đầu tư phù hợp với quy hoạch của tỉnh cũng như tính chất từng ngành nghề, ưu tiên thu hút các dự án có công nghệ hiện đại, công nghệ cao, ứng dụng nền tảng số.