Những mối lo từ thương vụ tỷ đô Grab - Uber
Thương vụ hàng tỷ USD này đã làm dấy lên quan ngại về tình trạng độc quyền trên thị trường đi xe chung khi khách hàng không có nhiều sự lựa chọn, trong khi các lái xe đối tác buộc phải chịu "đầu hàng" trước các quy định khắt khe hơn.
Nhiều quốc gia Đông Nam Á đã sớm nhận ra nguy cơ tiềm ẩn đằng sau vụ chuyển nhượng đình đám này và cảnh báo về những toan tính "chỉ có hại mà không có lợi" cho người tiêu dùng. Một loạt nước cũng đưa thương vụ này vào "tầm ngắm", ngay lập tức mở cuộc điều tra nhằm ngăn chặn tình trạng độc quyền.
Trên thực tế, Uber không phải ra đi "trắng tay" khi quyết định "nhường" thị trường Đông Nam Á cho Grab.
Hãng dịch vụ đi xe chung có trụ sở tại Mỹ này "bỏ túi" 27,5% cổ phần của Grab, đồng thời Giám đốc điều hành Uber Dara Khosrowshahi sẽ tham gia Hội đồng quản trị Grab.
Một thỏa thuận không lý tưởng, song không phải tồi tệ đối với Uber khi hãng này đã "đốt" gần 700 triệu USD để đầu tư vào thị trường Đông Nam Á trong 5 năm qua.
Techcrunch ước tính tỷ lệ cổ phần của Grab mà Uber có được trị giá 1,6 tỷ USD, đủ để hãng này thu hồi vốn. Đây được đánh giá là thương vụ sáp nhập lớn nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Còn với Grab, đây là chiến thắng lớn trước Uber - công ty khai sinh ra mô hình kinh doanh này, giúp Grab trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ gọi xe lớn nhất Đông Nam Á, tiếp quản 500 nhân viên đầy kinh nghiệm trải khắp khu vực và đội tài xế đối tác dồi dào của Uber.
Dự kiến tiến trình chuyển giao sẽ bắt đầu từ ngày 8/4 tới.
Vụ sáp nhập này không tránh khỏi sự chú ý của các cơ quan chức năng các nước Đông Nam Á khi Grab toàn quyền trong việc áp đặt chính sách mới đối với khách hàng và các lái xe. Ngay lập tức, Grab và Uber nhận được cảnh báo từ các nước trong khu vực.
Singapore là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên yêu cầu Grab và Uber không được tiến hành các bước nhằm sáp nhập hoạt động kinh doanh trong thời gian cơ quan chức năng "đảo quốc sư tử" điều tra thương vụ này. Lý do Singapore đưa ra là lo ngại thỏa thuận này có thể tạo thế độc quyền cho Grab.
Ngoài ra, Singapore còn yêu cầu 2 doanh nghiệp trên giữ nguyên các chính sách về giá cũng như loại hình dịch vụ như trước khi đạt thỏa thuận.
Đáng quan tâm hơn khi cơ quan chức năng cho rằng vụ chuyển nhượng kinh doanh của hai "gã khổng lồ" dịch vụ đi xe chung này vi phạm điều khoản 54 của Đạo luật Cạnh tranh, theo đó cấm việc sáp nhập và thâu tóm về cơ bản làm giảm sự cạnh tranh trên thị trường.
Tiếp theo Singapore, Malaysia thông báo đưa hãng công nghệ vận tải Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh, đồng thời cảnh báo Đạo luật Cạnh tranh có hiệu lực ngay lập tức nếu có hiện tượng độc quyền, gây tổn hại đến người tiêu dùng. Philippines cũng không "chần chừ" khi đưa ra biện pháp tương tự.
Ủy ban Cạnh tranh của Philippines (PCC) thông báo "sẽ giám sát chặt chẽ thỏa thuận giữa Grab và Uber do thỏa thuận này có thể tác động tiêu cực đến các dịch vụ vận tải và giao thông công cộng".
PCC cho rằng thỏa thuận giữa Grab và Uber sẽ giúp Grab có lợi thế độc quyền trên thị trường dịch vụ xe đi chung và nhiệm vụ của PCC là xác định rõ xem thỏa thuận này có làm giảm sức cạnh tranh hay không.
Ông Johannes Bernabe, thành viên PCC, cho biết ngoài thương vụ Grab - Uber, cơ quan này đang xem xét cấp giấy phép hoạt động cho ít nhất 3 ứng dụng về dịch vụ đi xe chung tại Philippines.
Hiện, lực lượng chức năng Philippines đã có cuộc họp với đại diện của Uber và Grab. Trong khi đó, cơ quan chống độc quyền của Indonesia đang chờ thỏa thuận chuyển giao trên hoàn tất để có biện pháp hợp lý.
Trước những lời cảnh báo này, người đứng đầu Grab tại Singapore, Kim Kell Jay, tuyên bố không thay đổi hệ thống cước phí, trong khi Grab cam kết "quyền lợi của người tiêu dùng" là trên hết và khẳng định "không có gì thay đổi" sau vụ sáp nhập trên.
Grab còn nhấn mạnh đây là thỏa thuận tốt đối với khách hàng. Tuy nhiên, từ lời nói đến hành động là khoảng cách lớn, và tâm lý lo ngại của những người trong cuộc là điều dễ hiểu.
Theo khảo sát của báo điện tử Themalaymailonline, đa số các tài xế đối tác Uber cho rằng vụ sáp nhập hiển nhiên tạo thế độc quyền cho Grab, và điều đáng quan ngại nhất là quyền lợi của các lái xe sẽ không được chú trọng.Nhiều lái xe lo ngại không có nhiều lựa chọn khi tìm việc làm cho công ty cung cấp dịch vụ gọi xe.
Một số khác nhận định với Uber, mọi thứ đều thoải mái hơn với tỷ lệ phân chia ít hơn, trong khi các quy tắc của Grab gây "ngộp thở" với những yêu cầu khắt khe, và "hoa hồng" mà các tài xế được hưởng cho mỗi cuốc xe bị giảm.
Vụ sáp nhập tương tự giữa Didi Chuxing và Uber tại Trung Quốc năm 2016 là minh chứng cụ thể cho những ý kiến này.
Sau khi thương vụ sáp nhất trên hoàn tất, Didi Chuxing đã không duy trì các khoản thưởng cho lái xe đối tác như trước đây do không còn nhu cầu thu hút tài xế từ đối thủ, đồng thời hãng cũng nói "không" với việc khuyến mãi với khách hàng.
Thái độ "thờ ơ" của Didi Chuxing đã khiến số tài xế làm việc cho hãng giảm mạnh.
Còn đối với khách hàng, sáp nhập đồng nghĩa với việc cước phí tăng, khuyến mãi giảm, và yêu cầu đi lại khó khăn hơn.
Theo tính toán của Didi Chuxing, tỷ lệ lái xe trả lời yêu cầu gọi xe đã giảm từ 15% đến 40% tại hầu hết các thành phố lớn của Trung Quốc do lái xe không còn hào hứng với chính sách đãi ngộ của hãng này. Viễn cảnh này hoàn toàn có thể xảy ra sau thương vụ Grab-Uber.
Một khảo sát do hãng khảo sát độc lập Blackbox Research công bố mới đây cho thấy hơn 50% số người Singapore được hỏi tán thành việc cơ quan chức năng giám sát thương vụ sáp nhập Uber-Grab, 19% ý kiến cho rằng nên ngăn chặn thương vụ này, trong khi tỷ lệ đồng ý chỉ ở mức 13%.
Chắc chắn rằng, trong thời gian tới, cơ quan chức năng của các nước khu vực Đông Nam Á sẽ theo dõi sát sao hơn tiến trình sáp nhập của hai hãng dịch vụ đi xe chung lớn này để có biện pháp kịp thời ngăn chặn tình trạng độc quyền, bảo vệ người tiêu dùng.
Grab, sau khi thôn tính "địa bàn" Đông Nam Á, sẽ phải có chính sách hợp lý, phù hợp với yêu cầu của khách hàng cũng như tôn trọng đối tác lái xe nếu không muốn bị "tuýt còi".
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Nước Đông Nam Á thứ 3 xem xét thương vụ giữa Grab và Uber
18:47' - 02/04/2018
Ngày 2/4, Philippines thông báo sẽ đưa hãng taxi công nghệ Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận mảng hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á của đối thủ Uber.
-
Kinh tế Việt Nam
Nóng vụ Grab mua quyền hoạt động Uber
16:37' - 02/04/2018
Việc Grab mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á đang là tâm điểm của thị trường vận tải hành khách bằng taxi và xe ôm công nghệ những ngày qua tại Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia giám sát thương vụ giữa Grab và Uber
16:02' - 02/04/2018
Ngày 2/4, Malaysia thông báo sẽ đưa hãng taxi công nghệ Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận mảng hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á của đối thủ Uber.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị G7 tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách
15:45'
Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã tìm được tiếng nói chung về vấn đề toàn cầu cấp bách nhất phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
Chỉ số giá tiêu dùng Nhật Bản tiếp tục tăng tháng thứ hai liên tiếp
11:29'
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) lõi của Nhật Bản tháng 4/2025 tăng 3,5% so với cùng kỳ năm ngoái và cao hơn 0,3 điểm phần trăm so với con số 3,2% của tháng 3/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Diễn đàn Kinh tế Brussels tìm giải pháp nâng cao khả năng tự chủ chiến lược của EU
09:42'
Diễn đàn Kinh tế Brussels lần thứ 25 tập trung vào các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, đổi mới sáng tạo và khả năng tự chủ chiến lược của EU.
-
Kinh tế Thế giới
Sản lượng cà phê năm nay của Colombia sẽ cao kỷ lục trong hơn 30 năm
09:39'
Ngày 22/5, Giám đốc Liên đoàn người trồng cà phê Colombia, Germán Bahamón, dự báo sản lượng cà phê niên vụ 2024-2025 của nước này sẽ đạt khoảng 15 triệu bao loại 60 kg, mức kỷ lục kể từ năm 1992.
-
Kinh tế Thế giới
Giá ô tô xuất khẩu sang Mỹ giảm bất chấp thuế quan
14:33' - 22/05/2025
Giá ô tô xuất khẩu của Nhật Bản sang Mỹ đã giảm trong tháng 4/2025 mặc dù Tổng thống Donald Trump áp thuế, báo hiệu các nhà sản xuất ô tô Nhật Bản đang "gánh" được mức tăng giá.
-
Kinh tế Thế giới
EU củng cố thị trường chung
11:15' - 22/05/2025
Liên minh châu Âu (EU) đang nỗ lực củng cố thị trường chung trước căng thẳng địa chính trị gia tăng và xung đột thương mại với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Triều Tiên phóng một loạt tên lửa
11:13' - 22/05/2025
Sáng 22/5, Triều Tiên đã phóng nhiều tên lửa hành trình. Hiện các quan chức tình báo của Hàn Quốc và Mỹ đang phân tích diễn biến vụ việc
-
Kinh tế Thế giới
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ sẽ diễn ra vào ngày 24/5
10:16' - 22/05/2025
Nhật Bản có thể tổ chức vòng đàm phán thuế quan thứ ba với Mỹ sớm nhất là vào ngày 24/5 tới, sau khi kế hoạch công du ba ngày của nhà đàm phán hàng đầu Ryosei Akazawa.
-
Kinh tế Thế giới
EC điều tra chống bán phá giá đối với lốp xe nhập khẩu từ Trung Quốc
21:14' - 21/05/2025
Ủy ban châu Âu đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với sản phẩm lốp xe du lịch và xe tải nhẹ nhập khẩu từ Trung Quốc...