Nước Đông Nam Á thứ 3 xem xét thương vụ giữa Grab và Uber
Như vậy, Philippines là nước thứ 3 tại khu vực Đông Nam Á có động thái trên sau khi Malaysia và Singapore có thông báo tương tự.
Thông báo cho biết Ủy ban Cạnh tranh của Philippines (PCC) cho biết cơ quan này "sẽ giám sát chặt chẽ thỏa thuận giữa Grab và Uber do thỏa thuận này có thể tác động tiêu cực đến các dịch vụ vận tải và giao thông công cộng".
PCC cho rằng thỏa thuận giữa Grab và Uber sẽ giúp Grab có lợi thế độc quyền trên thị trường dịch vụ xe đi chung và nhiệm vụ của PCC là xác định rõ xem thỏa thuận này có làm giảm sức cạnh tranh hay không. Hiện lực lượng chức năng Philippines đã có cuộc họp với đại diện của Uber và Grab.
Tại Indonesia, cơ quan chống độc quyền của nước này vẫn chưa đưa ra quyết định có điều tra thỏa thuận giữa Uber và Grab hay không do chưa đánh giá được tác động của thỏa thuận, dự kiến có hiệu lực sau 30 ngày kể từ thời điểm 2 hãng trên công bố thỏa thuận trên ngày 26/3 vừa qua.
Trước đó, Malaysia và Singapore thông báo kế hoạch sẽ điều tra về thỏa thuận chuyển nhượng kinh doanh nói trên với lý do lo ngại thỏa thuận này có thể tạo thế độc quyền cho Grab, ảnh hưởng tới lợi ích của người tiêu dùng và giới tài xế.
Theo thỏa thuận đạt được ngày 26/3, Uber sẽ chuyển nhượng toàn bộ mảng kinh doanh tại Đông Nam Á cho đối thủ Grab, đổi lại công ty đặt trụ sở ở Mỹ này sẽ nhận 27,5% cổ phần trong Grab. Thương vụ này đánh dấu lần rút lui thứ 2 của Uber tại thị trường châu Á. Uber cũng đã bán các hoạt động kinh doanh của mình tại Trung Quốc. Grab cho biết hãng này sẽ tiếp quản các hoạt động và tài sản của Uber tại 8 nước Đông Nam Á mà Uber hiện diện, đồng thời sẽ mở rộng dịch vụ giao đồ ăn.
Grab đi vào hoạt động từ năm 2012 và nhanh chóng đầu tư nhiều tiền bạc vào phát triển thị trường tại các quốc gia láng giềng như Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Myanmar, Campuchia và Việt Nam. Đến nay, ước tính có tới 2,1 triệu tài xế tại Đông Nam Á tham gia mạng lưới của Grab. Hãng cũng được coi là đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Uber tại khu vực này.
Theo công ty phân tích dữ liệu di động App Annie, trong năm 2017, Grab đứng thứ 5 trong số các ứng dụng hàng đầu dựa trên số người sử dụng dịch vụ hàng tháng ở Singapore , trong khi Uber đứng vị trí thứ 7.
Cạnh tranh giữa các hãng cung cấp dịch vụ vận tải dựa trên nền tảng là các ứng dụng kết nối tại Đông Nam Á đã nóng lên rất nhanh khi thị trường tiềm năng này được dự báo sẽ phát triển gấp 5 lần, lên mức 13,1 tỷ USD trong năm 2025.
Mặc dù Uber vẫn là doanh nghiệp lớn nhất hoạt động trong lĩnh vực này với sự hiện diện ở hơn 600 thành phố trên toàn thế giới, song hãng hiện đang đối mặt với rất nhiều khó khăn khi vướng phải hàng loạt bê bối và làn sóng phản đối của các hãng taxi truyền thống ở cả châu Á và châu Âu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Nóng vụ Grab mua quyền hoạt động Uber
16:37' - 02/04/2018
Việc Grab mua toàn bộ hoạt động kinh doanh của Uber tại Đông Nam Á đang là tâm điểm của thị trường vận tải hành khách bằng taxi và xe ôm công nghệ những ngày qua tại Việt Nam...
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia giám sát thương vụ giữa Grab và Uber
16:02' - 02/04/2018
Ngày 2/4, Malaysia thông báo sẽ đưa hãng taxi công nghệ Grab vào danh sách giám sát chống cạnh tranh sau khi hãng này tiếp nhận mảng hoạt động kinh doanh tại Đông Nam Á của đối thủ Uber.
-
Doanh nghiệp
Singapore sẽ điều tra thỏa thuận chuyển nhượng kinh doanh giữa Uber và Grab
20:50' - 30/03/2018
Ngày 30/3, Singapore thông báo sẽ điều tra về thỏa thuận chuyển nhượng mảng kinh doanh tại Đông Nam Á của Uber cho đối thủ Grab, đánh dấu lần rút lui thứ 2 của Uber tại châu Á.
-
Doanh nghiệp
Grab thâu tóm Uber: Cần hoàn thiện khung khổ pháp luật để bảo vệ người tiêu dùng
12:47' - 29/03/2018
Nhiều người lo ngại loại hình taxi công nghệ do Grab độc quyền có thể tự ý tăng giá cước...
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Việt Nam và Campuchia thúc đẩy hợp tác, kết nối giao thương
21:46' - 15/07/2025
Hội nghị thu hút gần 300 doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia tham dự, với các hoạt động giao thương trực tiếp, trưng bày sản phẩm, giới thiệu dịch vụ trong nhiều lĩnh vực.
-
Doanh nghiệp
Lợi ích lớn từ việc tận dụng nhiệt dư trong sản xuất xi măng
15:34' - 15/07/2025
Theo tổng hợp của Sở Công Thương Ninh Bình, hiện các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh đã đầu tư xây dựng các trạm phát điện tận dụng nhiệt dư với tổng công suất 82,8 MW để phát điện tự dùng.
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của nhiều "ông lớn" dầu khí sụt giảm
15:19' - 15/07/2025
Các tập đoàn dầu khí hàng đầu thế giới như BP, Shell và ExxonMobil đưa ra cảnh báo về khả năng lợi nhuận quý II/2025 sẽ giảm mạnh, chủ yếu do giá dầu và khí đốt tự nhiên thế giới sụt giảm.
-
Doanh nghiệp
Mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam đón dòng dầu thương mại đầu tiên
14:47' - 15/07/2025
Dự án phát triển mỏ Kình Ngư Trắng - Kình Ngư Trắng Nam (KNT-KTN) đã chính thức đón dòng dầu thương mại đầu tiên vào ngày 14/7/2025.
-
Doanh nghiệp
Samsung vẫn dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu
11:08' - 15/07/2025
Theo dữ liệu từ Canalys công bố hôm 15/7, Samsung Electronics vẫn duy trì vị trí dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh toàn cầu trong quý II nhờ doanh số bán các mẫu Galaxy A có giá cả cạnh tranh.
-
Doanh nghiệp
Panasonic khai trương nhà máy sản xuất pin thứ 2 tại Mỹ giữa nhiều khó khăn
09:06' - 15/07/2025
Ngày 14/7, tập đoàn Panasonic của Nhật Bản khai trương một nhà máy sản xuất pin lớn trị giá 4 tỷ USD tại Mỹ, trong bối cảnh Tổng thống Mỹ Donald Trump thúc đẩy các hoạt động sản xuất trong nước.
-
Doanh nghiệp
Cần Thơ nâng chất điều hành, mở đường cho doanh nghiệp
17:29' - 14/07/2025
Ngày 14/7, UBND thành phố Cần Thơ tổ chức lễ công bố và trao quyết định về công tác cán bộ cho Ban Quản lý các khu chế xuất và khu công nghiệp Cần Thơ.
-
Doanh nghiệp
Việt Nam xây nền móng hạ tầng cho kỷ nguyên AI
12:33' - 13/07/2025
Dự án Trung tâm Dữ liệu siêu quy mô ở Khu Công nghệ cao TP Hồ Chí Minh do Tập đoàn CMC đầu tư là bước đi chiến lược trong lộ trình xây dựng hạ tầng phục vụ phát triển AI và công nghệ lõi của Việt Nam.
-
Doanh nghiệp
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD phát triển dầu khí
09:32' - 13/07/2025
Ai Cập ký 12 thỏa thuận trị giá 631 triệu USD với các tập đoàn năng lượng quốc tế để khoan 43 giếng dầu khí, nhằm tăng sản lượng nội địa và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.