Những sai lầm kinh tế của Pháp trong thập niên qua (Phần 2)
* Lỗi định hướng
Sai lầm thứ hai liên quan đến khả năng định hướng kém. Ngành công nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Pháp, khi tạo ra hơn 90% giá trị xuất khẩu, gần 80% chi phí nghiên cứu – phát triển và gần 2,7 triệu việc làm. Vậy mà từ giữa những năm 1970, tỷ trọng ngành sản xuất trong nền kinh tế Pháp đã giảm một nửa, từ 22,3% xuống còn 11,2%.
Ngày nay, các nhà kinh tế gần như nhất trí rằng nhận thức về sức cạnh tranh của Pháp là quá muộn. Vấn đề này hầu như không được đặt ra trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Nicolas Sarkozy (2007-2012), do đó Pháp đã mất thị phần đáng kể trên thị trường quốc tế vào đầu những năm 2000.
Trong khi đó, Đức đã thực hiện một loạt cải cách táo bạo, đặc biệt là trên thị trường việc làm. Trong một cuộc phỏng vấn với báo Le Monde vào tháng 2/2013, cựu Thủ tướng François Fillon đã bày tỏ tiếc nuối do Pháp phải mất quá nhiều thời gian để thực hiện các biện pháp triệt để về khả năng cạnh tranh.
Theo ông Alexandre Mirlicourtois, nhà kinh tế trưởng tại Xerfi, các chính sách kinh tế đã xem nhẹ hoặc bỏ qua hệ thống sản xuất. Với khoảng cách 15 năm muộn hơn so với các quốc gia phát triển khác, Pháp chỉ bắt đầu chú trọng hiện đại hóa bộ máy sản xuất và nâng cao tỷ lệ sử dụng lao động vào năm 2015.
Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn không có công cụ thực sự nào cho vấn đề sản xuất của Pháp, có thể đầu tư và đổi mới để bù đắp cho sự mất mát trước đó, ông Alexandre Mirlicourtois nhấn mạnh.
Ngược lại, chính sách miễn trừ đóng góp an sinh xã hội đối với những người có mức lương thấp tiếp tục làm suy yếu vị trí và năng lực sản xuất của Pháp, chỉ để cuối cùng phục vụ tăng lương cơ bản. Sự chẩn đoán sai lầm về hệ thống sản xuất của Pháp đã dẫn đến một "sự thiếu vắng cấu trúc về tầm nhìn, tham vọng và chuyển đổi trong vấn đề ngoại thương", theo ông Ludovic Subran, nhà kinh tế trưởng của Allianz.
* Vấn đề thời gian
Sai lầm thứ ba liên quan đến việc tính toán và phối hợp thời gian. Việc quản lý tài chính công có nhiều vấn đề tồn đọng.
Trong thập kỷ qua, các đời lãnh đạo có xu hướng mở rộng chi tiêu ngân sách khi mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp và thu hẹp khi hoạt động kinh tế bị chững lại. Một sai lầm chiến lược trong năm 2012, cụ thể là áp lực mạnh mẽ đối với tài chính công do cú sốc thuế gây ra, cũng bị coi là một lỗi thời gian vì diễn ra vào thời điểm tồi tệ nhất trong chu kỳ kinh tế châu Âu.
Từ giữa năm 2012 đến cuối 2014, việc phục hồi ngân sách công chủ yếu do tăng thuế doanh nghiệp, thuế tài sản và thu nhập vốn hộ gia đình. "Điều đó hoàn toàn không phù hợp", ông Denis Ferrand nhấn mạnh. Khu vực đồng euro khi đó trải qua vấn đề liên quan đến sự tồn tại và người ta đã cho rằng cần phải thực hiện nhiều điều chỉnh ngân sách để thuyết phục các đối tác.
Thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính, thâm hụt ngân sách lên tới 7,7% GDP vào năm 2010 đã giảm xuống còn 4,3% năm 2013 và 3,5% năm 2015. Điều này ảnh hưởng đến mức tăng GDP trong nhiều năm và làm thay đổi sự tăng trưởng của Pháp so với chu kỳ thế giới. Kết quả là tăng trưởng của Pháp rất khó khăn mới vượt hơn 1% trong năm 2014, 2015 và 2016.
Sự thay đổi gần đây nhất bắt đầu từ nhiệm kỳ của Tổng thống Emmanuel Macron. Vào tháng 5/2017, ông Macron thừa hưởng sự tăng trưởng kinh tế vào cuối nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Hollande. GDP của Pháp tăng từ 2,5% đến 3%/năm, theo đà phục hồi chung của châu Âu. Vậy mà chưa đầy một năm sau, tăng trưởng của khu vực đồng euro trở lại mức 1,7%.
Tuy nhiên, ở Pháp, không chỉ là giảm tốc mà là một sự chững lại thực sự. Sự trật bánh có nguyên nhân từ việc thực thi các biện pháp cải cách, nhất là về thuế tiêu dùng và năng lượng. Thời điểm tồi tệ này đến đúng lúc tăng trưởng kinh tế suy thoái, giá xăng dầu tăng cao khiến sức mua giảm, phá vỡ đà tiêu thụ. Kết cục đã được toàn thế giới biết đến, thông qua phong trào "Áo vàng" lan rộng trên khắp nước Pháp.
Đến nay, mọi thứ đã được cải thiện đôi chút, khi nền kinh tế Pháp hoạt động tốt hơn từ vài tháng nay. Những biện pháp cải cách bắt đầu đơm hoa kết trái. Nếu không có gì bất thường xảy ra, GDP của Pháp dự kiến sẽ tăng 1,3% trong năm nay. Theo các nhà phân tích, mức chi tiêu công cao và tỷ trọng xuất khẩu thấp góp phần bảo vệ Pháp trong thời điểm khó đoán định của tăng trưởng kinh tế thế giới hiện nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ sẽ công bố điều tra mức áp thuế của Pháp với các “đại gia công nghệ”
11:58' - 28/11/2019
Ngày 27/11, các quan chức thương mại Mỹ thông báo sẽ đưa ra phản hồi chính thức về mức áp thuế của Pháp đối với các “đại gia công nghệ” Mỹ vào ngày 2/12 tới sau một cuộc điều tra về chính sách này.
-
Kinh tế Thế giới
Truyền thông Pháp khiếu nại Google vi phạm luật bản quyền
12:01' - 21/11/2019
Ngày 20/11, các tổ chức truyền thông của Pháp đã khiếu nại lên nhà chức trách nước này về việc hãng công nghệ Google của Mỹ không trả tiền đăng tải các nội dung của truyền thông Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Lời cam kết dang dở với châu Phi
19:14' - 20/11/2019
Hơn một nửa nhiệm kỳ cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của bà Merkel đã trôi qua, lời cam kết hợp tác và phát triển với châu Phi của bà vẫn còn dang dở.
-
Kinh tế Thế giới
Dấu hiệu đầu tiên về cải thiện sức hấp dẫn thuế khóa của Pháp
09:09' - 16/11/2019
Theo một báo cáo mới đây của chính phủ vừa được trình lên Quốc hội, những lời hứa của Tổng thống Emmanuel Macron đã khiến nhiều người giàu nắm giữ vốn tài chính lớn quyết định không rời khỏi Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp-Trung ký các thỏa thuận hợp tác có tổng trị giá 15 tỷ USD
16:29' - 06/11/2019
Trung Quốc và Pháp đã ký kết nhiều thỏa thuận hợp tác có tổng trị giá 15 tỷ USD, nhân chuyến thăm chính thức Bắc Kinh của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.
-
Kinh tế Thế giới
"Sóng ngầm" thương mại Pháp - Mỹ
14:58' - 01/10/2019
Căng thẳng thương mại Pháp - Mỹ tạm thời chấm dứt nhưng các nhà phân tích thị trường vẫn giữ mối hoài nghi về mối nguy cơ tiếp tục treo lơ lửng trên các sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Pháp.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp cắt giảm hơn 9 tỷ euro tiền thuế cho các hộ gia đình
12:49' - 27/09/2019
Ngày 26/9, Chính phủ Pháp đã công bố dự thảo ngân sách năm 2020, trong đó bao gồm kế hoạch cắt giảm hơn 9 tỷ euro (10 tỷ USD) tiền thuế cho các hộ gia đình.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc hoàn thành sớm mục tiêu thu hút FDI giai đoạn 2021-2025
20:37' - 18/07/2025
Trung Quốc đã hoàn thành sớm mục tiêu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) theo Kế hoạch 5 năm lần thứ 14 (2021-2025).
-
Kinh tế Thế giới
Thái Lan dự kiến chịu mức thuế quan Mỹ tương đương các nước trong khu vực
16:08' - 18/07/2025
Thái Lan dự kiến sẽ nhận được mức thuế quan của Mỹ gần bằng mức thuế áp dụng cho các quốc gia khác trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc phát hiện loại đất hiếm mới
15:37' - 18/07/2025
Các nhà địa chất Trung Quốc vừa phát hiện một mỏ lớn chứa khoáng vật đất hiếm chưa từng được biết đến trước đây tại khu tự trị Nội Mông, miền Bắc nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ đang làm chao đảo các công xưởng tại Trung Quốc
14:57' - 18/07/2025
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm đảo lộn chuỗi cung ứng toàn cầu, các nhà sản xuất Trung Quốc đang phải chạy đua để thích ứng.
-
Kinh tế Thế giới
EU thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga
14:52' - 18/07/2025
EU đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ 18 nhằm vào Nga liên quan đến cuộc xung đột tại Ukraine. Đây được đánh giá là một trong những gói biện pháp cứng rắn nhất từng được EU áp dụng.
-
Kinh tế Thế giới
Larry Ellison trở thành người giàu thứ hai thế giới
11:02' - 18/07/2025
Nhà sáng lập Oracle, ông Larry Ellison đã “soán ngôi” Giám đốc điều hành (CEO) Meta của ông Mark Zuckerberg và trở thành người giàu thứ hai thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Cuba ứng phó với khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm
10:11' - 18/07/2025
Trong phiên họp thứ 5 Quốc hội khóa X diễn ra trong ngày 16-17/7, Chính phủ Cuba đã công bố hàng loạt biện pháp nhằm ứng phó với cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất trong 30 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Giá thực phẩm tăng cao do biến đổi khí hậu
09:34' - 18/07/2025
Tháng Sáu vừa qua, lạm phát tại Bỉ đã trở lại mức gần như bình thường, khoảng 2%. Với cơ chế điều chỉnh lương theo chỉ số giá tiêu dùng, người tiêu dùng lẽ ra không phải chịu tác động mạnh.
-
Kinh tế Thế giới
Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ Latinh tăng 7,1% trong năm 2024
08:15' - 18/07/2025
Theo báo cáo mới công bố của Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (CEPAL), dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào khu vực này đã đạt 188,962 tỷ USD trong năm 2024, tăng 7,1% so với năm 2023.