Những sản phẩm có giá bán rẻ hơn thời đại dịch
Sự xuất hiện đầy bất ngờ của đại dịch COVID-19 vào cuối năm 2019 đã làm thay đổi mọi thứ. Xuyên suốt các nền kinh tế, mọi thứ dường như đang trở nên đắt đỏ hơn do hoạt động thương mại và chuỗi cung ứng hàng hóa từ nhiều khu vực trên thế giới bị gián đoạn và đứt gãy, nhất là từ "các đầu tàu" của chuỗi cung ứng như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đức và Liên minh châu Âu (EU), gây ra tình trạng khan hiếm nguồn cung trên toàn cầu.
Tuy nhiên, quan sát thị trường cho thấy giá cả của một số mặt hàng lại trở nên rẻ hơn so với thời điểm trước đại dịch. Dưới đây là 5 nhóm sản phẩm được cho là có mức giá phải chăng hơn so với hồi tháng 2/2020 khi đại dịch bùng phát trên toàn cầu. Quần áo Khi đại dịch buộc người dân Mỹ phải làm việc từ xa, tủ quần áo của họ đã thay đổi. Thay vì lựa chọn những bộ vest lịch lãm và những chiếc váy thướt tha, điệu đà, giờ đây họ ưu tiên những chiếc quần thể thao và áo phông. Tuy nhiên, khi các nền kinh tế đang dần mở cửa trở lại, văn phòng, nhà hàng và rất nhiều hoạt động khác trở lại guồng quay thường nhật, người dân có xu hướng “làm mới” tủ quần áo của mình. Và may mắn thay, một số quần áo đang có mức giá được coi là rẻ hơn giai đoạn trước đại dịch. Tại Mỹ, giá quần áo của cả nam và nữ đều đã giảm. Theo Cục thống kê Lao động nước này, kể từ tháng 2/2020, trong khi giá trang phục nam giới đã giảm tới 7,2% thì đối với trang phục nữ giới, con số này là 5,9%. Đặc biệt, giá váy của phụ nữ đã giảm đến 12,1% trong thời kỳ đại dịch. Những bộ vest nam và áo khoác thể thao thậm chí giảm mạnh hơn, lên tới 21,5% so với hồi tháng 2/2020. Đi lại Khi đại dịch hoành hành, việc người dân được khuyến khích ở nhà nhiều hơn có nghĩa là khối lượng di chuyển cũng ít hơn. Tuy nhiên, khi nhiều người Mỹ đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19, nhu cầu di chuyển bằng xe lửa và xe buýt đang tăng dần về mức bình thường. May mắn thay, phương tiện công cộng nội địa đang rẻ hơn khoảng 2,9% so với hồi tháng Hai năm ngoái. Do đó, nếu bạn chuẩn bị có một chuyến du lịch cuối tuần, mặc dù bữa ăn hay đồ uống của bạn có thể đắt hơn bình thường, nhưng chi phí đi lại sẽ rẻ hơn đáng kể so với 16 tháng trước. Sự kiện thể thao Nước Mỹ đã bước vào mùa thi đấu bóng chày và sẽ thật tuyệt nếu khán giả được hoà chung không khí sôi động trong một sân vận động đầy ắp người. Vé vào cửa các sự kiện thể thao rẻ đã hơn 1,8% so với giai đoạn trước đại dịch và mặc dù đây không phải là một sự khác biệt lớn, điều quan trọng là trong khi hầu như mọi thứ khác đều đang trở nên đắt đỏ hơn, chúng ta vẫn tìm thấy một điểm khác biệt dù là rất nhỏ. Vật nuôi Nhu cầu về vật nuôi và đồ dùng cho vật nuôi đã tăng vọt trong đại dịch khi người Mỹ phải dành phần lớn thời gian ở nhà. Tuy nhiên, khi mọi thứ trở nên bình thường trở lại, người dân vẫn có thể sẵn sàng mua thêm đồ chơi cho “thú cưng” của mình, bởi giá đồ dùng cho vật nuôi đã giảm so với giai đoạn trước đại dịch. Giá mua thú cưng đã rẻ hơn 1,8% so với hồi tháng 2/2020. Trong khi đó, đồ dùng và phụ kiện cho thú cưng cũng giảm đến 3,8% kể từ khi đại dịch bắt đầu. Chăm sóc sức khỏe Khi đại dịch xuất hiện, việc chăm sóc sức khỏe trở nên quan trọng hơn trước. Tuy nhiên, nhu cầu thăm khám định kỳ lại ít được ưu tiên hơn. Kể từ tháng 2/2020, giá các mặt hàng chăm sóc y tế, bao gồm các loại thuốc và vật tư y tế khác, đã giảm hơn 2,3%. Ở các danh mục cụ thể hơn, giá thuốc, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, đã giảm 2,2%. Trong khi đó, các thiết bị và vật tư y tế, bao gồm các mặt hàng như băng gạc, thuốc tránh thai, miếng đệm sưởi và ghế lăn, chứng kiến biến động giá lớn nhất với mức giảm 5,8% kể từ trước đại dịch./.>>Quan chức Fed: Nhiều ngành đang chật vật để mở cửa trở lại
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU đạt tiến triển trong chiến dịch tiêm vaccine
16:38' - 18/07/2021
EU đã vượt Mỹ về tỷ lệ người dân được tiêm vaccine và hiện trở thành châu lục có số người được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19 cao nhất thế giới
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ họp trực tuyến để giải quyết tranh cãi về sản lượng
11:40' - 18/07/2021
Ban Thư ký OPEC có trụ sở tại Vienna, Áo cho biết trong một tuyên bố rằng Nhóm OPEC+sẽ có cuộc họp trực tuyến lúc 10 giờ GMT (17 giờ cùng ngày theo giờ Việt Nam).
-
Kinh tế Việt Nam
Cung ứng hàng hóa cho phía Nam: Mong… chợ đừng đông
21:06' - 14/07/2021
Tại Khánh Hòa, hàng hóa phong phú, đảm bảo cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng. Người dân không tập trung đông người mua sắm tích trữ hàng hóa, tránh dẫn đến không đảm bảo phòng chống dịch.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Xúc tiến mở rộng thị trường mới xuất khẩu hạt điều
16:43' - 14/07/2025
Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết, mục tiêu xuất khẩu hạt điều năm 2025 là 4,5 tỷ USD tăng 2,7% so với cùng kỳ 2024. Như vậy, xuất khẩu mặt hàng này 6 tháng cuối năm cần đạt khoảng 2,2 tỷ USD.
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15' - 12/07/2025
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.