Những thách thức kinh tế đối với chính phủ mới tại Malaysia
Sau cuộc Tổng tuyển cử lần thứ 15 vào ngày 19/11 vừa qua, không có liên minh chính trị nào tại Malaysia giành đa số tối thiểu tại Hạ viện để thành lập chính phủ và buộc các chính đảng phải thành lập liên minh chính trị để lãnh đạo đất nước.
Chiều ngày 24/11, Quốc vương Malaysia Abdullah đã công bố chọn thủ lĩnh liên minh Hy vọng Anwar Ibrahim làm Thủ tướng thứ 10 của quốc gia Đông Nam Á này. Theo giới phân tích, chính quyền mới sẽ không có nhiều thời gian để ăn mừng mà phải ngay lập tức giải quyết một số thách thức kinh tế khó khăn mà quốc gia Đông Nam Á đang đối mặt.
Vấn đề đầu tiên trong chương trình nghị sự đó là Bộ trưởng Tài chính mới cần phải giám sát việc soạn thảo một loạt đề xuất mới cho Dự thảo Ngân sách 2023. Theo Ngân hàng Đầu tư RHB (RHB IB), kết quả bầu cử đã cho thấy cử tri không mấy ủng hộ Dự thảo Ngân sách liên bang được công bố vào ngày 7/10 và được coi là vô hiệu sau khi Quốc hội giải tán vào ngày 10/10.Với những diễn biến tình hình mới nhất, việc xây dựng Dự thảo Ngân sách 2023 của chính phủ mới sẽ mang tính khả thi cao hơn. RHB IB cho hay, mốc thời gian bàn thảo về ngân sách lý tưởng nhất là vào tháng 12, nhưng hiện tại điều này dường như không chắc chắn và phụ thuộc vào thời điểm thành lập Nội các mới.Tiến sỹ Zokhri Idris, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chính trị và kinh tế Malaysia (PEACE), nhấn mạnh rằng việc thông qua Ngân sách 2023 là nhiệm vụ cấp bách nhất mà chính phủ mới phải hoàn thành. Đây còn là bài kiểm tra tín nhiệm đối với Thủ tướng Anwar Ibrahim sau khi thành lập chính phủ.Theo Giáo sư Shankaran Nambiar, chuyên gia nghiên cứu cao cấp tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Malaysia (MIER), với chính phủ mới nên nắm quyền, Dự thảo Ngân sách 2023 sẽ có những thay đổi khi mà quốc gia Đông Nam Á đang phải đối mặt với ba thách thức kinh tế quan trọng.Ông cho biết, giới phân tích đã dự báo kinh tế toàn cầu nói chung và Malaysia nói riêng trong năm 2023 sẽ phải đối mặt với nguy cơ suy thoái. Chính vì vậy, chính phủ của Thủ tướng Anwar cần chuẩn bị sẵn sàng để ứng phó với những khó khăn này, và có thể buộc phải áp dụng ngân sách mở rộng. Bài toán đặt ra là chính phủ có nguy cơ rơi vào bẫy bội chi, cũng như làm thế nào để cân đối thu chi và phân bổ hợp lý các hạng mục.Vấn đề thứ hai là ứng phó với lạm phát – nhiệm vụ mà Thủ tướng Anwar đã nêu ra đầu tiên sau khi nhậm chức ngày 24/11. Giáo sư Shankaran Nambiar nhấn mạnh, vấn đề lạm phát với giá cả tăng cao và sức mua suy giảm là thách thức hàng đầu mà chính phủ mới cần giải quyết. Theo Ngân hàng Trung ương Malaysia, tỷ lệ lạm phát của nền kinh tế Đông Nam Á này có thể lên tới 4,5% vào quý III/2022. Cùng với đó, đồng ringgit (RM) đang mất giá so với đồng USD sẽ càng khiến áp lực xử lý vấn đề lạm pháp gia tăng.Đồng nội tệ của Malaysia đã chịu áp lực do đồng USD mạnh lên khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất tới 6 lần trong năm 2022. Để ứng phó, BNM đã tăng lãi suất chính sách qua đêm (OPR) 4 bốn lần từ đầu năm tới nay với biên độ trong mỗi lần tăng 0,25 điểm phần trăm.Thách thức lớn thứ ba chờ đợi chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim là thu hút đầu tư nước ngoài. Malaysia luôn dành nhiều ưu đãi cho các nhà đầu tư nước ngoài với các chính sách thân thiện với doanh nghiệp, chào đón đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI).Giáo sư Nambiar kỳ vọng chính phủ mới tiếp tục duy trì những chính sách đã mang lại lợi ích cho Malaysia trong nhiều thập kỷ. Ông nhấn mạnh, là một nền kinh tế nhỏ được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng trưởng định hướng xuất khẩu và FDI, chính phủ mới nên đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài.
Đồng tình với điểm này, Tiến sỹ Zokhri chia sẻ, mặc dù chính sách của Malaysia đối với FDI và các cam kết về một quốc gia thân thiện với FDI luôn nhất quán nhưng điều này sẽ không đủ Malaysia để thu hút dòng vốn đầu tư vào trong nước. Trước năm 2018, dòng vốn đầu tư đổ vào nền kinh tế này là do sự ổn định của chính phủ cho dù Malaysia đã trải qua cuộc khủng hoảng cho vay dưới chuẩn năm 2008.Trưởng bộ phận nghiên cứu của MIDF Imran Yusof nhận định, dòng vốn FDI không phụ thuộc vào các đảng phái chính trị và các quyết định đầu tư sẽ dựa trên các chính sách của chính phủ. Ông chỉ ra rằng sự ổn định của các chính sách đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhà đầu tư, các ưu đãi liên quan đến FDI do Bộ Công nghiệp và Thương mại quốc tế đưa ra sẽ không thay đổi cho dù đảng nào lãnh đạo chính phủ.Các biện pháp hướng tới người dân và củng cố tài chính dần dần được cho sẽ vẫn là ưu tiên hàng đầu của chính phủ mới. Việc hỗ trợ tiền mặt hay các hình thức hỗ trợ khác cho các hộ gia đình có thu nhập trung bình và thấp có thể sẽ tiếp tục được triển khai.Đối với chính phủ của Thủ tướng Anwar Ibrahim, thành công hay thất bại trong việc vượt qua 3 thách thức kinh tế trọng yếu nêu trên có thể quyết định rất rõ liệu chính phủ đó thể duy trì sự lãnh đạo hết nhiệm kỳ 5 năm tới cũng như trong các cuộc bầu cử tiếp theo hay không./.
- Từ khóa :
- malaysia
- Thủ tướng Anwar Ibrahim
- kinh tế malaysia
Tin liên quan
-
Tài chính
Malaysia đánh giá lại chương trình trợ cấp chi phí sinh hoạt
07:20' - 28/11/2022
Ngày 27/11, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo chính phủ sẽ xem xét, đánh giá lại hiệu quả của chương trình trợ cấp nhằm hỗ trợ tốt hơn cho người dân đang vật lộn với chi phí sinh hoạt tăng.
-
Công nghệ
Malaysia sẽ tăng 30% sản lượng quốc gia ở các lĩnh vực nhờ AI
08:17' - 24/11/2022
Chính sách Quốc gia về Cách mạng Công nghiệp 4.0 của Malaysia sẽ tăng 30% sản lượng quốc gia ở các lĩnh vực vào cuối năm 2030, trong đó AI đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được mục tiêu này.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyên gia: Tình hình chính trị tại Malaysia ảnh hưởng xấu tới thị trường và đồng nội tệ
21:38' - 23/11/2022
Sau cuộc Tổng tuyển cử hôm 19/11, không có bất kỳ liên minh nào tại Malaysia giành đủ đa số tối thiểu để thành lập chính phủ dẫn đến tình trạng Quốc hội treo.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Malaysia tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN
18:05' - 13/11/2022
Bộ trưởng Y tế Malaysia Khairy Jamaluddin cho biết, trong quý III/2022 và trong 9 tháng của năm 2022, Malaysia là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong số 6 quốc gia ASEAN.
-
Kinh tế Thế giới
Malaysia mong muốn một cơ chế hợp tác tiền tệ quốc tế hiệu quả hơn
17:20' - 13/11/2022
Tại hội nghị cấp cao ASEAN-Liên hợp quốc, Malaysia bày tỏ mong muốn có một cơ chế hợp tác tiền tệ quốc tế công bằng và hiệu quả hơn để giải quyết những nhu cầu và thực tế của các nước đang phát triển.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Lý do Trung Quốc tăng cường đầu tư vào Nam Mỹ
05:30'
Theo tạp chí La Tribune, việc Chủ tịch Trung Quốc khánh thành một siêu cảng ở Chancay, miền Bắc Peru, cho thấy chính sách tăng cường đầu tư của Bắc Kinh vào khu vực Nam Mỹ.
-
Phân tích - Dự báo
Yếu tố quyết định sự phục hồi kinh tế Thái Lan
06:30' - 23/11/2024
Tăng trưởng kinh tế của Thái Lan có thể đối mặt với rủi ro suy giảm nếu Tổng thống đắc cử của Mỹ Donald Trump theo đuổi các chính sách thương mại quyết liệt mà ông đã đưa ra trong chiến dịch tranh cử.
-
Phân tích - Dự báo
"Chảy máu” vốn vì cơn sốt tiền điện tử và cổ phiếu Mỹ
05:30' - 23/11/2024
Thị trường tiền điện tử ở Hàn Quốc đã nổi lên như một kênh đầu tư thay thế hấp dẫn so với các sàn giao dịch chứng khoán nội địa đang đi xuống.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho lĩnh vực bán lẻ của Trung Quốc
06:30' - 22/11/2024
Tại Trung Quốc, trong khi người dân tại các đô thị lớn đang phải “thắt lưng buộc bụng” do triển vọng kinh tế không chắc chắn, một câu chuyện lạc quan hơn đang diễn ra ở các thành phố cấp 3 và cấp 4.
-
Phân tích - Dự báo
Mỹ Latinh và bài toán tận dụng tối ưu nguồn vốn FDI
05:30' - 22/11/2024
Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có ý nghĩa to lớn đối với các nước Mỹ Latinh trong việc hoạch định các chính sách kinh tế và chiến lược hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế.
-
Phân tích - Dự báo
Thế khó của OPEC+ trong việc cân bằng thị trường dầu mỏ
16:04' - 21/11/2024
Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác do Nga dẫn đầu, còn được gọi là OPEC+, sẽ có rất ít khả năng điều chỉnh chính sách dầu mỏ khi nhóm họp vào tháng 12 tới.
-
Phân tích - Dự báo
Nhiệm kỳ Trump 2.0: Thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp thực phẩm
05:30' - 21/11/2024
Theo trang mạng sasktoday.ca, việc ông Trump tái đắc cử chắc chắn là một sự kiện quan trọng, và lần này, người dân Canada có thể sẽ tiếp cận sự kiện này với nhiều sự dè dặt hơn.
-
Phân tích - Dự báo
Giá thực phẩm leo thang- Thách thức đối với kinh tế Nga
06:30' - 20/11/2024
Người dân Nga vật lộn với giá thực phẩm tăng cao ngay cả trước giai đoạn tăng đỉnh điểm trong năm nay.
-
Phân tích - Dự báo
Dầu khí sẽ là một trong những ưu tiên của chính quyền Trump
05:30' - 20/11/2024
Trong chiến dịch tranh cử của mình, ông Trump cam kết sẽ tối đa hóa sản lượng dầu thô của Mỹ và tiếp tục phủ nhận biến đổi khí hậu.