Những thách thức kinh tế lớn đang chờ đợi Nghị viện châu Âu mới

06:30' - 31/05/2024
BNEWS Cử tri châu Âu xác định an ninh, di cư và duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế là những ưu tiên cấp bách. Do đó, Nghị viện châu Âu trong nhiệm kỳ tới phải sớm có sự chuẩn bị phù hợp.

 

Theo trang mạng archiv.hn.cz, Nghị viện châu Âu có vai trò đáng kể trong một số quyết định của Liên minh châu Âu (EU). Mặc dù đây không phải là cơ quan có toàn quyền quyết định, nhưng quyền lực của Nghị viện châu Âu vẫn đang tăng lên và trên hết, đây là cơ quan được bầu trực tiếp duy nhất của EU.

Với những diễn biến hiện nay trên thế giới và ở châu Âu, rõ ràng Nghị viện châu Âu mới sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn nhất trong lịch sử và cử tri Czech cũng nhìn nhận điều đó như vậy. Theo kết quả khảo sát của cơ quan Ipsos cho ČTK, cử tri Czech đặt nhiều kỳ vọng vào “cú hích” từ một Nghị viện châu Âu mới được bầu.

Các cử tri xác định an ninh, di cư và duy trì khả năng cạnh tranh của nền kinh tế EU trên thị trường toàn cầu là những ưu tiên tuyệt đối. Do đó, các Nghị sỹ châu Âu (MEP) trong nhiệm kỳ tới phải có sự chuẩn bị để đối phó với những vấn đề rất cấp bách này. Nghị viện châu Âu mới có thể đạt được những thành công hay sẽ nhận về những thất bại nặng nề và cơ quan này đã sẵn sàng để đối mặt với các thách thức đó chưa? Đây là những câu hỏi cần được giải đáp?

Đầu tiên, cần phải biết rằng Nghị viện châu Âu mới sẽ có nhiều hơn 15 MEP so với 705 thành viên hiện nay. Các quốc gia đã trải qua những thay đổi đáng kể về nhân khẩu học kể từ năm 2019 sẽ có thêm đại diện của họ, đó là các quốc gia như Pháp, Ba Lan, Tây Ban Nha, Hà Lan, Bỉ, Áo, Phần Lan, Đan Mạch, Slovakia, Ireland, Slovenia và Latvia. Tức là về mặt vật lý, một Nghị viện đông hơn trước sẽ được kỳ vọng giải quyết các công việc tốt hơn nhiệm kỳ trước đó.

 

Những thay đổi trong thành phần chính trị của Nghị viện châu Âu sẽ mở ra những lựa chọn hợp tác mới, bao gồm cả ở một số quốc gia thành viên nơi các đảng bên ngoài liên minh châu Âu hiện tại (ví dụ như ở Italy hoặc gần đây ở Hà Lan) hiện đang nắm quyền. Do đó, có thể mong đợi sự hỗ trợ cho các ưu tiên đã đề cập của Nghị viện châu Âu.

 

Sự nhấn mạnh vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế châu Âu, chuyển đổi kỹ thuật số chắc chắn sẽ tăng lên và cũng có thể xảy ra sai lệch nhất định so với cách tiếp cận quản lý mạnh mẽ đối với chính sách kinh tế và việc nới lỏng chính sách bảo vệ khí hậu nghiêm ngặt. Chính sách di cư của châu Âu cũng có thể có những thay đổi, theo hướng tiếp cận hạn chế hơn nhiều.

Thực tế là những thách thức phức tạp đang chờ đợi các MEP trong tương lai cũng được minh họa rõ ràng qua một bức thư ngỏ gửi tới các nhà lãnh đạo châu Âu với tựa đề "Thư gửi châu Âu", được viết bởi một trong những người tiên phong của ngành công nghiệp ô tô châu Âu, ông Luca de Meo, vào tháng 3/2024 khiến giới truyền thông châu Âu khuấy động. Đó là bản báo cáo trung thực về thái độ của EU và các nước thành viên đối với nền kinh tế nói chung, nhưng trên hết là đối với ngành công nghiệp ô tô, mà tác giả gọi là trụ cột của nền kinh tế châu Âu.

Ngoài việc chẩn đoán các vấn đề cụ thể, ông de Meo còn tóm tắt sáu thách thức chính đối với ngành công nghiệp ô tô của châu Âu hiện nay là: khử carbon, cách mạng kỹ thuật số, các quy định, bất ổn công nghệ, biến động giá cả và đào tạo nhân viên. Bức thư cũng nêu những đề xuất giải pháp cho các nhà lãnh đạo nhằm giúp bù đắp tổn thất mà các công ty ô tô châu Âu phải gánh chịu trước những doanh nghiệp đối thủ châu Á và Mỹ.

Tin liên quan


Tin cùng chuyên mục