Những tín hiệu thay đổi trên thị trường tài chính sau ngày bầu cử Tổng thống Mỹ
Trong bối cảnh ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden giành được lợi thế rõ ràng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, báo The Straits Times (Singapore) cho rằng, bất chấp lợi thế nghiêng về đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng, họ đã mất ghế trong Hạ viện và một cuộc chiến căng thẳng đang diễn ra để giành quyền kiểm soát Thượng viện.
Chính quyền của ông Biden có thể sẽ phải tiếp nhận một nền kinh tế tăng trưởng tồi nhất đối với bất kỳ nhà lãnh đạo sắp tới nào của Mỹ với tỷ lệ thất nghiệp lên tới 9%.
Trong khi đó, số ca mắc COVID-19 tiếp tục tăng cao, với 100.000 ca mắc mới mỗi ngày. Ông Biden cũng sẽ lãnh đạo một đất nước bị chia rẽ sâu sắc và một đảng Dân chủ có chương trình nghị sự rất rộng và đôi khi mâu thuẫn.
Các chính sách thúc đẩy phục hồi kinh tế và tăng trưởng việc làm được cho là tiền đề và đóng vai trò trung tâm đối với chính quyền mới, ngay cả khi việc đánh bại COVID-19 vẫn là trọng tâm chính.
Tuy nhiên, những người trong cuộc chỉ ra rằng đã có một sự thay đổi đáng chú ý trên thị trường trong tuần qua, từ "Giao dịch Trump" chuyển sang hướng tới "Cá cược Biden" khi Phố Wall tranh giành danh mục đầu tư.
Trong khi Tổng thống đương nhiệm Donald Trump chưa bao giờ rõ ràng về các ưu tiên chính sách của mình, ông Biden thể hiện sự ủng hộ các sáng kiến phát triển bền vững và chi tiêu xã hội cao hơn. Chính quyền của ông Biden cũng sẽ tăng đáng kể chi tiêu cho nỗ lực giảm nhẹ biến đổi khí hậu. Điều này có nghĩa là sẽ có nhiều sự khuyến khích hơn đối với năng lượng tái tạo và năng lượng xanh.
Mặt khác, lĩnh vực dầu mỏ và nhiên liệu hóa thạch truyền thống có thể phải đối mặt với những trở ngại về quy định khi chính quyền cắt giảm hỗ trợ và không khuyến khích phát triển. Các ưu tiên của chính quyền mới cũng có thể là các dự án nâng cao công nghệ và các công ty khởi nghiệp, bao gồm triển khai mạng 5G và tăng chi tiêu cho nghiên cứu y sinh.
Trong tuần qua, các thông tin cho thấy các nhà đầu tư bắt đầu đổ xô vào năng lượng tái tạo, các ngành công nghiệp và các lĩnh vực khác có thể được hưởng lợi nếu ông Biden trở thành chủ nhân mới của Nhà Trắng.
Trên mặt trận đối ngoại, mặc dù chính quyền mới có thể cứng rắn với Trung Quốc và những hành vi được cho là không công bằng trong hệ thống thương mại toàn cầu, nhưng có khả năng Chính quyền của ông Biden sẽ thực hiện một cách tiếp cận đa phương, theo xu hướng toàn cầu, dựa trên hòa giải và đàm phán nhiều hơn để giải quyết những vấn đề này.
Ở trong nước, Chính quyền của ông Biden cũng có khả năng thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều hơn. Nhưng làm thế nào để kế hoạch này sẽ được tài trợ là một vấn đề quan trọng. Lập luận một cách thẳng thắn hơn thì điều này dẫn đến khả năng tăng thuế.
Các chuyên gia ngân hàng UBS tính toán rằng nếu Chính quyền của ông Biden tăng thuế doanh nghiệp từ 21% hiện nay lên 28%, điều đó sẽ làm giảm thu nhập trên mỗi cổ phiếu S&P 500 khoảng 5%. Các chuyên gia này cũng dự báo rằng việc đánh thuế cao hơn đối với thu nhập, vốn và cổ tức của những người giàu có, có thể gây nản lòng.
UBS lưu ý: "Hầu như tất cả các công ty sẽ phải đối mặt với viễn cảnh thuế doanh nghiệp cao hơn. Nhưng hãy nhớ rằng việc tăng thuế có thể được giảm dần theo thời gian và chi tiêu chính phủ cao hơn có thể vượt quá mức tăng thuế".
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng một Quốc hội bị chia rẽ (Hạ viện do đảng Dân chủ kiểm soát, Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát) có thể ngăn cản ông Biden thực hiện chương trình nghị sự kinh tế đầy đủ của mình, bao gồm kế hoạch "chia tay" các công ty công nghệ lớn, tăng thuế suất và thắt chặt quy định trong các lĩnh vực tài chính và năng lượng.
Ông Biden cũng không thể thực hiện một gói kích thích bổ sung lên tới 2.200 tỷ USD mà đảng Dân chủ đã đề xuất để chống COVID-19. Thượng viện do đảng Cộng hòa kiểm soát đã đẩy lùi gói kích thích này. Điều này cho thấy một rào cản đối với ông Biden khi ông cố gắng nâng đỡ nền kinh tế Mỹ trong bối cảnh làn sóng COVID-19 mới tái bùng phát.
Mặt khác, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) "bóng gió" rằng họ có thể can thiệp bằng các biện pháp tích cực hơn để bảo vệ nền kinh tế nếu các chính trị gia không đưa ra được biện pháp kích thích tài khóa cần thiết.
Ông Vasu Menon, Giám đốc điều hành phụ trách chiến lược đầu tư của ngân hàng OCBC, cho biết: "Điều này có thể giúp hậu thuẫn cho nền kinh tế và có ý nghĩa tích cực đối với các tài sản rủi ro như cổ phiếu và trái phiếu lợi suất cao".
Mặc dù ông Biden có thể không thuyết phục được đảng Cộng hòa chấp nhận một gói kích thích tài chính ngắn hạn lớn để đưa nền kinh tế thoát khỏi đại dịch, nhưng ông có thể thuyết phục Thượng viện về khoản chi tiêu lớn cho các nhu cầu dài hạn như cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và năng lượng sạch.
Như Bộ trưởng cấp cao kiêm Bộ trưởng điều phối các chính sách xã hội của Singapore - ông Tharman Shanmugaratnam đã lưu ý trong bài đăng trên Facebook mới đây, việc ông Biden và ban lãnh đạo Thượng viện Mỹ tìm ra được những cách thức để làm việc cùng nhau vì lợi ích quốc gia không phải là điều không thể.
Dù vậy, các chính sách của ông vẫn có thể tỏ ra không phù hợp với nền kinh tế Mỹ. Điều này cùng với các chính sách ôn hòa của Fed, thâm hụt ngân sách gia tăng của Mỹ và chủ nghĩa bảo hộ thương mại giảm đối với Trung Quốc có thể khiến đồng USD suy yếu, đồng thời mang lại lợi ích cho các đồng tiền của thị trường châu Á và các thị trường mới nổi.
Ông Menon cho biết thêm: "Điều này cũng có thể có lợi cho các tài sản rủi ro như cổ phiếu và trái phiếu có lợi suất cao ở châu Á và các thị trường mới nổi, vốn thường có xu hướng hưởng lợi từ sự suy yếu của đồng USD".
Việc ông Biden không thể chia tay các công ty công nghệ lớn và áp đặt các quy định chặt chẽ hơn đối với lĩnh vực năng lượng và tài chính cũng có thể xua tan đám mây bất trắc cho các lĩnh vực này. Tuy nhiên, ngành tài chính có thể tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn do giai đoạn lãi suất giảm kéo dài.
Tuy nhiên, nếu ông Biden làm tốt hơn ông Trump trong việc kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và nếu sớm tìm được loại vắc-xin an toàn, thì triển vọng phục hồi kinh tế bền vững hơn vẫn có thể mang lại lợi ích cho các lĩnh vực theo chu kỳ.
Nhưng có một yếu tố quan trọng hơn có thể xác định mọi việc sẽ diễn ra như thế nào trong hai tháng tới, đó là nguy cơ Tổng thống Trump có thể không từ bỏ nhiệm sở. Nếu điều này xảy ra, sự hỗn loạn có thể "ngự trị" cho đến thời điểm tổng thống mới nhậm chức vào ngày 20/1. Và thị trường sẽ hỗn loạn.
Ngoài ra, các nhà đầu tư cần phải có đầu óc thực tế về lợi nhuận đầu tư có thể đạt được từ đây. Thị trường đã tăng mạnh kể từ tháng Tư và nhiều cổ phiếu đang giao dịch ở mức định giá cao. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán nhìn chung đều tăng trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ tổng thống mới.
Trong khi phần lớn các động thái sẽ diễn ra ở Phố Wall, các thị trường châu Á nói chung và thị trường Singapore nói riêng, sẽ tiếp nhận tín hiệu từ New York./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump lần đầu tiên đề cập ông Joe Biden thắng cử
21:19' - 15/11/2020
Ngày 15/11, Tổng thống Donald Trump đã đăng trên Twitter công khai thừa nhận đối thủ Joe Biden đã thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Mỹ ngày 3/11 vừa qua nhưng cho rằng "thắng vì bầu cử gian lận".
-
Kinh tế Thế giới
Làn sóng COVID-19 mới "bao phủ" nền kinh tế Mỹ
14:30' - 15/11/2020
Trong thời gian vừa qua, một loạt các nhà kinh tế Mỹ nhận định việc kiểm soát và ngăn chặn được đại dịch COVID-19 chính là "chìa khóa" để chữa lành vết thương của nền kinh tế Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Chính sách kinh tế của ông Biden nếu trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ
12:50' - 14/11/2020
Chương trình hành động của ông Biden sẽ giải quyết tình trạng bất bình đẳng, cung cấp các khoản đầu tư quan trọng cho người dân, hạ tầng cơ sở và môi trường.
-
Chứng khoán
Chứng khoán Mỹ tăng điểm tuần thứ hai nhờ thông tin tích cực về vắc-xin COVID-19
12:26' - 14/11/2020
Tuần qua, thị trường ghi nhận biến động ở mức cao, do tác động của diễn biến liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng như sự gia tăng đột biến các ca mắc COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Nga: Một nửa số khách hàng của Gazprom đã mở tài khoản đồng ruble
21:10' - 19/05/2022
Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak ngày 19/5 cho biết khoảng một nửa trong số 54 công ty ký hợp đồng mua khí đốt với tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga đã mở tài khoản bằng đồng ruble của nước này.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng Đức O. Scholz: Không thể đẩy nhanh tiến trình gia nhập EU của Ukraine
19:42' - 19/05/2022
Ngày 19/5, Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho rằng không thể đẩy nhanh tiến trình gia nhập Liên minh châu Âu (EU) của Ukraine, cho dù xung đột đang diễn ra ở quốc gia Đông Âu này.
-
Kinh tế Thế giới
Kế hoạch chuyển đổi APEC thành khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới
14:57' - 19/05/2022
Các hội nghị của APEC vào cuối tuần này là một phần trong chương trình nghị sự của mục tiêu đầy tham vọng là tạo ra một khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ đối mặt với nguy cơ “hạ cánh cứng”
12:46' - 19/05/2022
Theo các nhà kinh tế học của tập đoàn tài chính Morgan Stanley, nguy cơ suy thoái ở Mỹ đang gia tăng nhanh chóng vì lạm phát cao liên tục có nguy cơ ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế.
-
Kinh tế Thế giới
Tỷ lệ thất nghiệp của Australia thấp nhất trong vòng 48 năm
11:29' - 19/05/2022
Số liệu do Cơ quan Thống kê Australia (ABS) công bố ngày 19/5 cho thấy khoảng 4.000 người đã tìm được việc làm mới trong tháng vừa qua, hỗ trợ đưa con số thất nghiệp giảm 11.000 người.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế đối với cải dầu của Canada
08:35' - 19/05/2022
Chính phủ Canada ngày 18/5 cho biết Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế đối với cải dầu của Canada sau tranh chấp thương mại kéo dài 3 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Quan chức Mỹ nhận định về vấn đề Nga thanh toán trái phiếu
08:06' - 19/05/2022
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen ngày 18/5 cho biết ít có khả năng Washington sẽ gia hạn giấy phép giúp Nga thực hiện các giao dịch thanh toán trái phiếu với các nhà đầu tư Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Lạm phát tại Canada xác lập mức cao kỷ lục mới của 31 năm
07:40' - 19/05/2022
Tỷ lệ lạm phát tại Canada trong tháng Tư vừa qua đã lập mức cao kỷ lục mới của 31 năm.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ ghi nhận số liệu tích cực về thu hút FDI
07:15' - 19/05/2022
Thông báo của Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI - ngân hàng trung ương) cho biết đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào quốc gia Nam Á đang tăng lên hàng năm.