Những "vết nứt" trong bong bóng ngành xa xỉ phẩm châu Âu
Cổ phiếu của tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất châu Âu theo giá trị thị trường, đã chịu áp lực giảm bởi doanh số bán sụt mạnh, kéo theo sự xuống dốc của các sàn giao dịch chứng khoán trên toàn khu vực. Cổ phiếu của tập đoàn kinh doanh xa xỉ phẩm khác là Kering cũng giảm mạnh khi doanh số bán hàng của thương hiệu Gucci đình trệ. Trong khi đó, doanh số bán của các nhãn hàng xa xỉ khác như Burberry của Anh và Hugo Boss của Đức cũng đồng loạt lao dốc. Điều này cho thấy ngành xa xỉ phẩm của châu Âu đang gặp rắc rối.
Trên thực tế, có những thách thức lớn hơn mà các "ông lớn" ngành xa xỉ châu Âu phải đối mặt không chỉ là doanh số bán chậm lại ở phương Đông. Các thương hiệu xa xỉ thường có tuổi đời 50-100 năm và sự sáng tạo của họ đang dần cạn kiệt. Mặc dù họ đã làm rất tốt trong việc làm mới thương hiệu và các sản phẩm trong nhiều thập kỷ, nhưng việc giữ cho chúng luôn phù hợp ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Thêm vào đó, sự cạnh tranh ngày càng tăng từ các thương hiệu cao cấp địa phương của châu Á cũng là mối đe dọa cho ngành xa xỉ châu Âu. Châu Âu có thể có lịch sử trong ngành này nhưng họ không thể mong đợi việc duy trì sự thống trị đối với hàng xa xỉ giống như đối với ô tô hay dược phẩm hoặc bất kỳ ngành công nghiệp lớn nào khác. Tạp chí thời trang Vogue mới đây đã nêu bật bảy "ngôi sao" đang lên của ngành thời trang Trung Quốc, đồng thời dự báo sẽ còn nhiều tên tuổi đáng chú ý như vậy ở Hàn Quốc và các quốc gia khác. Thật khó để những nhà thiết kế đã qua đời cách đây 50 năm hoặc lâu hơn sẽ "giữ chân" người tiêu dùng cao cấp mãi mãi. Sớm muộn gì họ cũng có thể bị loại bỏ bởi các thương hiệu mới. Đó có thể là một lời giải thích thuyết phục hơn cho việc doanh số bán hàng xa xỉ giảm ở Trung Quốc. Các công ty ô tô phương Tây đang bị thay thế bởi các đối thủ trong nước trên thị trường Trung Quốc và các nhà sản xuất túi xách có thể sẽ là mục tiêu tiếp theo. Sự bùng nổ của ngành xa xỉ phẩm là một "cú hích" tuyệt vời cho nền kinh tế và thị trường chứng khoán châu Âu, tạo ra một lượng lớn tài sản cho các tập đoàn hàng đầu, nhà đầu tư và cho nền kinh tế khu vực. Nhiều năm nay, sự phát triển của ngành này dựa trên nguyên tắc rằng người tiêu dùng Trung Quốc và Trung Đông có một sự ham muốn không thể kìm hãm đối với túi xách, trang sức và đồng hồ có giá trị lớn. Tuy vậy, mô hình kinh doanh này đang chịu nhiều áp lực hơn so với nhiều năm trước. Trên thực tế, bong bóng ngành xa xỉ phẩm đã vỡ và nó sẽ không phục hồi sớm, thậm chí là sẽ không bao giờ phục hồi.- Từ khóa :
- Ngành xa xỉ phẩm của châu Âu
- LVMH
- Kening
- Burberry
- Hugo Boss
Tin liên quan
-
Doanh nghiệp
Lợi nhuận của "ông trùm" hàng xa xỉ LVMH giảm sâu
15:12' - 24/07/2024
Ngày 23/7, tập đoàn bán hàng xa xỉ lớn nhất thế giới LVMH (Pháp) thông báo lợi nhuận ròng nửa đầu năm 2024 giảm 14% trong bối cảnh môi trường kinh tế và địa chính trị nhiều biến động.
-
Chuyển động DN
Doanh thu của LVMH giảm tốc
12:10' - 15/10/2023
LVMH đang chứng kiến nhu cầu hàng xa xỉ tăng chậm lại tại Mỹ và châu Âu do lạm phát cao, trong khi sự phục hồi tại Trung Quốc lại diễn ra không đồng đều.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Đồng Tháp lắng nghe, hành động vì doanh nghiệp
08:16'
Mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong đã có buổi làm việc với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phát triển Khu công nghiệp Long Giang và một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
-
Doanh nghiệp
Ferrero (Italy) thâu tóm WK Kellogg với giá 3,1 tỷ USD
07:17'
Ferrero, hãng bánh kẹo của Italy, vừa công bố sẽ mua lại công ty sản xuất ngũ cốc WK Kellogg của Mỹ với giá 23 USD mỗi cổ phiếu.
-
Doanh nghiệp
Phê duyệt chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT
21:03' - 11/07/2025
Tại Văn bản số 6468/VPCP-ĐMDN ngày 11/7/2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc đồng ý chủ trương sáp nhập VNPT-Vinaphone, VNPT-Media vào Công ty mẹ - Tập đoàn VNPT.
-
Doanh nghiệp
Coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì “quản lý”
20:11' - 11/07/2025
Bộ Xây dựng quán triệt toàn thể công chức, viên chức, người lao động đổi mới mạnh mẽ tư duy hành chính từ kiểm soát sang đồng hành, coi doanh nghiệp là đối tượng “phục vụ” thay vì đối tượng “quản lý”.
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" bán lẻ sản phẩm thời trang Trung Quốc liên tiếp vướng rắc rối pháp lý
16:00' - 11/07/2025
Shein có nguy cơ đối mặt với khoản phạt lên tới 150 triệu euro (175 triệu USD) tại Pháp do không tuân thủ đúng quy định về việc xin phép người dùng trước khi theo dõi hoạt động của họ trên Internet.
-
Doanh nghiệp
Công ty mẹ của Uniqlo dự định tăng giá để “giảm đau” do thuế quan
15:46' - 11/07/2025
Các mức thuế quan cao hơn của Mỹ sẽ bắt đầu tác động đáng kể đến hoạt động của Tập đoàn Fast Retailing tại thị trường Mỹ từ cuối năm nay và công ty đã lên kế hoạch tăng giá để giảm thiểu ảnh hưởng.
-
Doanh nghiệp
Bất chấp thuế cao, các công ty Mỹ vẫn khó từ bỏ Trung Quốc
12:50' - 11/07/2025
Việc chuyển hoạt động sản xuất ra khỏi Trung Quốc không phải là một lựa chọn khả thi với nhiều công ty Mỹ, bất chấp mức thuế nhập khẩu cao.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Gần 40% doanh nghiệp dự báo lợi nhuận xuất khẩu giảm mạnh trong năm nay
09:59' - 11/07/2025
Theo kết quả một cuộc khảo sát công bố hôm 11/7, cho thấy gần 40% số công ty lớn tại Hàn Quốc dự đoán lợi nhuận xuất khẩu sẽ giảm vào nửa cuối năm nay so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Doanh nghiệp
Hàn Quốc: Doanh nghiệp thiết bị y tế thâm nhập thị trường Việt Nam
16:56' - 10/07/2025
Thành phố Seongnam, tỉnh Gyeonggi cho biết các doanh nghiệp của tỉnh sẽ tham gia “Triển lãm thiết bị y tế Hàn – Việt được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 10/12-7.