Những yếu tố tác động đến triển vọng kinh tế Thái Lan năm 2022
Bộ trưởng Tài chính Thái Lan Arkhom Termpittayapaisith nhận định rằng nền kinh tế lớn thứ hai Đông Nam Á này có thể đạt mức tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 4% trong năm 2022, trong bối cảnh các cộng đồng toàn cầu đang đối mặt với mối đe dọa từ biến thể Omicron.
Phát biểu tại một hội thảo trực tuyến đầu tuần này, ông Arkhom nói rằng Thái Lan có thể không mất nhiều thời gian để phục hồi hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng COVID-19 so với cuộc khủng hoảng tài chính Tom Yam Kung (tên món súp chua cay của Thái) năm 1997, mà nước này vốn mất hơn hai năm để vượt qua.Theo ông Arkhom, chính phủ đang nỗ lực để từng bước mở cửa lại đất nước và "mở khóa" nhiều hoạt động kinh doanh hơn mặc dù đại dịch vẫn chưa được loại bỏ hoàn toàn. Với tốc độ này, nền kinh tế sẽ phục hồi chậm, với mức tăng GPD 1% dự kiến trong năm nay và tăng trưởng 3,5-4,5% vào năm 2022.Ông Arkhom chỉ ra rằng mặc dù ngành du lịch, chiếm khoảng 12% GDP, đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch, tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực xuất khẩu đã giúp nền kinh tế Thái Lan duy trì ở mức tích cực trong năm nay. Ông Arkhom ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2021 của Thái Lan có thể tăng tới 17%, mức cao nhất trong 12 năm qua. Các yếu tố khác giúp giảm thiểu tác động của COVID-19 là những biện pháp kích thích khác nhau của chính phủ.Bộ trưởng Arkhom nhận xét do mối đe dọa của COVID-19 vẫn còn kéo dài với sự xuất hiện của biến thể Omicron, Thái Lan cần tiếp tục cảnh giác bằng cách tuân thủ các biện pháp kiểm soát dịch bệnh nghiêm ngặt. Bằng cách làm việc cùng nhau giữa các khu vực công và tư, mức tăng GDP 4% vào năm 2022 chắc chắn có thể đạt được.Ông Arkhom cũng cho biết, Chính phủ Thái Lan có thể xem xét giảm các biện pháp kích thích kinh tế một khi nền kinh tế bắt đầu tăng trưởng vào năm 2022 và nhiều doanh nghiệp hơn có thể tiếp tục hoạt động như bình thường. Chính phủ sẽ chuyển trọng tâm chi tiêu từ kích thích kinh tế sang các dự án cơ sở hạ tầng như các tuyến giao thông và hệ thống thủy lợi để làm nền tảng cho các khoản đầu tư trong tương lai.Theo ông Arkhom, những yếu tố sẽ ảnh hưởng đến sự phục hồi kinh tế nói chung và các chính sách của chính phủ trong năm tới là: thực hiện các chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu; thúc đẩy việc sử dụng cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của các cơ quan chính phủ cũng như thị trường vốn, tiền điện tử và công nghệ tài chính (fintech); mở khóa du lịch quốc tế; thúc đẩy các kế hoạch phát triển thị trường vốn mạnh mẽ hơn, đặc biệt là trong ngành công nghiệp kỹ thuật số; và tình hình đại dịch, đặc biệt là liên quan đến biến thể mới Omicron.Trong khi đó, Tổng Giám đốc Văn phòng Chính sách Tài khóa (FPO) Pornchai Thiraveja cho biết, Bộ Tài chính sẵn sàng bơm thêm tiền để phục hồi nền kinh tế nếu biến thể Omicron tấn công đất nước. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu biến thể mới có xuất hiện ở Thái Lan hay không.Ông Pornchai nói rằng nguồn tiền mới có thể được bơm vào thông qua các gói kích cầu hiện có và các gói mới cũng có thể được tung ra. Chính phủ vẫn còn 250 tỷ baht (7,4 tỷ USD) trong tổng số 500 tỷ baht đi vay theo sắc lệnh vay khẩn cấp lần thứ hai để giảm thiểu tác động của đại dịch đối với nền kinh tế. Nếu biến thể mới Omicron đến Thái Lan, các cơ quan nhà nước liên quan sẵn sàng điều chỉnh kế hoạch chi tiêu của ngân sách này để phù hợp với tình hình.Theo Tổng thư ký Hội đồng Phát triển Kinh tế và Xã hội Quốc gia (NESDC) Danucha Pichayanan, các cơ quan liên quan đã thảo luận trực tuyến những kế hoạch khẩn cấp để đối phó với biến thể Omicron nếu biến thể này tấn công Thái Lan. Ông Danucha nhận xét biến thể Omicron có thể gây ra một thách thức tiềm tàng đối với triển vọng kinh tế trong năm tới nếu xuất hiện ở Thái Lan và tình trạng lây nhiễm trở nên lan rộng và nghiêm trọng.Ông Danucha cho biết Bộ Y tế và Tổng cục Du lịch Thái Lan nhất trí rằng chính phủ cần thắt chặt các thủ tục đối với khách du lịch và các chương trình hộp cát du lịch. Biến thể Omicron có thể ảnh hưởng đến lượng khách du lịch nước ngoài trong tháng 12 và mục tiêu của năm tới là 5 triệu lượt du khách.Để ngăn chặn bất kỳ tác động bất lợi nào từ biến thể mới của COVID-19, chính phủ cần đẩy nhanh quá trình tiêm vaccine cho cả những người chưa được chủng ngừa lẫn những người đã tiêm hai liều vaccine. Chính phủ cũng cần phải điều chỉnh lại kế hoạch nhập khẩu vaccine để đảm bảo rằng vaccine nhập khẩu có thể ngăn chặn được biến chủng Omicron.Ngoài ra, trong năm tới, Chính phủ Thái Lan cũng đang được thúc giục tiếp tục nỗ lực tăng cường lĩnh vực xuất khẩu vốn được coi là huyết mạch kinh tế chủ chốt. Nhiều lao động nhập cư hơn có thể được phép vào Thái Lan để ngăn chặn bất kỳ tác động nào đến lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của đất nước, nhưng những quy định y tế cũng phải được thắt chặt để ngăn ngừa các ca nhiễm mới.Ông Danucha cho rằng cần tiếp tục các biện pháp kích thích trong năm tới, nhưng trọng tâm là cơ cấu lại nợ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) cũng như duy trì việc làm trong các doanh nghiệp SME.Chính phủ cần tăng tốc đầu tư cho các dự án phát triển do Ủy ban Đầu tư (BoI) xúc tiến, phát triển cơ sở hạ tầng cho xe điện (EV) như trạm sạc và các bộ phận quan trọng của EV, và các ngành y tế và chăm sóc sức khỏe. Các đặc khu kinh tế ở miền Nam, miền Trung, vùng Đông Bắc và miền Bắc nên được triển khai trong năm tới để thu hút đầu tư./.
- Từ khóa :
- thái lan
- kinh tế thái lan
- dịch covid-19
- omicron
Tin liên quan
-
Công nghệ
Doanh thu từ công nghệ 5G của Thái Lan sẽ đạt 41 tỷ USD vào năm 2030
22:01' - 03/12/2021
Tập đoàn viễn thông Ericsson của Thụy Điển nhận định doanh thu từ công nghệ 5G của Thái Lan sẽ đạt 41 tỷ USD vào năm 2030.
-
Hàng hoá
Thái Lan chi hơn 4 tỷ USD cho chương trình đảm bảo giá lúa gạo
07:42' - 02/12/2021
Nội các Thái Lan đã dành hơn 140 tỷ baht (hơn 4 tỷ USD) cho chương trình đảm bảo giá lúa gạo trong tài khóa 2021-2022.
-
Công nghệ
Thái Lan mua siêu máy tính hiệu quả nhất Đông Nam Á
14:15' - 01/12/2021
Siêu máy tính này sẽ củng cố vị thế của Thái Lan trong lĩnh vực tính toán năng suất cao (HPC) và khả năng nghiên cứu ở ASEAN.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Chuyên gia đánh giá tác động đối với ASEAN
18:04'
Các mức thuế mới của Mỹ áp lên hàng hóa từ ASEAN có thể gây thiệt hại nhiều hơn cho người tiêu dùng và doanh nghiệp Mỹ, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nền kinh tế xuất khẩu trong khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp thuế 50% với đồng và tiếp tục chiến dịch thuế quan với các đối tác
10:36'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 8/7 tuyên bố sẽ không gia hạn thời hạn áp thuế quan với hàng chục nền kinh tế ngày 1/8, đồng thời công bố kế hoạch áp mức thuế riêng 50% đối với mặt hàng đồng nhập khẩu
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ giảm bớt sản xuất dầu mỏ trong năm 2025
10:20'
Mỹ sẽ sản xuất ít dầu mỏ hơn so với dự báo trước đây do giá dầu giảm khiến các nhà sản xuất trong nước cắt giảm hoạt động.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ khẳng định không lùi thời hạn áp thuế quan
07:15'
Ngày 8/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump tái khẳng định các nước bị Mỹ áp thuế quan mà ông gọi là “thuế đối ứng” sẽ bắt đầu áp dụng từ ngày 1/8 và ông sẽ không gia hạn việc miễn áp dụng các biện pháp này.
-
Kinh tế Thế giới
Nhập khẩu hàng hóa theo container đường biển từ Trung Quốc vào Mỹ vẫn giảm
20:38' - 08/07/2025
Hoạt động nhập khẩu hàng hóa vận chuyển trong các container từ Trung Quốc vào Mỹ trong tháng 6/2025 đã giảm 28,3% so với cùng kỳ năm ngoái.
-
Kinh tế Thế giới
Ủy ban Năng suất Australia hối thúc chính phủ dỡ bỏ thêm rào cản thuế quan
17:21' - 08/07/2025
Ủy ban Năng suất liên bang Australia mới đây kêu gọi chính phủ nước này dỡ bỏ thêm một số hàng rào thuế quan còn lại đối với hàng hóa nhập khẩu.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43' - 08/07/2025
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21' - 08/07/2025
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01' - 08/07/2025
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.