Niềm hy vọng mới cho thị trường bán hàng tự động tại Nhật Bản
Thời gian gần đây, máy bán hàng tự động bán các suất ăn đông lạnh như mì ramen, hải sản, lươn nướng và bánh ngọt đang ngày càng trở nên phổ biến trên khắp Nhật Bản, trong khi thị trường máy bán hàng tự động truyền thống của nước này đang ngày càng thu hẹp.
Nhật Bản được biết đến là quốc gia có ngành công nghiệp máy bán hàng tự động phát triển với hệ thống máy bán hàng tự động (chủ yếu là bán đồ uống với hơn 50% tổng số máy) được thiết lập ở mọi ngóc ngách.
Tuy nhiên, ngành công nghiệp này hiện nay không chỉ phải đối mặt với sự cạnh tranh của các cửa hàng tiện lợi và các đối thủ khác mà còn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân viên nạp sản phẩm vào máy.
Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất hệ thống bán hàng tự động Nhật Bản, số lượng máy bán hàng tự động, bao gồm cả máy bán thuốc lá, đồ ăn và vé, đã giảm từ khoảng 5,6 triệu máy vào năm 2000 xuống còn khoảng 4 triệu máy vào năm 2021.
Một loạt nhà sản xuất đã rời bỏ thị trường và hiện chỉ còn Sanden Retail và Fuji Electric vẫn tiếp tục sản xuất máy bán hàng tự động để bán đồ uống và thực phẩm tại Nhật Bản.
Trong bối cảnh đó, Sanden đã tập trung đầu tư vào lĩnh vực mới là đưa đồ ăn đông lạnh vào bán trong các máy bán hàng tự động.
Tháng 1/2021, công ty bắt đầu bán máy bán đồ đông lạnh tự động, với tên gọi Dohiemon, trước khi các nhà hàng và cơ sở kinh doanh phải đóng cửa hoặc giảm giờ mở cửa do dịch COVID-19.
Doanh số của Dohiemon đã tăng lên nhanh chóng và đạt 3.000 máy trong vòng 1 năm kể từ khi ra mắt. Máy Dohiemon có thể chứa các sản phẩm có kích thước đa dạng nhờ sự kết hợp của các vách ngăn bên trong và có khả năng bán nhiều loại sản phẩm từ những cây kẹo nhỏ cho đến các hộp cơm lớn. Sanden cũng thiết kể để máy có thể nạp sản phẩm dễ dàng hơn so với các máy bán đồ uống tự động truyền thống.
Trong khi đó, từ tháng 2 năm nay, Fuji Electric cũng bắt đầu bán một loại máy bán hàng đồ đông lạnh tự động có tên "Frozen Station" và cho tới nay đã xuất xưởng khoảng 500 chiếc.
Hiện các máy bán hàng đông lạnh được lắp đặt tại những nơi có nhiều người qua lại như trung tâm thương mại, trên đường phố, các bãi đỗ xe và trong các nhà ga trên khắp Nhật Bản.
Nhiều doanh nghiệp sản xuất thực phẩm đã đặt các loại máy bán hàng này để bán sản phẩm của mình như công ty Yamaya với đặc sản trứng cá muối cay, lẩu "motsunabe", công ty thủy sản Sanyo bán cá thu chiên giòn đông lạnh, công ty Dịch vụ Đường sắt Tây Nhật Bản cũng đang mở rộng dịch vụ này bên trong các nhà ga của mình.
Trong bối cảnh dịch COVID-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại Nhật Bản, các doanh nghiệp thực phẩm đều bày tỏ hài lòng với doanh số bán hàng tại các máy bán hàng đông lạnh tự động, trong khi lãnh đạo công ty Sanden tin tưởng ngành công nghiệp này sẽ tiếp tục bùng nổ./.
Tin liên quan
-
DN cần biết
Đồng yen yếu hỗ trợ kết quả kinh doanh của Sony
09:26' - 01/08/2022
Lợi nhuận ròng trong quý từ tháng 4-6 năm nay của Sony đạt 218,20 tỷ yen (1,64 tỷ USD), tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, nhờ sự suy yếu của đồng yen so với đồng USD.
Tin cùng chuyên mục
-
DN cần biết
Cung vượt cầu, khó khăn vẫn đeo bám ngành xi măng
17:09'
Cung vượt cầu khiến các dây chuyền sản xuất xi măng trong cả nước chỉ hoạt động khoảng 77% tổng công suất thiết kế. Khó khăn vẫn tiếp tục đeo bám ngành này và cần có giải pháp tháo gỡ kịp thời.
-
DN cần biết
Đòn thuế mới của Mỹ có hiệu lực, căng thẳng thương mại toàn cầu “nóng” hơn bao giờ hết
12:46'
Ngày 9/4, mức thuế đối ứng mà Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt đối với hàng chục nền kinh tế thế giới đã chính thức có hiệu lực.
-
DN cần biết
Việt Nam chia sẻ thực tiễn về quy tắc xuất xứ đối với hàng hóa xuất khẩu tại WTO
12:27'
Từ ngày 3/4, Ủy ban Quy tắc xuất xứ của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tổ chức phiên họp thường kỳ tại trụ sở ở Geneva, Thụy Sĩ.
-
DN cần biết
EFPIA cảnh báo khả năng chuyển chuỗi sản xuất dược phẩm sang Mỹ
09:58'
Liên đoàn các ngành công nghiệp và hiệp hội dược phẩm châu Âu (EFPIA) cảnh báo hoạt động nghiên cứu và sản xuất dược phẩm sẽ ngày càng có khả năng hướng đến Mỹ.
-
DN cần biết
VCCI và AmCham cùng lên tiếng đề nghị phía Mỹ hoãn chính sách thuế đối ứng
21:38' - 06/04/2025
Theo tin từ Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cơ quan này và Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham) vừa gửi thư kêu gọi Tổng thống Trump tạm hoãn áp thuế đối ứng.
-
DN cần biết
Hiệp định RCEP kết nối và thúc đẩy hợp tác thương mại
16:39' - 04/04/2025
RCEP là FTA lớn nhất thế giới xét về quy mô dân số với khoảng 2,3 tỷ người tiêu dùng (tương đương khoảng 30% dân số thế giới) quy mô tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tương đương khoảng 30% GDP toàn cầu.
-
DN cần biết
Ngành công thương thực hiện loạt giải pháp thích ứng với biến động thị trường
16:29' - 04/04/2025
Nhằm hoàn thành nhiệm vụ do Chính phủ giao, ngành công thương chú trọng thị trường trong nước, đẩy nhanh tiến độ đàm phán các FTA mới và nâng cấp FTA đã có; lấy sản xuất công nghiệp làm trọng tâm.
-
DN cần biết
Chiến lược dài hạn và điều chỉnh sản phẩm để tiến sâu vào thị trường Halal
12:12' - 04/04/2025
Việt Nam có cơ hội lớn để tham gia vào thị trường thực phẩm Halal toàn cầu, trị giá 3 nghìn tỷ USD nhưng vẫn chưa được đáp ứng đầy đủ, với chưa đến 10% nhu cầu được thỏa mãn.
-
DN cần biết
5 nhóm hàng tạm "thoát" thuế quan của Mỹ
09:58' - 04/04/2025
Theo báo La Tribune của Pháp, một số sản phẩm chủ chốt không bị áp thuế vì được coi là thiết yếu đối với nền kinh tế Mỹ.