Ninh Bình ưu tiên thu hút FDI cho công nghệ cao
Đến nay trên địa bàn có 55 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đạt trên 1,25 tỷ USD, phần lớn các doanh nghiệp đều hoạt động hiệu quả, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.
Từ khi thực hiện chính sách thu hút FDI, tỉnh tạo nhiều cơ chế, chính sách để các doanh nghiệp này hoạt động hiệu quả. Tuy vậy, tỉnh Ninh Bình cũng phải đối mặt với không ít khó khăn. Đơn cử như giai đoạn 1987 - 2005, Ninh Bình chỉ thu hút được 13 dự án FDI với tổng vốn đạt trên 88 triệu USD. Trong số này, đến nay chỉ còn Nhà máy sản xuất may mặc Tech Textile của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tech Textile hoạt động nhưng cũng kém hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Minh An, Trưởng phòng Kinh tế đối ngoại - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình, sở dĩ hoạt động của các doanh nghiệp kém hiệu quả bởi thời kỳ đầu của nền kinh tế hội nhập có nhiều khó khăn chung, cơ sở hạ tầng xã hội còn nhiều hạn chế; trong khi đó, năng lực doanh nghiệp còn thấp. Bước sang giai đoạn 2006 đến nay, từ khi Luật Đầu tư 2005 được áp dụng, hoạt động xúc tiến đầu tư FDI của tỉnh Ninh Bình có nhiều khởi sắc. Hiện tỉnh có 55 dự án FDI từ 11 nước và vùng lãnh thổ với tổng vốn đầu tư trên 1,25 tỷ USD. Đơn cử như Đài Loan (Trung Quốc) có 14 dự án tập trung vào các ngành nghề dệt may, xi măng với tổng số vốn gần 600 triệu USD; Hàn Quốc có 18 dự án liên quan đến công nghệ cao, dệt may, sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô, tiêu biểu là liên doanh Hyundai Thành Công tại khu công nghiệp Gián Khẩu; Nhật Bản có 3 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 224 triệu USD. Ông Nguyễn Cao Sơn - Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Ninh Bình đánh giá, các dự án FDI trên địa bàn triển khai tương đối hiệu quả với doanh thu tăng theo từng năm.Nửa đầu năm 2018 tổng vốn FDI thực hiện đạt khoảng 69,15 triệu USD, đạt chỉ tiêu kế hoạch và tăng mạnh so với cùng kỳ năm 2017 (khoảng 44,70 triệu USD); hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tăng trưởng đều, chỉ tiêu doanh thu tăng so với cùng kỳ năm 2017 (từ 384 triệu USD lên khoảng 436 triệu USD).
Cùng đó là sự gia tăng về số lượng lao động so với cùng kỳ năm 2017 (từ 33.451 lao động lên 39.569 lao động); trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực gia công giày dép, may mặc…Cũng trong 6 tháng đầu năm 2018, tỉnh đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 2 dự án FDI với tổng số vốn gần 19 triệu USD; điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 7 dự án, tăng tổng số vốn 26,5 triệu USD...
Có thể nói, trong lĩnh vực thu hút FDI, ngoài vận dụng những yếu tố quan trọng về vị trí địa lý, giao thông vận tải, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động... thì cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào địa phương phải đặt lên hàng đầu. Ông Đinh Văn Điến - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho rằng, vượt qua những khó khăn, thách thức, tỉnh Ninh Bình đã có những nét mới, sáng tạo trong xúc tiến và thu hút FDI, tạo tiền đề cho thu hút đầu tư trong giai đoạn này và những năm tiếp theo. Cụ thể, năm 2012, tỉnh đã tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư với quan điểm chủ đạo, xuyên suốt “Ninh Bình – Hội nhập và phát triển bền vững”, giới thiệu hình ảnh, chính sách thu hút, hỗ trợ đầu tư của tỉnh tới đông đảo các nhà đầu tư trong nước và quốc tế. Nhằm cụ thể hóa những nội dung trên, UBND tỉnh Ninh Bình đã ban hành Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Đây là tiền đề quan trọng trong hoạch định chính sách thu hút đầu tư của tỉnh trong những năm kế tiếp, trong đó đề cập đến nhiều vấn đề như: Giải quyết thủ tục hành chính, ưu đãi cho thuê đất, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao... Đặc biệt, tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo phát triển công nghiệp tỉnh Ninh Bình do Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Bên cạnh đó, tỉnh xác định cùng với phát triển ngành du lịch, dịch vụ, định hướng phát triển công nghiệp sẽ tập trung vào công nghiệp sản xuất ô tô và công nghiệp phụ trợ. Mặt khác, tỉnh chủ trương kêu gọi nhà đầu tư đầu tư vào kinh doanh kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho nhà đầu tư. Về định hướng thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình, ông Đinh Văn Điến cho biết, tỉnh ưu tiên thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công nghệ cao, công nghệ sạch và thân thiện với môi trường; dự án có giá trị gia tăng cao, phát huy được tiềm năng thế mạnh; dự án có tính đột phá, tạo động lực phát triển; mời gọi và chào đón các nhà đầu tư có ý tưởng mới, đột phá về công nghệ. Tỉnh Ninh Bình cam kết sẽ ưu đãi và hỗ trợ ở mức cao nhất theo quy định hiện hành của Nhà nước Việt Nam. Để tiếp tục thực hiện các chính sách thu hút FDI trong thời gian tới, tỉnh Ninh Bình tập trung thực hiện nhiều giải pháp. Điển hình là tiếp tục quy hoạch, thực hiện phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp như: Khu công nghiệp Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp, Khánh Cư, Phúc Sơn; thu hút các nguồn lực đầu tư thông qua xã hội hóa bằng hình thức đầu tư xây dựng - chuyển giao; hoàn thiện hệ thống giao thông của tỉnh, kết nối với các quốc lộ; phát triển hệ thống cấp điện, cấp thoát nước; chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Mặt khác, tỉnh tăng cường xúc tiến đầu tư bám sát nhu cầu thực tiễn; cải cách thủ tục hành chính, thực hiện tốt cơ chế "một cửa", "một cửa liên thông" nhằm giảm chi phí, thời gian của doanh nghiệp. Cùng với đó, tỉnh Ninh Bình đề nghị Trung ương thường xuyên hướng dẫn, thông báo sự thay đổi về chủ trương, chính sách thu hút đầu tư, thủ tục trong các lĩnh vực chuyên ngành do bộ, ngành mình quản lý để tránh những trường hợp gây tranh chấp, khiếu nại, khởi kiện của các nhà đầu tư nước ngoài; phối hợp chặt chẽ với địa phương trong việc thẩm tra cấp giấy phép đầu tư các dự án FDI, đặc biệt là các dự án đầu tư có điều kiện nhằm giảm thời gian làm thủ tục xin cấp phép đầu tư, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển khai dự án một cách thuận lợi./. >>>Làm gì để tăng kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa?Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc gia/vùng lãnh thổ nào đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam 30 năm qua?
06:30' - 10/09/2018
Lũy kế đến tháng 8/2018, Hàn Quốc là nước có đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 61,08 tỷ USD.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI -Bài cuối: Định hướng mới và cam kết mạnh mẽ
09:49' - 08/09/2018
Tp. Hồ Chí Minh cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư cũng như có kế hoạch, định hướng thu hút FDI rõ ràng, minh bạch và công khai.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI - Bài 4: Kết nối, hình thành chuỗi cung ứng nội địa
09:31' - 08/09/2018
Tp. Hồ Chí Minh luôn nỗ lực kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp của thành phố. Từ đó, hình thành các chuỗi cung ứng nội địa, đồng thời tạo sự lan toả ra các khu vực lân cận, kết nối liên vùng.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI - Bài 3: Cách làm hay trong tiếp cận nhà đầu tư
09:16' - 08/09/2018
Phương châm xuyên suốt mà TP. Hồ Chí Minh thực hiện là “thành công của các nhà đầu tư cũng chính là thành công của thành phố".
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia thưởng trà tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
11:49'
Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Norodom Sihamoni đã được nghệ nhân trà đạo Đào Đức Hiếu giới thiệu về những phẩm trà vô cùng quý hiếm tại Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội và thách thức cho thuỷ sản Việt Nam tại thị trường Mỹ
11:16'
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong 5 năm qua dao động từ 1,5 tỷ USD đến 2,1 tỷ USD mỗi năm.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ
10:27'
Sáng 29/11, với 448/450 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,53% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Quốc hội thông qua Luật Địa chất và khoáng sản
10:26'
Sáng 29/11, với 446/448 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 93,11% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Luật Địa chất và khoáng sản.
-
Kinh tế Việt Nam
Tìm cơ chế để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên
10:15'
Theo Quy hoạch điện VIII, Việt Nam đặt mục tiêu đạt công suất 6.000 MW điện gió ngoài khơi vào năm 2030. Vậy đâu là cơ chế phù hợp để có thể hiện thực mục tiêu này?
-
Kinh tế Việt Nam
Khắc phục "thẻ vàng" IUU: Nhiều chuyển biến tích cực
10:10'
Sau 7 năm chống IUU, gỡ cảnh báo "thẻ vàng" của EC, hệ thống chính trị tỉnh Kiên Giang vào cuộc với quyết tâm, nỗ lực rất cao, triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
-
Kinh tế Việt Nam
Gia tăng sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn OCOP
09:55'
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Phú Thọ hiện cũng rất được ưa chuộng trên các sàn thương mại điện tử.
-
Kinh tế Việt Nam
Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Thảo luận về dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
07:55'
Sáng 29/11, Quốc hội biểu quyết thông qua: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ.
-
Kinh tế Việt Nam
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường hợp tác với các đối tác Ấn Độ
07:50'
Tổng công ty hàng hải Việt Nam mong muốn tăng cường kết nối, hợp tác với các đối tác, bạn hàng của Ấn Độ trong thời gian tới nhằm đẩy mạnh 3 mục tiêu chính.