30 năm thu hút FDI -Bài cuối: Định hướng mới và cam kết mạnh mẽ
Suốt 30 năm qua, Tp. Hồ Chí Minh luôn là địa phương đứng trong tốp đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì vị thế cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển mới, Tp. Hồ Chí Minh cần phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong cải thiện môi trường đầu tư cũng như có kế hoạch, định hướng thu hút đầu tư rõ ràng, minh bạch và công khai.
*Nhận diện rào cảnTrải qua 30 năm triển khai thu hút vốn FDI, bên cạnh những thành tựu quan trọng, các hạn chế cũng từng bước bộc lộ, phát sinh “rào cản” trong thực tiễn, từ đó đòi hỏi thành phố tháo gỡ.
Với kinh nghiệm 30 năm tham gia và theo dõi hoạt động trong lĩnh vực FDI, ông Phan Chánh Dưỡng, nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty phát triển Công nghiệp Tân Thuận đánh giá, sau 30 năm thu hút đầu tư FDI, Việt Nam nói chung, Tp. Hồ Chí Minh nói riêng vẫn chưa phát triển được ngành công nghiệp của riêng mình. Do đó, trong thời gian tới các chính sách thu hút FDI phải vô cùng thận trọng, có sự chọn lọc kỹ càng, không chạy theo số lượng mà nên tập trung vào các dự án hỗ trợ định hướng phát triển sản xuất trong nước.
Theo ông Phan Chánh Dưỡng, hiện nay Việt Nam thu hút được nhiều FDI vì còn lợi thế giá nhân công rẻ nhưng khi tiền lương cơ bản tăng, chi phí lao động tăng… nhiều khả năng nhà đầu tư sẽ dịch chuyển nhà máy sang quốc gia khác. Khi đó Việt Nam không chỉ thiệt hại kinh tế mà còn kéo theo nhiều vấn đề việc làm, xã hội khác.
Đánh giá các nguồn lực nội tại, nhiều chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định, những ưu thế về thu hút vốn FDI của Tp. Hồ Chí Minh đang ngày càng cạn kiệt, thu hẹp dần. Cụ thể như nguồn nhân lực có chất lượng không đồng đều, lao động giá rẻ cũng không còn là lợi thế khi chi phí gia tăng khá mạnh.Cùng với đó, nguồn đất sạch, trống trong các khu công nghiệp không còn nhiều, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu chế xuất có vị trí giao thông thuận lợi cũng là một thách thức không nhỏ đối với thành phố.
Nhiều hạn chế khác cũng được chỉ ra, đó là sự quá tải về cơ sở hạ tầng, hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, xuống cấp; tình trạng ùn tắc giao thông chưa được giải quyết triệt để. Mặt khác, thành phố chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nguy cơ ngập nước nghiêm trọng đã gây ra những trở ngại cho sự phát triển nhanh, bền vững của thành phố, ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của người dân…
Một khó khăn phát sinh khác cũng được lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố nhìn nhận, đó là hiện nay việc thu hút đầu tư nước ngoài cũng đang đối mặt xu thế đầu tư của các nước phát triển, đặc biệt là Mỹ muốn đưa vốn đầu tư từ nước ngoài về đầu tư lại trong nước.
Từ góc nhìn của các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cho rằng, để thu hút được nguồn vốn nước ngoài vào phát triển nhanh, bền vững, thành phố cần phải tháo gỡ các vấn đề về chính sách cũng như nguồn nhân lực.Bà Saranya Skonnarak, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Thái Lan tại Việt Nam cho rằng, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, hiện lao động Tp. Hồ Chí Minh nói riêng, Việt Nam nói chung không còn nhiều lợi thế về giá nhân công. Vì vậy, phải có giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng lao động.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng cho rằng, Tp. Hồ Chí Minh cần đồng bộ hóa việc ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa các hoạt động của cơ quan quản lý để nâng cao hiệu quả thực thi chính sách, cắt giảm tối đa thời gian, chi phí cho doanh nghiệp.
*Tạo các "xung lực" mới
Nhìn nhận rõ được các vấn đề hiện nay trong thu hút nguồn vốn FDI, Tp. Hồ Chí Minh đã có những kế hoạch, định hướng thu hút nguồn vốn mới, đồng thời có những cam kết mạnh mẽ của chính quyền Tp. Hồ Chí Minh để cải thiện môi trường đầu tư.
Theo chiến lược thu hút đầu tư mới của mình, thành phố đẩy mạnh thu hút đầu tư đối với 7 chương trình đột phá của thành phố; đầu tư vào các dự án xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh; các dự án xây dựng khu đô thị sáng tạo và 127 dự án trọng điểm.
Các định hướng phát triển mới của Tp. Hồ Chí Minh nhận được sự quan tâm, đánh giá cao. Ông John Rockhold, Giám đốc điều hành Hiệp hội doanh nghiệp Hoa Kỳ (Amcham) tại Việt Nam bày tỏ, Tp. Hồ Chí Minh với tính chất đặc thù là một đô thị đặc biệt và việc xây dựng thành phố trở thành đô thị thông minh là việc cấp thiết. Việc xây dựng này xuất phát từ nhu cầu thực tế và là một trong những giải pháp công nghệ góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách, thúc đẩy thành phố phát triển.Theo ông John Rockhold, các doanh nghiệp Hoa Kỳ sẵn sàng chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm cũng như phối hợp với Tp. Hồ Chí Minh để xây dựng thành công đề án thành phố thông minh.
Tương tự, tại buổi gặp gỡ với lãnh đạo Tp. Hồ Chí Minh trong tháng 8 vừa qua, ông Hwang Kag Gyu, Phó Chủ tịch Tập đoàn Lotte cho hay, Tập đoàn Lotte rất quan tâm lĩnh vực phát triển đô thị sáng tạo, tiếp sức các dự án khởi nghiệp cho các bạn trẻ, tham gia đấu thầu thực hiện các dự án metro của Tp. Hồ Chí Minh. Hiện Lotte đang triển khai thực hiện dự án Khu phức hợp thông minh tại Khu đô thị Thủ Thiêm với tổng mức đầu tư hơn 20.100 tỷ đồng.Trong vấn đề cải thiện môi trường đầu tư, ông Nguyễn Thành Phong, cho biết trong giai đoạn 2018-2020, chính quyền thành phố sẽ tập trung vào các nhóm mục tiêu cụ thể để thu hút FDI. Theo đó, ngoài mục tiêu chung giữ ổn định nhất quán các cơ chế, chính sách về đầu tư đã ban hành, thành phố tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh bằng cách tăng tỷ lệ doanh nghiệp nộp thuế điện tử đạt mức 90%.
Về hải quan, thành phố sẽ giảm 50% thời gian tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ hải quan và tiếp nhận kiểm tra thực tế hàng hoá. Về đất đai, thành phố sẽ rút ngắn thời gian giải quyết các thủ tục liên quan đến sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất từ 57 ngày còn 14 ngày đối với tổ chức và doanh nghiệp.
Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố triển khai đăng ký qua mạng, một cửa; rút ngắn thời gian làm thủ tục, thuế, hải quan… Đồng thời, bãi bỏ các thủ tục không cần thiết, công khai, minh bạch trong giải quyết thủ tục…
Theo ông Nguyễn Thành Phong, quan điểm xuyên suốt của thành phố là mọi doanh nghiệp, dù là kinh tế tư nhân hay doanh nghiệp nước ngoài đều bình đẳng trước pháp luật; thành phố cam kết không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự; công tác thanh tra, kiểm tra lồng ghép nhiều nội dung và chỉ kiểm tra 1 lần trong năm. Thành phố cam kết giải quyết mọi khó khăn của doanh nghiệp.
Để tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể cho nhà đầu tư, thành phố cũng đã tiến hành lập Tổ công tác liên ngành về đầu tư do Chủ tịch UBND thành phố làm tổ trưởng. Theo ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Tp. Hồ Chí Minh, Tổ công tác này là mô hình đầu tiên của cả nước và chưa có tiền lệ từ trước đến nay. Tổ công tác có nhiệm vụ hỗ trợ, xử lý toàn bộ thủ tục đầu tư của doanh nghiệp cho đến khi dự án được cấp phép hoạt động, kể cả hỗ trợ thông tin quy hoạch để lập dự án chuẩn bị đầu tư và liên hệ các bộ ngành Trung ương…
Cùng với các cơ chế, chính sách đặc thù của thành phố đang được nghiên cứu và triển khai theo Nghị quyết 54/2017/QH14 ngày 24/11/2017 về thí điểm cơ chế chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh sẽ góp phần làm cho doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển bền vững, tuyệt đối không cản trở lưu thông hàng hóa, cũng như không tạo nên gánh nặng cho doanh nghiệp nước ngoài.Ông Nguyễn Thiện Nhân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành uỷ Tp. Hồ Chí Minh cho biết, năm 2018 là năm đầu tiên thành phố triển khai thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội. Với tinh thần này, Tp. Hồ Chí Minh tiếp tục đẩy mạnh đổi mới cơ chế chính sách và sử dụng các nguồn lực hiệu quả hơn. Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án được tiến hành chủ yếu bằng hình thức tổ chức đấu thầu công khai, minh bạch.
Với việc được Thủ tướng cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng hơn 26.000 ha đất nông nghiệp sang đất đô thị, dịch vụ và công nghiệp theo Nghị quyết 80 về điểu chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020), việc chuyển đổi diện tích đất này sẽ tạo ra quỹ đất dồi dào dành cho phát triển đô thị, công nghiệp, tạo điều kiện thu hút nhiều dự án đầu tư. Cùng với đó, hiện thành phố cũng đang lập danh sách hơn 3.400 dự án sử dụng đất được chuyển đổi.
“Chúng tôi tin tưởng các doanh nghiệp nước ngoài sẽ đóng góp nhiều hơn nữa và sẽ tiếp tục đồng hành trên con đường xây dựng và phát triển Tp. Hồ Chí Minh trở thành một thành phố phát triển năng động, có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình”, Chủ tịch UBND Nguyễn Thành Phong nhấn mạnh./.Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
Làm gì để tăng kết nối doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa?
08:16' - 08/09/2018
Để thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, gốc rễ là phải làm cho khu vực tư nhân trong nước mạnh lên, có năng lực, có trình độ quản trị, có khả năng cạnh tranh.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI trên thế giới (Phần 2)
06:30' - 08/09/2018
Dự báo tình hình FDI toàn cầu trong năm 2018 cho thấy triển vọng tăng trưởng mong manh. Dòng chảy toàn cầu được dự đoán sẽ tăng nhẹ ở mức dưới 10%, thấp hơn mức trung bình trong 10 năm qua.
-
Kinh tế Thế giới
Xu hướng chuyển dịch dòng vốn FDI trên thế giới (Phần 1)
05:30' - 08/09/2018
Áp lực suy giảm đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cùng sự sa sút trong chuỗi giá trị toàn cầu, đang là mối quan ngại lớn của các nhà hoạch định chính sách trên toàn thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
30 năm thu hút FDI: "Thỏi nam châm" thu hút đầu tư
08:35' - 07/09/2018
Bắc Ninh đang xếp thứ sáu trên cả nước về thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ðây là tiền đề quan trọng giúp Bắc Ninh tiến tới mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2022.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Brazil: Nhiều dư địa hợp tác kinh tế thương mại
17:47'
Nằm ở hai lục địa khác nhau, cách nửa vòng trái đất, nhiều năm qua, quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam - Brazil vẫn luôn duy trì mối quan hệ hữu nghị và hợp tác gần gũi.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông
17:20'
Các cơ quan chức năng Việt Nam luôn theo dõi sát các diễn biến trên Biển Đông, đồng thời triển khai các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế, luật pháp Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Họp báo thường kỳ Bộ Ngoại giao: Cụ thể hóa nội dung thảo luận của Lãnh đạo Cấp cao hai nước Việt Nam - Hoa Kỳ
16:44'
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị bình luận về mức thuế đối ứng 20-40% mà Tổng thống Donald Trump thông báo sau cuộc điện đàm với Tổng Bí thư Tô Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Tuyến tránh Cao Lãnh tăng tốc về đích trước tháng 9/2025
15:54'
Dự án tuyến tránh Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp) với vốn đầu tư hơn 900 tỷ đồng triển khai thi công trở lại vào tháng 7/2022, dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2024.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc Chính phủ với địa phương
15:19'
Chiều 3/7, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
-
Kinh tế Việt Nam
Chính quyền địa phương 2 cấp: Cuộc cải cách lớn mang tính lịch sử dưới góc nhìn của học giả Trung Quốc
14:54'
Đánh giá về mô hình chính quyền hai cấp mà Việt Nam đang thực hiện, học giả nghiên cứu về Việt Nam cho rằng, cách làm của Việt Nam đã nêu gương rất tốt cho thế giới.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 100.000 lượt hành khách qua sân bay Côn Đảo trong dịp cao điểm Hè
12:50'
Đội ngũ nhân viên phục vụ mặt đất được bố trí hợp lý tại các vị trí trọng điểm, luôn sẵn sàng hỗ trợ hành khách làm thủ tục, tại cửa boarding, nhà chờ và các khu vực khác.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 2: Xây dựng các trung tâm nghiên cứu tầm cỡ
12:44'
Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định, phải phát triển hệ thống các trung tâm nghiên cứu, thử nghiệm, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, tập trung cho công nghệ chiến lược.
-
Kinh tế Việt Nam
Nền tảng thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW - Bài 1: Chính sách thu hút nhân tài đột phá
12:44'
Những năm qua, Thành phố Hồ Chí Minh đã có chính sách để đào tạo cũng như thu hút nhân tài trong lĩnh vực khoa học công nghệ - yếu tố được xem là nền tảng cho phát triển nhanh và bền vững.