Nội địa hóa yếu, giá ô tô sản xuất trong nước cao hơn ô tô nhập khẩu
Theo Bộ Công Thương, nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế nêu trên là do Việt Nam là quốc gia có xuất phát điểm thấp. Các ngành công nghiệp của Việt Nam đi sau các nước trong khu vực từ 2 – 3 thế hệ. Việt Nam chưa có hệ sinh thái công nghiệp để tạo môi trường thuận lợi cho ngành ô tô phát triển; dung lượng thị trường đối với ngành ô tô còn nhỏ, chưa đảm bảo tính kinh tế trong việc đầu tư sản xuất; trình độ doanh nghiệp cũng như nguồn nhân lực ngành ô tô còn thấp.
Đồng thời công tác nghiên cứu, phát triển chưa được các doanh nghiệp chủ động quan tâm; công nghiệp hỗ trợ chưa phát triển, dẫn đến chưa tự chủ được các vật liệu cơ bản cũng như các linh phụ kiện đầu vào cho ngành công nghiệp ô tô… Để hỗ trợ ngành ô tô trong nước phát triển, Bộ Công Thương cho biết, sẽ sớm xem xét thống nhất phương án sửa đổi quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt với ô tô, khuyến khích gia tăng tỷ lệ giá trị nội địa đối với sản phẩm ô tô sản xuất trong nước nhằm duy trì và từng bước phát triển công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ cho ngành ô tô tại Việt Nam, trình Quốc hội xem xét và thông qua tại kỳ họp gần nhất. Mục đích của chính sách này là nhằm khắc phục bất lợi về giá thành giữa ô tô sản xuất trong nước và ô tô nhập khẩu, do quy mô sản xuất nhỏ, cùng với ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước kém phát triển khiến giá thành ô tô sản xuất trong nước cao hơn so với ô tô nhập khẩu từ khu vực ASEAN; từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho ô tô nội địa – đặc biệt là ô tô chở người đến 9 chỗ trong bối cảnh các công cụ bảo hộ bằng thuế quan, hàng rào kỹ thuật đã được gỡ bỏ và sức ép của ô tô nhập khẩu từ khu vực ASEAN ngày càng quyết liệt. Ngoài ra, để phát triển nhanh ngành công nghiệp nền tảng, chiến lược, công nghiệp hỗ trợ cho các ngành nói chung và ngành ô tô nói riêng, Bộ này cũng kiến nghị Chính phủ sớm thông qua Nghị quyết về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ để có căn cứ xây dựng các chính sách lớn và tổ chức triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương các giải pháp phát triển ngành. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tích cực, chủ động tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp ô tô, cơ khí, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của ô tô sản xuất trong nước. Các chính sách dù đã có tác động tích cực đối với hoạt động sản xuất, lắp ráp trong nước nhưng hiện nay không còn duy trì được lợi thế do lượng ô tô nhập khẩu nguyên chiếc tăng mạnh từ đầu năm 2019 đến nay. Các chính sách nhằm mục tiêu phát triển sản xuất ô tô, cơ khí tại Việt Nam để chủ động đáp ứng nhu cầu trong nước, lộ trình phát triển phù hợp với sự phát triển của hệ thống hạ tầng; tạo công ăn việc làm cho người lao động, thay thế sản phẩm nhập khẩu. Đồng thời, tăng dần tỷ lệ giá trị sản xuất trong nước đối với xe ô tô sản xuất tại Việt Nam, phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô, tạo điều kiện để các doanh nghiệp trong nước tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu; đảm bảo bình đẳng giữa các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước và doanh nghiệp nhập khẩu thuộc mọi thành phần kinh tế để tiến tới tạo ra thương hiệu ô tô của Việt Nam. Nhờ những chính sách này, bước đầu, các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp trong nước đã khẳng định vai trò, vị trị đối với thị trường ô tô trong nước, hướng tới thị trường khu vực, có bước phát triển mạnh mẽ cả về lượng và chất. Cụ thể như Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast tại Hải Phòng; các nhà máy sản xuất, lắp ráp ô tô du lịch thương hiệu Mazda, ô tô tải, ô tô bus của Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải (Thaco); các dự án mở rộng sản xuất ô tô du lịch và ô tô thương mại thương hiệu Hyundai của Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công... Gần đây nhất, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải đã xuất khẩu lô xe đầu tiên (xe bus mang thương hiệu riêng của Thaco và xe du lịch thương hiệu Kia Motors) sang các quốc gia Đông Nam Á (Philippines, Thái Lan). Tương quan về sản lượng giữa xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu trong trung và ngắn hạn thay đổi theo hướng tăng về số lượng xe sản xuất, lắp ráp. Tuy nhiên, do lượng ô tô nhập khẩu ngày càng tăng nên lợi thế này đang mất dần. Các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp hơn do có vai trò của chính hãng. Nguồn gốc xuất xứ xe nhập khẩu được đảm bảo, trách nhiệm về chất lượng sản phẩm đảm bảo hơn. Các dịch vụ phục vụ bảo hành, bảo dưỡng cũng như triệu hồi sản phẩm đảm bảo hơn. Nguồn vật tư, phụ tùng thay thế trong quá trình bảo hành bảo dưỡng, sửa chữa qua hệ thống các cơ sở bảo hành, bảo dưỡng được chứng nhận và đảm bảo. Các doanh nghiệp đã chú trọng hơn đến công tác bảo hành, bảo dưỡng ô tô, thể hiện qua số lượng cơ sở bảo hành, bảo dưỡng đạt chuẩn quốc gia của các hãng xe tăng mạnh. Chẳng hạn, Công ty TNHH Honda Việt Nam tăng 61%, Công ty cổ phần Ô tô Trường Hải tăng 33%, Công ty cổ phần Hyundai Thành Công Việt Nam tăng 120%.../.Tin liên quan
-
Ô tô xe máy
VinFast chính thức đổi xe ô tô cũ lấy xe ô tô mới
10:50' - 08/05/2020
Sáng 8/5, Công ty TNHH Kinh doanh Thương mại và Dịch vụ VinFast công bố chương trình “Đổi cũ lấy mới - Lên đời xe sang”, nhằm hỗ trợ khách hàng chuyển sang sử dụng xe VinFast với nhiều ưu đãi.
-
Chuyển động DN
Các hãng sản xuất ô tô ở châu Âu khôi phục hoạt động
14:18' - 27/04/2020
Các hãng sản xuất ô tô ở châu Âu bắt đầu nối lại hoạt động trong bối cảnh chính phủ các nước dần nới lỏng các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại do dịch COVID-19.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Apple lên kế hoạch bổ sung Apple Intelligence vào kính thực tế ảo Vision Pro
14:35' - 16/02/2025
Apple đang khẩn trương tích hợp trí tuệ nhân tạo vào các thiết bị của mình để chiếm ưu thế trước các đối thủ.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị mua lại ChatGPT của tỷ phú Elon Musk
09:39' - 16/02/2025
OpenAI- công ty phát triển chatbot AI ChatGPT cho biết, Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ tỷ phú Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
Nỗ lực cho hành trình xanh hóa hàng không
09:36' - 15/02/2025
Nhằm giải quyết bài toán giảm phát thải khí, hiện các hãng hàng không đang tích cực chuyển đổi sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF).
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp logistics chuyển mạnh sang số hoá
09:04' - 15/02/2025
Doanh nghiệp ngành logistics đang đầu tư mạnh cho chuyển đổi số để giảm chi phí dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
-
Doanh nghiệp
OpenAI bác bỏ đề nghị 97,4 tỷ USD từ Elon Musk
08:08' - 15/02/2025
Ngày 14/2, OpenAI cho biết Hội đồng quản trị của công ty đã nhất trí bác bỏ đề nghị mua lại trị giá 97,4 tỷ USD từ Elon Musk.
-
Doanh nghiệp
TikTok quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google ở Mỹ
08:00' - 15/02/2025
TikTok đã quay trở lại các kho ứng dụng của Apple và Google vào tối 13/2 (giờ địa phương).
-
Doanh nghiệp
Gỡ vướng cho doanh nghiệp FDI tỷ USD tại Bình Dương
22:14' - 14/02/2025
Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cùng đại diện các sở, ngành liên quan đã có buổi làm việc với hai doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lớn trên địa bàn
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục đầu tư vào Trung Quốc
16:00' - 14/02/2025
Theo kết quả khảo sát, nhiều công ty Nhật Bản vẫn phải đối mặt với những thách thức, bao gồm tính cạnh tranh ngày càng tăng của thị trường Trung Quốc, được phản ánh bởi chi phí lao động gia tăng.
-
Doanh nghiệp
Apple, Google khôi phục TikTok trên cửa hàng ứng dụng tại Mỹ
11:28' - 14/02/2025
Theo Bloomberg, đây là động thái sau khi Bộ trưởng Tư pháp Mỹ Pam Bondi gửi thư cho Apple, đảm bảo rằng hãng “táo khuyết” sẽ không bị phạt khi lưu trữ ứng dụng này.