Nợ năm 2020 của các nước Mỹ Latinh đã lên đến 79,3% GDP
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, ngày 11/3, Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe của Liên hợp quốc (CEPAL) đã đưa ra báo cáo, trong đó cho biết đại dịch COVID-19 đã buộc các nước Mỹ Latinh và Caribe phải mở rộng nhu cầu tài chính nhằm đối mặt với tình trạng khẩn cấp về y tế, khiến nợ của khu vực này tăng từ mức 68,9% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2019 lên 79,3% trong năm 2020.
Cụ thể, theo báo cáo trên, Mỹ Latinh và Caribe trong năm 2020 là khu vực mắc nợ nhiều nhất trong số các nước đang phát triển, khiến khả năng phục hồi kinh tế của các quốc gia trong khu vực gặp trở ngại lớn.
Thâm hụt tài khoản vãng lai đã tăng từ mức 1,4% GDP năm 2019 lên mức 4,5% vào năm 2020 ở khu vực Trung Mỹ và từ mức 4,8% lên 17,2% ở vùng Caribe.
Ngoài ra, báo cáo cũng cho thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại khu vực này suy giảm ở mức từ 45% đến 55% trong năm 2020, xuống mức thấp nhất trên phạm vi toàn cầu.
Thư ký điều hành của CEPAL Alicia Barcena cho hay sự chênh lệch về tài chính trong khu vực công ngày càng trầm trọng hơn do nhu cầu hỗ trợ cán cân thanh toán tăng cao, đặc biệt là ở các nền kinh tế nhỏ trong khu vực do chuỗi cung ứng bị gián đoạn, cùng với đó là hoạt động xuất khẩu và du lịch sụt giảm mạnh.
Theo phân tích của CEPAL, kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát đến tháng 1/2021, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đã phân bổ khoảng 66,5 tỷ USD cho 21 quốc gia Mỹ Latinh, chiếm 63% tổng số vốn giải ngân dành cho 85 nền kinh tế đang phát triển.
Tuy nhiên, các nguồn lực này chỉ đáp ứng lần lượt 32,3% và 23,1% nhu cầu tài chính bên trong và bên ngoài của các nước Mỹ Latinh và Caribe vào năm 2020 và không mang lại lợi ích như nhau cho tất cả các quốc gia.
Những nước có nền tảng kinh tế vững chắc, chẳng hạn như Chile, Colombia và Peru, có thể tiếp cận nguồn tài chính mà không có hạn ngạch.
Trong khi đó, đây không phải là một lựa chọn khả thi dành cho hầu hết các quốc gia trong khu vực, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ ở vùng Caribe.
Trong số các giải pháp được CEPAL đưa ra, tổ chức này đề xuất áp dụng các biện pháp duy trì thu nhập tạm thời đặc biệt nhằm hỗ trợ tiêu dùng cho các cá nhân và hộ gia đình, đặc biệt là những người thuộc nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất.
Ngoài ra, CEPAL cũng đề nghị phân bổ lại Quyền rút vốn đặc biệt của IMF từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển, đồng thời tăng khả năng giải ngân và cho vay vốn của các tổ chức tài chính khu vực.
Ủy ban này tin rằng cần phải đẩy mạnh Sáng kiến đình chỉ dịch vụ nợ (DSSI) của nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20), đồng thời thúc đẩy các biện pháp giảm nợ gắn với chiến lược hỗ trợ phát triển./.
Tin liên quan
-
Ý kiến và Bình luận
WB kêu gọi ngăn chặn khủng hoảng nợ tại Mỹ Latinh
09:01' - 11/03/2021
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới cho biết khoảng 100 triệu người trên thế giới hiện rơi vào cảnh nghèo đói do khủng hoảng kinh tế bắt nguồn từ đại dịch COVID-19.
-
Đời sống
Đại dịch COVID-19 khiến 33,7% dân số của Mỹ Latinh nghèo đói
06:40' - 11/03/2021
Đại dịch COVID-19 đã khiến số người nghèo đói tại Mỹ Latinh tăng lên 209 triệu người trong năm 2020, tương đương 33,7% dân số và là tỷ lệ nghèo đói cao nhất được ghi nhận trong 12 năm qua.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính & Ngân hàng
S&P nâng xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng “Ổn định”
07:09'
Bộ Tài chính cho biết, ngày 26/5, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P Global Ratings nâng xếp hạng tín nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức BB+, triển vọng "Ổn định".
-
Tài chính & Ngân hàng
Lương tối thiểu của Hàn Quốc thuộc mức cao nhất thế giới
21:23' - 26/05/2022
Lương tối thiểu ở Hàn Quốc đang cao trên thế giới và tốc độ tăng lương cũng tương đối nhanh nên cần cân nhắc điều chỉnh lại tốc độ tăng lương và xem xét tránh để xảy ra các tác dụng phụ tiêu cực.
-
Tài chính & Ngân hàng
Ngân hàng trung ương Nga hạ lãi suất chủ chốt xuống 11%
17:15' - 26/05/2022
Ngày 26/5, Ngân hàng trung ương Nga đã hạ lãi suất chủ chốt xuống 11% tại một cuộc họp bất thường.
-
Tài chính & Ngân hàng
Các quan chức Fed nhấn mạnh quyết tâm kiềm chế lạm phát
11:00' - 26/05/2022
Theo biên bản cuộc họp chính sách công bố ngày 25/5, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhấn mạnh cam kết và quyết tâm của mình trong việc kiểm soát lạm phát đang tăng mạnh bằng cách tăng lãi suất lớn hơn.
-
Tài chính & Ngân hàng
Người đồng sáng lập Ethereum lên tiếng cảnh báo nhà đầu tư
08:00' - 26/05/2022
Người đồng sáng lập Ethereum, Gavin Wood, ngày 25/5 cảnh báo các nhà đầu tư tiền điện tử cần cảnh giác hơn về căn cứ đầu tư của mình sau một cú sốc khiến thị trường mất hơn 800 tỷ USD vốn hoá.
-
Tài chính & Ngân hàng
Nga sẽ trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng ruble
22:04' - 25/05/2022
Bộ Tài chính Nga ngày 25/5 cho biết Nga sẽ trả các khoản nợ nước ngoài bằng đồng ruble, vốn có thể được chuyển đổi thành dạng tiền trái phiếu châu Âu (Eurobond) ban đầu vào một thời điểm sau đó.
-
Tài chính & Ngân hàng
Hỗ trợ các tổ chức tín dụng đẩy nhanh quá trình xử lý nợ xấu
14:28' - 25/05/2022
Thảo luận tại tổ sáng 25/5, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng đến hết ngày 31/12/2023.
-
Tài chính & Ngân hàng
BIDV và ADB công bố báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022”
10:07' - 25/05/2022
Sáng 25/5 tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tổ chức Hội thảo công bố Báo cáo “Thị trường tài chính Việt Nam 2021 và triển vọng 2022”.
-
Tài chính & Ngân hàng
Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nhiên liệu mang lại gần 5,5 tỷ euro cho Bỉ
09:14' - 25/05/2022
Mức tiêu thụ nhiên liệu ở Bỉ trên thực tế đã trở lại mức của thời kỳ trước đại dịch. "Vàng đen" mang về 5,44 tỷ euro doanh thu cho Nhà nước thông qua thuế tiêu thụ đặc biệt.