Nợ xấu chồng chất tại các ngân hàng Trung Quốc
Trong thời gian từ tháng 1-9/2015, tăng trưởng lợi nhuận của bốn ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước - Ngân hàng Trung Quốc (BOC), Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB) - đều dưới 1%, so với cùng kỳ năm ngoái. Các ngân hàng quy mô trung bình như China Everbright Bank và Citic Bank cũng ghi nhận lợi nhuận tăng chậm lại.
Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng do nền kinh tế phải đối mặt với những “trận gió ngược”. Tính đến cuối tháng 9/2015, tỷ lệ nợ xấu của ABC đứng ở mức 2,02%, trong khi con số này ở ba ngân hàng lớn khác là 1,45%.
Trước đó, hãng tin Anh Reuters đưa tin các ngân hàng thương mại Trung Quốc bắt đầu phát hành cổ phiếu ưu đãi và trái phiếu vĩnh viễn có thể chuyển đổi nhằm tăng vốn, mặc dù vừa tung ra một đợt phát hành năm ngoái để chạy đua đáp ứng các quy định về vốn của chính phủ.
Giới quan sát nhận định Trung Quốc đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng tín dụng mang tính hệ thống, khi số nợ xấu đã tăng 30% trong nửa đầu năm 2015. Quan ngại cũng dấy lên về khả năng đứng vững của một số ngân hàng trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang sa sút.
Theo số liệu của Thomson Reuters, trong năm 2014, các ngân hàng thương mại (đã niêm yết) của nước này huy động được 57,6 tỷ USD. Tuy nhiên, nhà phân tích Victor Wang của ngân hàng Barclays tính toán các ngân hàng cần thêm 533 tỷ NDT (87,07 tỷ USD) nếu tỷ lệ các khoản nợ không thanh toán được tăng từ 1,5% lên 4%.
ML (Theo Reuters, THX)
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Trung Quốc tăng mạnh
10:52' - 07/08/2015
Số nợ khó đòi của các ngân hàng Trung Quốc đã tăng 35,7% trong sáu tháng đầu năm nay, trong bối cảnh nhịp độ tăng trưởng kinh tế của nước này chậm lại và lĩnh vực chế tạo sa sút.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Gazprom có kế hoạch ngừng vận chuyển khí đốt qua Ukraine vào năm 2025
15:26'
Tập đoàn khí đốt Gazprom của Nga đang lên kế hoạch cho năm 2025 dựa trên giả định sẽ không còn vận chuyển khí đốt sang châu Âu qua Ukraine sau ngày 31/12.
-
Kinh tế Thế giới
Anh muốn đứng đầu G7 về tỷ lệ việc làm
15:05'
Chính phủ Anh đặt mục tiêu vươn lên đứng đầu Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) về tỷ lệ việc làm.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc chống lãng phí thực phẩm
10:02'
Trung Quốc vừa công bố “Chương trình hành động tiết kiệm lương thực và chống lãng phí thực phẩm”, nhằm tiếp tục xây dựng cơ chế bình thường hóa trong toàn chuỗi.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ: Các bên chính thức ký thỏa thuận chuyển giao quyền lực
07:47'
Nhóm chuyển giao quyền lực của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã ký một biên bản ghi nhớ với Nhà Trắng.
-
Kinh tế Thế giới
EU "đáp trả" vụ Mỹ áp thuế nhập khẩu ô liu Tây Ban Nha
16:19' - 26/11/2024
Liên minh châu Âu (EU) ngày 25/11 đã yêu cầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cho phép áp dụng các biện pháp ứng phó để bù đắp cho việc Mỹ áp thuế nhập khẩu đối với ô liu Tây Ban Nha.
-
Kinh tế Thế giới
"Mê cung" nhãn thực phẩm tại châu Âu
15:58' - 26/11/2024
Ngày 25/11, các kiểm toán viên EU cho biết người tiêu dùng mua sắm thực phẩm ở châu Âu đang đối mặt với nguy cơ "bị lừa" do sự gia tăng các nhãn mác thực phẩm gây nhầm lẫn và đôi khi là sai lệch.
-
Kinh tế Thế giới
AFP dự báo 5 sự kiện thế giới nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025
15:45' - 26/11/2024
Theo bình chọn từ hãng tin AFP, dưới đây là 5 sự kiện nổi bật không thể bỏ qua trong năm 2025, trong đó có nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.
-
Kinh tế Thế giới
Thế giới 2024 đầy biến động qua lăng kính của AFP
15:45' - 26/11/2024
Năm 2024 đánh dấu một năm đầy biến động với hàng loạt sự kiện quan trọng trên toàn cầu. Dưới đây là những dấu ấn không thể quên trong năm 2024 do hãng thông tấn AFP của Pháp bình chọn.
-
Kinh tế Thế giới
OPEC+ có thể duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu
15:29' - 26/11/2024
OPEC+ đang cân nhắc duy trì mức cắt giảm sản lượng dầu hiện tại từ ngày 1/1/2025. Quyết định cuối cùng sẽ được đưa ra tại cuộc họp vào ngày 1/12.