Nối lại xuất khẩu cát biển - bước đi mạo hiểm của Indonesia
Theo trang Eco-bussiness, việc Indonesia khởi động lại hoạt động xuất khẩu cát biển sang các nước láng giềng có thể gây ra sự tàn phá sinh thái.
Trên thực tế, hoạt động nạo vét cát không được kiểm soát từ đầu những năm 2000 đã đẩy Nipah đến bờ vực bị nhấn chìm, làm xói mòn bờ biển và đe dọa sự tồn tại của đảo.Hòn đảo nhỏ này của Indonesia nằm gần Singapore, chỉ rộng 0,62 ha khi thủy triều lên và 60 ha khi thủy triều xuống và là một trong số nhiều hòn đảo ở Quần đảo Riau bị đe dọa bởi hoạt động khai thác cát liên tục. Hoạt động nạo vét, khai thác cát đã tàn phá các hệ sinh thái mong manh và gây nguy hiểm cho tương lai của những hòn đảo này.Năm 2003, Chính phủ Indonesia đã cấm xuất khẩu cát biển. Nhưng 2 thập kỷ sau, vào tháng 5/2023, Tổng thống khi đó là ông Joko Widodo đã dỡ bỏ lệnh cấm này với lý do là cơ hội tài chính trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng.Những lo ngại này được Celios, một nhóm nghiên cứu kinh tế và pháp lý của Indonesia, đồng tình. Họ ước tính việc nối lại hoạt động xuất khẩu cát biển sẽ làm Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Indonesia giảm 1.220 tỷ IDR (74,5 triệu USD) và làm thu nhập cá nhân giảm 1.210 tỷ IDR (73,9 triệu USD).
Ông Pascal Peduzzi, người đứng đầu GRID-Geneva, một trung tâm dữ liệu của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc, nhấn mạnh rằng tài nguyên cát có thể được quản lý bền vững hơn. Ông Peduzzi ủng hộ việc định giá cát để phản ánh chi phí xã hội và môi trường thực sự của nó. Trong khi giá hiện tại dao động từ 15-17 USD cho một m3, tùy thuộc vào loại cát và vị trí, ông cho rằng mức giá này không tính đến chi phí xã hội và môi trường dài hạn liên quan đến việc khai thác. "Một tiêu chuẩn được quốc tế chấp nhận sẽ tạo ra một sân chơi bình đẳng", ông nói.Theo báo Detik.com, Chính phủ Indonesia khẳng định đã tính đến các mối quan ngại về môi trường. Báo này dẫn lời ông Doni Ismanto, một viên chức tại Bộ Hàng hải và Thủy sản, cho rằng chính sách mới tập trung vào việc khai thác trầm tích, có thể là cát và bùn, thay vì chỉ là cát. Mục tiêu rõ ràng là bảo tồn hệ sinh thái và tăng sức chứa của hệ sinh thái biển, tuy nhiên, những người chỉ trích nghi ngờ ý nghĩa của sự khác biệt này.Nguồn cơn gây căng thẳng khu vựcNgoài tác động tiềm tàng đến môi trường, việc Indonesia tiếp tục xuất khẩu cát biển có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng trong khu vực.Singapore từ lâu đã dựa vào cát Indonesia cho các dự án cải tạo đất đầy tham vọng của mình. Từ năm 1997-2002, Singapore đã nhập khẩu hơn 53 triệu tấn cát mỗi năm từ Indonesia để làm thay đổi đáng kể đường bờ biển của mình.
Tuy nhiên, các dự án cải tạo đất của Singapore trong lịch sử đã gây ra căng thẳng với các nước láng giềng. Malaysia đã cấm xuất khẩu cát sang Singapore vào năm 1997, tiếp theo là Indonesia vào năm 2003, Campuchia vào năm 2017,....Quyết định dỡ bỏ lệnh cấm của Indonesia có thể bị coi là làm suy yếu các nỗ lực của khu vực nhằm hạn chế tác động về môi trường và địa chính trị do khai hoang đất đai quy mô lớn gây ra. Mặc dù không có thỏa thuận đa phương rõ ràng nào về khai thác cát và khai hoang đất đai quy mô lớn, nhưng khu vực đã nhận thức được vấn đề này và một số quốc gia đã có hành động hạn chế xuất khẩu.Các quan chức Singapore đã cố gắng xoa dịu mối lo ngại. Bộ trưởng Phát triển quốc gia của nước này, ông Desmond Lee, đã cam kết vào năm 2024 rằng cát nhập khẩu trong tương lai sẽ đến từ "các khu vực được phép hợp pháp" và tuân thủ các quy định về môi trường của các quốc gia nguồn.Bộ trưởng Lee cho biết: “Những cân nhắc chính của chúng tôi là nhu cầu bảo vệ bờ biển cho khu vực trũng thấp ở Bờ Đông do mực nước biển dâng cao trong tương lai và nhu cầu tạo đất để đáp ứng nhu cầu phát triển dài hạn của Singapore”.Một thách thức lớn trong việc quản lý hoạt động buôn bán cát là dữ liệu bị phân mảnh. Ông Edward Park, Phó Giáo sư về địa lý và vật lý tại Đại học Công nghệ Nanyang (NTU) ở Singapore, cho biết: "Dữ liệu không đầy đủ và không nhất quán vẫn là vấn đề thường gặp trong việc hiểu về sản xuất và buôn bán cát trên khắp Đông Nam Á".“Sự phân mảnh này làm phức tạp việc theo dõi các lô hàng và cho thấy việc khai thác không đầy đủ hoặc bất hợp pháp. Ví dụ, Philippines và Malaysia báo cáo xuất khẩu và nhập khẩu từ các nguồn không xác định”, ông lưu ý. “Sự phức tạp của cát tái xuất khẩu càng làm lu mờ nguồn gốc, khiến việc quản lý và bảo vệ môi trường trở nên khó khăn”.Một cơ sở dữ liệu toàn diện về trữ lượng cát, địa điểm khai thác, khối lượng sản xuất, tuyến đường thương mại và mục đích sử dụng cuối cùng có thể xác định các khu vực khai thác cát bền vững và cải thiện tính minh bạch. Các công nghệ như cảm biến từ xa và trí tuệ nhân tạo có thể giúp lập bản đồ các địa điểm khai thác và ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức.Trong khi các chuyên gia đều đồng ý về lợi ích của sự hợp tác, việc thiếu ý chí chính trị giữa các quốc gia vẫn là một thách thức lớn, do các lợi ích quốc gia cạnh tranh, cơ chế thực thi yếu kém và không có khuôn khổ khu vực ràng buộc để quản lý khai thác cát. Việc Indonesia mở cửa trở lại hoạt động khai thác làm lộ ra những căng thẳng này.Trong khi xuất khẩu cát biển có thể mang lại lợi ích kinh tế trước mắt, thì tác động tiềm tàng lâu dài đối với cả hệ sinh thái và cộng đồng ven biển vẫn rất lớn. Đảo Nipah từng bị đe dọa nghiêm trọng do xói mòn xuất phát từ nạo vét không kiểm soát, đã trở thành biểu tượng cho nguy cơ dễ bị tổn thương của Indonesia. Sau lệnh cấm xuất khẩu năm 2003, các nỗ lực phục hồi bờ biển đã khiến hệ sinh thái của hòn đảo này có dấu hiệu phục hồi.Mặc dù có một số lựa chọn cho hoạt động nạo vét cát biển bền vững, vẫn chưa rõ liệu Indonesia sẽ đi theo con đường bền vững hay lặp lại những sai lầm trong quá khứ. Với việc nạo vét có khả năng sớm được tiếp tục, quyết định này sẽ có những tác động đáng kể - không chỉ đối với Indonesia mà còn đối với những nỗ lực toàn cầu nhằm quản lý nguồn tài nguyên khai thác nhiều thứ hai thế giới một cách có trách nhiệm hơn.Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
Nhiều CEO hàng đầu dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái trong 6 tháng tới
11:00'
Theo Chief Executive, 60% trong số hơn 300 CEO được khảo sát trong tháng 4/2025 dự đoán kinh tế Mỹ suy thoái hoặc đi xuống sẽ diễn ra trong vòng sáu tháng tới.
-
Phân tích - Dự báo
Hy vọng mới cho ngành cà phê Cuba
05:30'
Cà phê không chỉ là thức uống quen thuộc mà còn là biểu tượng văn hóa của người dân Cuba.
-
Phân tích - Dự báo
Bài toán khó về chiến lược phát triển xe điện của Australia
06:30' - 14/04/2025
Nỗ lực chuyển đổi sang xe điện sẽ giúp giảm sự phụ thuộc của Australia vào nguồn dầu mỏ nhập khẩu, qua đó hỗ trợ tăng cường an ninh năng lượng.
-
Phân tích - Dự báo
Câu hỏi về chủ quyền công nghiệp của châu Âu
05:30' - 14/04/2025
Quyết định mới đây của liên doanh Automotive Cells Company (ACC) hợp tác với một đối tác Trung Quốc nhằm giải cứu dây chuyền sản xuất pin tại Pháp đã làm dấy lên nhiều tranh cãi.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài cuối: Sự “lung lay” được báo trước?
06:30' - 13/04/2025
Đồng USD vẫn giữ vững vị thế là đồng tiền thống trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, nhưng những chính sách trong nhiệm kỳ thứ hai của Tổng thống Trump có thể tạo ra nguy cơ đe dọa đối với vị thế đó.
-
Phân tích - Dự báo
Vị thế thống trị của đồng USD – Bài 1: Không có đối thủ “xứng tầm”
05:30' - 13/04/2025
Đồng USD, trong suốt 7 thập kỷ vừa qua, đã luôn giữ vai trò là đồng tiền thống trị trong thương mại và tài chính toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung: Châu Âu chịu trận?
06:30' - 12/04/2025
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên tiếng cảnh báo: Trung Quốc có thể chuyển hướng xuất khẩu sang thị trường Liên minh châu Âu.
-
Phân tích - Dự báo
Thách thức đối với chuỗi cung ứng ô tô Hàn Quốc
05:30' - 12/04/2025
Các nhà cung cấp phụ tùng ô tô của Hàn Quốc đang phải vật lộn với những bất ổn và rủi ro ngày càng tăng, đặc biệt là sau khi Tổng thống Mỹ áp thuế 25% đối với ô tô và phụ tùng nhập khẩu.
-
Phân tích - Dự báo
Cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường gạo Đông Nam Á
06:30' - 11/04/2025
Theo trang mạng Nikkei Asia, giá gạo tại các thị trường Đông Nam Á đang giảm mạnh do tình trạng cung vượt cầu, sau khi Ấn Độ nối lại hoạt động xuất khẩu lương thực chủ chốt này.