Nông dân đầu nguồn cho đất “nghỉ ngơi” mở đồng đón lũ
Thay vào đó, nông dân đã tiến hành mở đồng sẵn sàng đón lũ lấy phù sa với hơn 9.000 ha sản xuất đất nông nghiệp ở các ô đê bao không an toàn trên địa bàn huyện.
Theo nhận định của các nhà chuyên môn, lũ năm 2020 khu vực đầu nguồn và nội đồng Đồng Tháp ở mức xấp xỉ năm 2019 và thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng từ 0,1 - 0,3m. Đỉnh lũ cao nhất năm tại khu vực đầu nguồn sẽ xuất hiện vào cuối tháng 9 đầu tháng 10/2020, ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm, dao động ở mức báo động cấp I đến cấp II. Là nơi nước lũ tràn vào đồng sớm nhất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, bà con nông dân sản xuất lúa ở ấp 3, xã Thường Phước 1 đã tuân thủ không xuống giống vụ Thu Đông và chủ động mở cống chờ con nước.Mặc dù, không sản xuất lúa nhưng những ngày qua ông Phạm Văn Bút cùng nhiều nông dân sản xuất liền kề ở khu vực này vẫn thường xuyên thăm đồng để theo dõi mực nước mỗi ngày mong con nước lên nhanh và tràn vào đồng.
Ông Bút chia sẻ, sau 2 vụ sản xuất Đông - Xuân, Hè - Thu, 20.000 m2 đất canh tác của ông sẽ được xả lũ để tiêu diệt những con côn trùng, tất cả các mầm bệnh. Theo ông Bút, là nơi đầu nguồn nên nguy cơ thiệt hại rất cao nếu sản xuất tự phát trong thời gian lũ về.Thêm vào đó, sản xuất ba vụ liên tiếp, đất không có thời gian “nghỉ ngơi” dễ bị bạc màu, chai cứng. Mặt khác, khi tiến hành vụ mới, chi phí đầu vào sẽ tăng nhưng lúa không phát triển tốt, dẫn đến năng suất vụ Đông Xuân không cao.
Bà con đầu nguồn chia sẻ, trước mở miệng cống dẫn nước vào, nông dân còn thực hiện cày xới đất. Đây là giải pháp “hồi sức” cho đất, vì cày sâu, xới kỹ sẽ giúp đất tơi xốp hơn, vì phù sa được cung cấp sâu vào đất. Ông Phan Xết Nhiều, Phó chủ tịch UBND xã Thường Phước 1 cho biết, ngay từ đầu năm, địa phương đã xây dựng kế hoạch không sản xuất lúa vụ Thu Đông. Trong kế hoạch, thời gian mở đồng xả lũ được thực hiện từ ngày 15/8.Hiện các diện tích trên địa bàn, nông dân đã thu hoạch dứt điểm vụ Hè Thu, tất cả bà con nông dân cũng đang trông chờ nước để có lượng phù sa bồi đắp sản xuất tiếp vụ Đông Xuân.
Ông Nguyễn Hoàng Nhung, Trưởng phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự thông tin, trên địa bàn huyện có diện tích sản xuất nông nghiệp hơn 11.000 ha.Trong năm 2020, huyện Hồng Ngự chủ trương chỉ thực hiện sản xuất vụ Thu Đông tại khu đê bao 2.600 ha ở xã Thường Phước 2 và Thị trấn Thường Thới Tiền; đồng thời, tiến hành xả lũ hơn 9.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện. Trên các ô bao xả lũ, huyện đã cho mở tất cả các cống để đón nước tràn đồng.
Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện nói thêm, đến thời điểm hiện tại, đối với tất cả các khu xả lũ lấy phù sa, người dân đã thu hoạch dứt điểm các trà lúa và người dân đã tuân thủ khuyến cáo không sản xuất vụ Thu Đông tự phát như các năm trước. Ngành nông nghiệp vẫn thực hiện kiểm tra thường xuyên, đặc biệt là kiểm tra các khu không chủ trương xuống giống thì thường xuyên kiểm tra với Uỷ ban nhân dân xã để kịp thời nắm tình hình, vận động tuyên truyền người dân thực hiện theo đúng chủ trương của huyện./.Tin liên quan
-
Hàng hoá
Nông dân Sóc Trăng được mùa, giá lúa tăng cao
08:00' - 20/08/2020
Giá lúa Hè Thu tại Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và Sóc Trăng nói riêng đang tăng lên liên tục trong những ngày gần đây khiến nông dân vô cùng phấn khởi.
-
Kinh tế & Xã hội
Tiền Giang ứng dụng công nghệ cao trong vụ Thu Đông 2018
14:25' - 10/12/2018
Lần đầu tiên trong vụ Thu Đông 2018, Tiền Giang đã trình diễn “Sản xuất lúa ứng dụng công nghệ cao”.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu khả quan, doanh nghiệp hồ tiêu vẫn lo ứng phó thuế của Hoa Kỳ
13:48'
Giá xuất khẩu tăng cao giúp kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tiếp tục khả quan trong quý I/2025 dù lượng xuất khẩu giảm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Động lực cho không gian phát triển mới
13:47'
Hạ tầng giao thông phát triển đồng bộ sẽ góp phần giảm chi phí logistics, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hóa; mở ra cơ hội, không gian phát triển rộng lớn cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Cơ hội xuất khẩu mới của ngành dệt may
12:43'
Sau một năm đi vào sản xuất, vải và trang phục chống cháy của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là mặt hàng đang mở ra cơ hội xuất khẩu mới cho ngành dệt may.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Diện mạo mới hạ tầng giao thông ĐBSCL
12:22'
Từ nơi là “vùng trũng” cao tốc nhưng chỉ trong thời gian ngắn, hạ tầng giao thông ĐBSCL đã có sự chuyển biến tích cực, ngày càng hoàn thiện với nhiều cây cầu hiện đại cùng 120 km đường cao tốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone
12:19'
Sáng 7/4, tại Thủ đô Vientiane, Lào, Thủ tướng Phạm Minh Chính vào viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào Khamtay Siphandone.
-
Kinh tế Việt Nam
Giao thông đất Chín Rồng “vươn mình” vào kỷ nguyên mới: Những công trình kết nối những bờ vui
11:02'
Cng ngược dòng thời gian tìm về với quá khứ đã qua, so với hiện tại, định hướng tương lai,… để thấy những câu chuyện về quá trình phát triển của hạ tầng giao thông trên vùng sông nước Cửu Long.
-
Kinh tế Việt Nam
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu gạo: Đơn vị nào định hướng?
10:45'
Bộ NN và MT giao Viện Chiến lược Chính sách NN và Môi trường rà soát thị trường tiềm năng, thị trường mới; trong đó, phân tích loại gạo nào phù hợp với thị trường mới, đối thủ cạnh tranh là ai.
-
Kinh tế Việt Nam
Thành lập Hội đồng thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Quy Nhơn – Pleiku
10:45'
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định về việc thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Quy Nhơn – Pleiku.
-
Kinh tế Việt Nam
Tương lai cho minh bạch hóa thị trường
09:05'
Trước nhu cầu minh bạch thông tin sản phẩm ngày càng cao, việc ứng dụng công nghệ vào truy xuất nguồn gốc đã trở thành một xu thế không thể thiếu nhằm mang lại lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng.