Nông dân Indonesia thiệt hại nặng do lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ
Trong một thông cáo báo chí ngày 8/5, Chủ tịch SPI Henry Saragih cho hay mức thiệt hại tài chính nói trên chỉ tính trong một tuần qua đối với các nông dân là thành viên tổ chức này, với tổng diện tích canh tác là 100.000 ha.
Cụ thể, khoản thiệt hại trên được tính trong khoảng thời gian từ ngày 23-28/4 trong bối cảnh lệnh cấm khiến giá chum quả cọ dầu tươi (FFB) rơi từ mức 3.000 rupiah xuống còn khoảng 1.500-1.600 rupiah mỗi kg hiện nay.
Theo ông Henry, giá dầu cọ đột ngột lao dốc trong thời gian ngắn đã làm giảm đáng kể thu nhập của người nông dân. Ở một số khu vực, nông dân trồng cọ còn không thể tiêu thụ được sản phẩm của mình.
Ông Henry cho hay FFB phải được xử lý trong vòng 24 giờ sau khi thu hoạch và hiện người nông dân phải đối mặt với lựa chọn đổ bỏ sản phẩm của mình hoặc biến chúng thành phân compost.
Theo Chủ tịch SPI, hiện vẫn chưa rõ khi nào chính phủ sẽ rút lại lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ và người nông dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc chờ đợi.
Cũng trong ngày 8/5, đại diện Bộ Thương mại Veri Anggrijono khẳng định chính phủ đang theo dõi tình hình và biến động giá dầu ăn trên thị trường trước khi đưa ra bất kỳ quyết định nào liên quan đến chính sách cấm xuất khẩu dầu cọ.
Trước đó ngày 28/4, Indonesia bắt đầu áp đặt lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ trong bối cảnh nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới này đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung dầu ăn và giá cả leo thang.
Tại một số thành phố, người dân phải đợi nhiều giờ trước trung tâm phân phối để mua được hàng hóa thiết yếu được trợ giá.
Giới chức Indonesia lo ngại rằng tình trạng khan hiếm và chi phí gia tăng có thể gây bất ổn xã hội và quyết định đảm bảo nguồn cung dầu cọ, nguyên liệu vốn được dùng để sản xuất nhiều mặt hàng như chocolate và mỹ phẩm.
Trong quyết định cuối cùng đưa ra tối 27/4, Chính phủ Indonesia khẳng định lệnh cấm xuất khẩu sẽ áp dụng với CPO và các sản phẩm liên quan, chứ không phải chỉ riêng dầu ăn như thông báo một ngày trước đó.
Lý giải về quyết định cấm xuất khẩu dầu cọ, Tổng thống Indonesia Joko Widodo khẳng định động thái này sẽ giúp đảm bảo nhu cầu thiết yếu của người dân.
Mặc dù Indonesia là quốc gia sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới, song người dân trong nước lại gặp khó khăn khi mua dầu ăn.
Theo Tổng thống Widodo, mặc dù lệnh cấm xuất khẩu dầu cọ sẽ tác động tiêu cực đến năng suất thu hoạch của nông dân trong ngắn hạn nhưng quyết định này sẽ giúp ưu tiên đáp ứng nguồn cung trong nước. Chính phủ khẳng định sẽ dỡ bỏ lệnh cấm này nếu nhu cầu trong nước được đảm bảo.
Indonesia sản xuất khoảng 60% lượng dầu cọ trên toàn thế giới, trong đó hơn 30% sản lượng là tiêu thụ ở thị trường trong nước. Ấn Độ, Trung Quốc, Liên minh châu Âu và Pakistan là những khách hàng chính của Indonesia.
Trong những tuần qua, giá dầu thực vật tại Indonesia nằm trong số những mặt hàng có giá tăng lên mức kỷ lục. Tình trạng thiếu hụt kéo dài trong nhiều tháng đã trở nên trầm trọng hơn bởi quy định lỏng lẻo và các nhà sản xuất không muốn bán ở thị trường nội địa, do giá ở thị trường quốc tế cao hơn và đem lại mức lợi nhuận hấp dẫn hơn.
Chính phủ Indonesia cho biết sẽ xem xét nối lại xuất khẩu dầu cọ khi giá bán buôn của dầu ăn ở thị trường nội địa giảm xuống còn 14.000 rupiah/lít (0,97 USD/lít), sau khi tăng 70% lên 26.000 rupiah/lít (1,8 USD/lít) trong thời gian gần đây./.
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Indonesia cho phép công chức làm việc từ xa để giảm tắc đường
17:36' - 09/05/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, công chức, viên chức Indonesia được phép làm việc tại nhà trong suốt tuần này nhằm giảm tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng.
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Indonesia tăng trưởng quý thứ tư liên tiếp
17:34' - 09/05/2022
Theo thống kê được công bố ngày 9/5, giá cả hàng hóa xuất khẩu tăng vọt và việc nới lỏng các hạn chế chống dịch COVID-19 đã giúp nền kinh tế Indonesia tăng trưởng trong quý thứ tư liên tiếp.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: Nhật Bản và Hàn Quốc đẩy mạnh đàm phán
10:43'
Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba ngày 8/7 cho biết nước này sẽ tiếp tục tiến hành các cuộc đàm phán với Mỹ nhằm tìm kiếm một thỏa thuận thương mại song phương.
-
Kinh tế Thế giới
Eurogroup thống nhất ưu tiên củng cố tài khóa và thúc đẩy vai trò quốc tế của đồng euro
09:21'
Ngày 7/7, tại Brussels (Bỉ), nhóm các Bộ trưởng Tài chính khu vực đồng euro (Eurogroup) đã tổ chức cuộc họp định kỳ nhằm trao đổi và thống nhất quan điểm về các vấn đề trọng tâm của khu vực.
-
Kinh tế Thế giới
Hội nghị Thượng đỉnh BRICS 2025 khép lại với nhiều đồng thuận
09:01'
Ngày 7/7, Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2025 tại thành phố Rio de Janeiro của Brazil đã bế mạc sau 2 ngày họp với nhiều đồng thuận.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Mỹ Donald Trump nêu điều kiện có thể gia hạn thuế tiếp sau ngày 1/8
08:01'
Ngày 7/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định ngày 1/8 là mốc thời hạn mới cho việc áp thuế đối ứng với các đối tác thương mại của Mỹ nhưng có thể sẽ được tiếp tục gia hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Trump công bố mức thuế quan mới đối với 14 quốc gia kể từ 1/8
06:55'
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 7/7 tuyên bố ít nhất 14 quốc gia sẽ phải đối mặt với các mức thuế quan cao đối với hàng nhập khẩu vào nền kinh tế lớn nhất thế giới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống Donald Trump: Mỹ sẽ áp thuế quan 25% đối với Nhật Bản, Hàn Quốc từ ngày 1/8
23:59' - 07/07/2025
Hàng hóa của Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ chịu mức thuế quan 25% của Mỹ kể từ ngày 1/8/2025.
-
Kinh tế Thế giới
Thuế quan của Mỹ: EU và Mỹ tăng cường trao đổi cấp cao trước hạn chót
21:24' - 07/07/2025
Theo các nguồn thạo tin, nếu không có đột phá, mức thuế quan mà Mỹ áp đối với hàng hóa EU có thể tăng đáng kể, thậm chí lên tới 50% đối với một số mặt hàng.
-
Kinh tế Thế giới
Tín hiệu tiêu cực từ nền kinh tế Nhật Bản
20:02' - 07/07/2025
Văn phòng Nội các Nhật Bản ngày 7/7 đã hạ thấp đánh giá kinh tế nước này trong tháng 5 xuống mức "tồi tệ", lần đầu tiên sử dụng thuật ngữ này trong 5 năm, cho thấy kinh tế ngấp nghé bờ vực suy thoái.
-
Kinh tế Thế giới
Nỗ lực giảm phụ thuộc vào đồng USD của BRICS gặp khó
17:54' - 07/07/2025
Tham vọng của khối các nền kinh tế mới nổi BRICS về việc xây dựng một hệ thống thanh toán xuyên biên giới độc lập, vốn được ấp ủ suốt một thập kỷ, một lần nữa lại chưa có những bước tiến đột phá.