Nông nghiệp thông minh – Bài 2: Hướng đến nông nghiệp xanh
Với kỳ vọng về một Hậu Giang xanh, cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân Hậu Giang trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, địa phương này đang nỗ lực chuyển từ nền nông nghiệp hóa học sang nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh.
Hiện tỉnh đã thành lập khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang tại huyện Long Mỹ, với diện tích 5.200 ha.
Hậu Giang cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân và các nhà đầu tư làm nông nghiệp 4.0, nông nghiệp sạch, xây dựng chuỗi giá trị nông sản nhằm chuyển hóa tư duy làm nông nghiệp.
Từ đó, tiết kiệm chi phí giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, chuyên nghiệp, chuyên môn hóa từng công đoạn, góp phần cải thiện đời sống nông dân.
Ông Lê Tiến Châu, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết, tỉnh xác định phát triển nông nghiệp xanh, tiếp tục thúc đẩy mô hình làm kinh tế theo hướng bền vững, kinh tế xanh, hướng tới nông nghiệp thông minh, liên kết phát triển theo cơ chế thị trường trên nền tảng logistics.
Theo đó, tỉnh tập trung tuyên truyền, chuyển hóa suy nghĩ, cách làm theo thói quen, giúp người nông dân chủ động thích ứng với đổi thay căn bản về phương thức sản xuất của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Điều này cũng thể hiện tinh thần cầu thị, nghiêm túc, dám nghĩ, dám làm và kỳ vọng về một Hậu Giang xanh, với hình ảnh những người nông dân có kiến thức, hạnh phúc và được làm giàu trên chính mảnh ruộng quê hương mình.
Cũng theo ông Lê Tiến Châu, việc xây dựng mô hình nông nghiệp xanh, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0 trong phát triển nông nghiệp là một yêu cầu cấp bách phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh Hậu Giang.
Tuy nhiên, để hiện thực hóa được điều này, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự phối hợp chặt chẽ của nhà quản lý, các nhà khoa học, nhà báo, các doanh nghiệp, ngân hàng và người nông dân; trong đó, người nông dân đóng vai trò là chủ thể chính.
“Do đó, tôi cho rằng, người nông dân phải có khát vọng làm giàu, tinh thần khởi nghiệp, sự cầu thị và niềm tin thành công. Do đó, nông dân cần mạnh dạn thay đổi nhận thức, chuyển từ cách làm theo thói quen, sang cách làm theo hướng dẫn của các chuyên gia, nhà khoa học và các cơ quan quản lý nhà nước. Nông dân phải chủ động tự tìm tòi, nâng cao kiến thức, tiếp thu tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đừng ngại đổi mới. Đồng thời, nông dân cũng phải là người bạn đồng hành, là đối tác tin tưởng của các doanh nghiệp bao tiêu, từ bỏ suy nghĩ ăn xổi, ở thì. Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa, hãy đi cùng nhau”, ông Lê Tiến Châu nói.
Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang cho biết, Sở phối hợp các Viện, trường trong và ngoài nước, các công ty, doanh nghiệp để triển khai, trình diễn, thử nghiệm đưa vào sản xuất, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ 4.0 trong nông nghiệp. Từ đó, giúp nông dân, hợp tác xã dễ dàng tiếp cận các ứng dụng vào thực tế trên từng địa phương.
Đồng thời, ngành nông nghiệp tỉnh không ngừng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý thông qua các chương trình, đề án nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý ứng dụng công nghệ 4.0 trong nông nghiệp; các chương trình hợp tác quốc tế.
Còn theo ông Nguyễn Văn Vui, Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy thì huyện vừa lên kế hoạch đưa 100ha trồng lúa tại xã Vị Thắng để liên kết, hợp tác sản xuất theo mô hình canh tác lúa thông minh.
Ông Võ Văn Năng, Giám đốc Hợp tác xã Dưa hấu VietGAP, ở ấp 1, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy cho biết, sản xuất nông nghiệp hiện nay là phải an toàn cho người tiêu dùng, nên Hợp tác xã đi theo mô hình sản xuất theo chuẩn GAP là bền vững nhất.
Hiện nay, trong quá trình sản xuất dưa hàng ngày, các thành viên hợp tác xã đều ghi sổ sách cẩn thận các công việc chăm sóc dưa hấu, việc sử dụng phân, thuốc.
Làm theo quy trình GAP, hợp tác xã luôn có đầu ra cho sản phẩm và chí phí đầu vào thì giảm được hơn 30%. Nên mỗi vụ dưa, một xã viên có thể thu lời hơn 10 triệu đồng/1.000m2.
PGS.TS Nguyễn Duy Cần, Khoa Phát triển nông thôn, trường đại học Cần Thơ cho rằng, Hậu Giang cần có tư duy tiếp cận nền nông nghiệp 4.0, ứng dụng phù hợp công nghệ cao mạnh hơn nữa.
Cũng như tiếp cận đúng từng ngành hàng, hài hòa với cả công nghệ của giai đoạn nông nghiệp 3.0 (tự động hóa, nhà màng), để tiến tới sản xuất thông minh, nông nghiệp chính xác, hiệu quả và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, tỉnh cần đẩy mạnh chính sách đầu tư, kêu gọi đầu tư các ngành hàng trọng tâm, ngành hàng lựa chọn cho ứng dụng công nghiệp cao, nông nghiệp 4.0.
Trong số đó, ưu tiên đầu tư cho hợp tác xã vì hợp tác xã là đơn vị tiềm năng của ứng dụng công nghệ cao; và đầu tư phải đủ lớn để vận hành được, không đầu tư dàn trãi, không theo số lượng.
Đồng thời, tỉnh nên lựa chọn đào tạo nguồn nhân lực cho ngành hàng sản xuất được ứng dụng công nghệ cao. Có thể đào tạo qua chương trình hợp tác, thực tập sinh nước ngoài để học tập, nắm bắt công nghệ cao về áp dụng, phát triển doanh nghiệp công nghệ cao.Địa phương cần hỗ trợ cho doanh nghiệp, người lao động có thiện chí, có tài để phát triển nông nghiệp công nghệ cao, hướng đến một Hậu Giang xanh như mục tiêu đặt ra.
Còn theo Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Anh Tuấn, trường đại học Cần Thơ, đối với một quốc gia nông nghiệp đang phát triển như Việt Nam, hay riêng biệt hơn ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long, việc áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất nông nghiệp ở quy mô lớn vẫn chưa phổ biến. “Nếu căn cứ vào các hạng bậc nông nghiệp của châu Âu thì nền nông nghiệp của chúng ta phổ biến ở nông nghiệp 1.0, một số trang trại đạt tới mức nông nghiệp 2.0, rất ít nơi có thể đạt một số mức sơ khởi của nông nghiệp 3.0. Tuy nhiên, rà soát ở một số tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu có các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng công nghệ cao, hoặc nông nghiệp thông minh. Các mô hình này chưa áp dụng hoàn toàn, đầy đủ các công nghệ cao, nhưng cũng được xem là những bước đi ban đầu đến nông nghiệp hiện đại”, PGS.TS Lê Anh Tuấn nói./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Nông nghiệp thông minh là đòn bẩy để đạt mục tiêu kép
17:15' - 11/02/2019
Cùng với kinh tế số, nông nghiệp thông minh hoàn toàn có thể trở thành đòn bẩy chiến lược để đưa Việt Nam hoàn thành mục tiêu kép.
-
Kinh tế tổng hợp
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng: Tái cơ cấu để xây dựng nông nghiệp thông minh hiện đại
15:08' - 10/11/2018
Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng yêu cầu, ngành nông nghiệp phải tiếp tục tập trung tái cơ cấu để xây dựng dựng nền nông nghiệp thông minh hiện đại, cạnh tranh quốc tế...
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…