Nước Mỹ đối mặt bất đồng nội bộ
Một trong những “thỏa hiệp” của ông liên quan đến Dreamers - những người đến Mỹ bất hợp pháp khi còn nhỏ. Bên cạnh đó, ông Trump vẫn muốn được cấp 5,7 tỷ USD để xây tường, song đảng Dân chủ đã từ chối cấp khoản này và trước bài phát biểu của ông Trump cũng đã từ chối nhượng bộ. Việc chính phủ ngừng hoạt động lâu nhất trong lịch sử nước Mỹ đã làm ảnh hưởng đến 800.000 nhân viên liên bang.
* Những bất đồng nội bộ…
Tổng thống Trump nói rằng nước Mỹ có một lịch sử đáng tự hào về việc chào đón người di cư, nhưng điều này đã “bị phá vỡ nghiêm trọng trong một thời gian rất dài”. Ông Trump nói rằng ông “ở đây để phá vỡ bế tắc và mở ra cho Quốc hội một con đường phía trước để chấm dứt tình trạng đóng cửa chính phủ”..
Ông Trump một lần nữa nhấn mạnh rằng bức tường không phải là một cấu trúc liên tục mà chỉ là hàng rào thép tại các khu vực ưu tiên cao. Nhưng ông giữ nguyên yêu cầu về con số 5,7 tỷ USD.
Ông đưa ra hai ý tưởng mới về Dreamers và những người được hưởng quy chế bảo vệ tạm thời (TPS). Có khoảng 700.000 Dreamer đang ở Mỹ hiện nay. Ông Trump cho biết sẽ gia hạn bảo vệ cho họ thêm ba năm nữa, cho phép họ tiếp tục nhận giấy phép làm việc ở Mỹ.
Tổng thống Trump đang đàm phán với lãnh đạo đa số Thượng viện Mitch McConnell, và nếu muốn thành công, ông sẽ phải có sự đồng thuận từ phía đảng Dân chủ. Thật trớ trêu khi để đổi lại việc xây tường, ông Trump đề xuất bảo vệ cho những người nhập cư không có giấy tờ trong khi chính ông bãi bỏ chính sách này vào năm 2018.
Hiện nay đảng Dân chủ đang kiểm soát Hạ viện và phép tính của ông Trump đã thay đổi. Động thái của Tổng thống Mỹ có thể gây áp lực lên các đối thủ để trở lại bàn đàm phán, nhưng họ vẫn cảm thấy họ có ưu thế. Trừ khi Tổng thống Mỹ thừa nhận rằng ông đã sai, tình trạng đóng cửa chính phủ nhiều khả năng sẽ còn kéo dài.
Vài ngày trước, một quan chức cao cấp đảng Cộng hòa đã kêu gọi Tổng thống Trump tạm thời mở lại một phần chính phủ liên bang đã đóng cửa trong hơn ba tuần qua. Thượng nghị sĩ Lindsey Graham, một người thân cận của ông Trump, cho biết việc mở cửa có giới hạn trong vài tuần sẽ cho phép các cuộc đàm phán giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ được nối lại.
Việc đóng cửa một phần Chính phủ dưới thời ông Trump được ghi nhận kéo dài nhất trong lịch sử Mỹ. Hệ lụy là hàng trăm nghìn viên chức không được trả lương và các văn phòng chính phủ đóng cửa.
Tổng thống Trump đã từ chối phê duyệt ngân sách trừ khi nó bao gồm khoản 5,7 tỷ USD xây dựng bức tường biên giới với Mexico - một cam kết then chốt trong chiến dịch tranh cử của ông - bức tường mà ông Trump nói Mexico sẽ phải chi trả chi phí xây dựng. Đảng Dân chủ đã bác bỏ yêu cầu này và nói rằng họ sẽ không đàm phán thêm cho đến khi chính phủ được mở cửa trở lại.
Ông Lindsey Graham, Chủ tịch Ủy ban Tư pháp Thượng viện, cho biết ông đã thúc giục Tổng thống Trump về việc tạm thời mở cửa chính phủ để nối lại đàm phán. Ông nói nếu các cuộc đàm phán vẫn không ngã ngũ về chuyện cấp ngân sách, khi đó Nhà Trắng có thể tuyên bố tình trạng khẩn cấp.
Ông Graham nói với Fox News: “Trước khi ông ấy bỏ qua lựa chọn lập pháp, tôi sẽ thúc giục mở cửa chính phủ trong một khoảng thời gian ngắn, vào khoảng ba tuần, để xem chúng ta có thể có được một thỏa thuận”. Ông Graham cho biết Tổng thống Trump nói với ông rằng: “Hãy thỏa thuận, rồi sau đó mở cửa chính phủ”.
Giới phóng viên nói rằng áp lực đang gia tăng cho ông Trump khi tranh chấp kéo dài. Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy nhiều người Mỹ quy trách nhiệm cho Tổng thống hơn là đảng Dân chủ về việc chính phủ bị đóng cửa. Nhưng ngày 13/1, ông Trump vẫn đang tiếp tục đổ lỗi sự bế tắc cho các đối thủ.
Trước đó, Tổng thống Trump gọi biên giới Mỹ - Mexico là cuộc khủng hoảng an ninh quốc gia trong khi đảng Dân chủ cáo buộc ông bắt giữ con tin Mỹ trước mối đe dọa giả mạo. Hai bên tiếp tục đào sâu vấn đề về bài diễn văn quốc gia.
Bài diễn văn của Tổng thống không tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, nhưng Thư ký Báo chí Nhà Trắng Sarah Sanders nói với phóng viên rằng việc này “chắc chắn vẫn còn trên bàn”. Nếu ông Trump sử dụng quyền lực Tổng thống của mình, ông có thể bỏ qua Quốc hội và đạt được việc xây dựng bức tường thông qua nguồn lực quân sự.
Giới chỉ trích có thể coi đây là sự lạm dụng quyền lực một cách trắng trợn và ngay cả sau khi ông Trump soạn thảo tuyên bố của mình, ông phải thông báo cho Quốc hội chính xác những quyền lực mà ông đang sử dụng.
Sau đó, Quốc hội Mỹ có thể vô hiệu hóa nó bằng một cuộc bỏ phiếu của cả Thượng viện và Hạ viện - nhưng theo luật pháp Mỹ, việc bãi bỏ tình trạng khẩn cấp sẽ vẫn cần Tổng thống ký để nó có hiệu lực.
Trong tình huống như vậy, dường như ông Trump sẽ không thông qua, gây ra cuộc chiến pháp lý giữa hai nhánh của chính phủ. Nhưng Đạo luật Khẩn cấp Quốc gia năm 1976, đưa ra thẩm quyền đơn phương cho Tổng thống trong trường hợp khẩn cấp, cũng như lịch sử tòa án về việc trì hoãn các quyết định an ninh quốc gia của Tổng thống, có thể có lợi cho ông.
Trong khi tranh luận rằng có một cuộc khủng hoảng cần giải quyết, ông Trump nói rằng 300 công dân Mỹ chết mỗi tuần vì heroin, “90% heroin đó tràn qua từ biên giới phía Nam của chúng ta”.
Đúng là gần như tất cả heroin vào Mỹ là từ Mexico, nhưng theo Cơ quan Quản lý Ma túy của ông Trump, hầu hết heroin vào Mỹ qua các cảng nhập khẩu hợp pháp. Vì vậy, việc xây dựng bức tường sẽ không có hiệu quả.
Và trước cuộc bầu cử một năm, có vẻ như Tổng thống Mỹ sẽ không nhận được sự ủng hộ hoàn toàn cho biện pháp gây tranh cãi như vậy từ chính đảng của ông. Như Thượng nghị sĩ Marco Rubio nói với đài BBC: “Chúng ta phải thận trọng trong việc tán thành rộng rãi việc sử dụng quyền hành pháp”.
* … đào thêm hố sâu ngăn cách trong chính phủ
Tổng thống Trump đã gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội tại Nhà Trắng trong một nỗ lực khác để giải quyết việc đóng cửa chính phủ, chỉ để kết thúc việc không đạt được thỏa thuận khi đảng Dân chủ vẫn kiên quyết không tài trợ xây dựng bức tường. Trong khi đó, áp lực đang gia tăng ở Capital Hill - như có những nỗ lực ngăn cản.
Ngày 15/1, đảng Dân chủ trong Thượng viện đã không thông qua dự luật chính sách ở Trung Đông của lưỡng đảng trong sự phản đối, và có thể tiếp tục chặn luật đóng cửa chính phủ trong sự phản đối. Thượng nghị sĩ đảng Dân chủ Patty Murray của Washington nói với CNN sau cuộc bỏ phiếu: “Chúng ta không thể tiếp tục, với việc chính phủ đóng cửa, người dân không nhận được tiền lương và bị tổn hại”.
Cùng lúc đó, Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Hakeem Jeffries, nói với các phóng viên sau cuộc họp kín của đảng Dân chủ rằng “với mỗi ngày trôi qua”, đảng của ông hy vọng sẽ có thêm nhiều sự sẵn sàng đàm phán từ đảng Cộng hòa.
Ông Jeffries nhắc lại rằng đảng Dân chủ tại Hạ viện sẵn sàng sử dụng luật trước đây của đảng Cộng hòa tại Thượng viện để mở cửa lại chính phủ. Ông nói: “Điều đó với tôi dường như là một sự thỏa hiệp hợp lý. Những gì chúng tôi đang nói là chúng tôi sẽ không để bị ép vào một cuộc thảo luận mà chúng tôi phải chịu nhường hàng tỷ USD cho một bức tường biên giới mà không ai tin rằng nó sẽ có hiệu quả”. Tất cả 9 đại biểu quốc hội (gồm một người của đảng Cộng hòa) của các quận giáp Mexico đều phản đối bức tường của ông Trump.
Đã có ba thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa kêu gọi mở cửa lại chính phủ mà không cần phải có tiền tài trợ xây dựng bức tường. Khi Hạ viện bỏ phiếu về dự luật của đảng Dân chủ để mở cửa lại chính phủ, 7 người Cộng hòa đã cùng tham gia. Trong tương lai số phiếu chắc chắn sẽ tăng lên. Các thành viên của cả hai viện đều đang tìm kiếm một lối thoát trong các cuộc đàm phán để thoát khỏi tình trạng hỗn loạn này.
Nếu đảng Cộng hòa không thể đưa ra cho đảng Dân chủ bất cứ điều gì để giải quyết thực trạng cho những người di cư không có giấy tờ ở Mỹ, thì kết quả rất có thể sẽ mới, khoản tiền tài trợ an ninh biên giới mơ hồ mà không cung cấp tiền một cách rõ ràng cho Tổng thống để xây dựng bức tường như đã hứa của ông.
Khoảng 800.000 nhân viên liên bang dự kiến sẽ lỡ tiền lương đầu tiên trong tuần này nếu Tổng thống và các nhà lập pháp không thể đạt được thỏa hiệp. Nhiều người đã bị nghỉ phép hay tạm thời nghỉ việc, nhưng những người được coi là thiết yếu này đã làm việc từ ngày 22/12/2018 mà không được trả công. Nếu việc đóng cửa một phần kéo dài đến cuối tuần, nó sẽ trở thành vụ đóng cửa chính phủ lâu nhất trong lịch sử Mỹ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Kinh tế Mỹ khó tăng trưởng nếu chính phủ tiếp tục đóng cửa một phần
08:09' - 24/01/2019
Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett nhìn nhận nền kinh tế nước này có thể sẽ không tăng trưởng trong Quý I năm 2019.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ với Mỹ
08:05' - 24/01/2019
Ngày 23/1, Phó Chủ tịch Trung Quốc Vương Kỳ Sơn khẳng định mối quan hệ giữa nước này và Mỹ là “không thể thiếu”.
-
Kinh tế Thế giới
Ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung tới Nam Á
05:30' - 24/01/2019
Cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tạo ra các hậu quả sâu rộng tác động đến mối quan hệ thương mại với các quốc gia khác
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc cáo buộc Mỹ "ứng xử chèn ép" khi đòi dẫn độ bà Mạnh Vãn Chu
19:52' - 23/01/2019
Ngày 23/1, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố cáo buộc Mỹ "có cách ứng xử chèn ép" sau khi giới chức nước này xác nhận muốn dẫn độ Giám đốc Tài chính Tập đoàn viễn thông Huawei của Trung Quốc
-
Kinh tế Thế giới
Thượng viện Mỹ công bố các phương án mở cửa trở lại chính phủ
10:07' - 23/01/2019
Lãnh đạo Thượng viện Mỹ đã nhất trí tiến hành bỏ phiếu về những đề xuất nhằm mở cửa lại một loạt các cơ quan chính phủ bị đóng cửa một phần kể từ ngày 22/12/2018.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt mới nhắm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Iran
10:27'
Bộ Tài chính Mỹ thông báo áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với một mạng lưới bị cáo buộc liên quan đến hoạt động mua bán dầu của Iran.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ thông báo mức thuế quan cho các nước
09:23'
Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết Washington sẽ bắt đầu gửi thư cho các nước vào ngày 4/7 nêu rõ mức thuế mà họ sẽ phải đối mặt khi xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
EU sẵn sàng đạt "thỏa thuận nguyên tắc" trước hạn chót của Mỹ
08:17'
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen ngày 3/7 tuyên bố Liên minh châu Âu (EU) đã "sẵn sàng cho một thỏa thuận" với Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Dự luật 4.500 tỷ USD của Mỹ đang chờ Tổng thống ký phê chuẩn
07:59'
Ngày 3/7, Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu toàn diện của Tổng thống Donald Trump, trị giá 4.500 tỷ USD.
-
Kinh tế Thế giới
Pháp: Nguy cơ hỗn loạn hàng không do đình công
21:04' - 03/07/2025
Hàng trăm chuyến bay đã bị hủy, đặc biệt tại sân bay lớn thứ ba của Pháp là Nice, một nửa số chuyến bay đã bị hủy.
-
Kinh tế Thế giới
Ông Phumtham Wechayachai được bổ nhiệm làm Thủ tướng Thái Lan lâm thời
15:33' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, sáng 3/7, các bộ trưởng nội các mới của Thái Lan đã tập trung tại Tòa nhà Chính phủ ở thủ đô Bangkok để tuyên thệ nhậm chức, trước khi đảm nhiệm nhiệm vụ của mình.
-
Kinh tế Thế giới
Quốc hội phê chuẩn ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok
15:32' - 03/07/2025
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Quốc hội Hàn Quốc ngày 3/7 đã phê chuẩn đề cử ứng cử viên Thủ tướng Kim Min Seok tại phiên họp toàn thể, mở đường cho Tổng thống bổ nhiệm và thành lập nội các mới.
-
Kinh tế Thế giới
Dịch vụ hàng không Pháp và Hà Lan gián đoạn do đình công
14:53' - 03/07/2025
Cuộc đình công này do nghiệp đoàn lớn thứ hai và thứ ba của Pháp là UNSA-ICNA và USAC-CGT dẫn đầu, sau khi các cuộc đàm phán về điều kiện làm việc thất bại.
-
Kinh tế Thế giới
Bloomberg: Mỹ dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc
12:27' - 03/07/2025
Hãng tin Bloomberg dẫn tuyên bố của Tập đoàn Siemens AG của Đức cho biết công ty đã nhận được thông báo từ Chính phủ Mỹ về việc chấm dứt các hạn chế xuất khẩu phần mềm thiết kế chip sang Trung Quốc.