Nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng quy trình công nghệ hiện đại
Trước tình hình nuôi tôm đang đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt là chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh cũng như biến động của thị trường, ngành nông nghiệp các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã và đang đẩy mạnh việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, quản lý tiên tiến, thân thiện với môi trường trong suốt quá trình nuôi tôm cho nông dân.
Từ đó, nâng cao năng suất, chất lượng, đáp ứng yêu cầu, tạo thêm sức cạnh tranh và uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam tại thị trường trong nước cũng như xuất khẩu.
Thời gian qua, việc nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long đã dần chuyển đổi từ mô hình nuôi truyền thống sang mô hình nuôi ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, nâng cao sức cạnh tranh và đảm bảo an toàn thực phầm.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến khẳng định, hiện nay việc chuyển từ nuôi tôm theo phương thức truyền thống sang công nghiệp hóa, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến và lấy doanh nghiệp làm trọng tâm đổi mới sáng tạo cho thấy hoạt động khoa học công nghệ đã từng bước khẳng định vai trò là đòn bẩy, là động lực thúc đẩy, là chìa khóa thành công trong lĩnh vực nông nghiệp thuỷ sản nói chung và nuôi tôm nói riêng.
Là một trong 6 tỉnh trọng điểm nuôi tôm của cả nước với diện tích thả nuôi lên đến 114.249 ha và được mệnh danh là “thủ phủ tôm” của cả nước, từ năm 2016, Bạc Liêu là địa phương được biết nhiều nhất với các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh áp dụng quy trình công nghệ hiện đại. Theo Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu Lưu Hoàng Ly, tỉnh phấn đấu sớm đưa vào sử dụng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm Bạc Liêu (với quy mô gần 419 ha, tại xã Hiệp Thành, thành phố Bạc Liêu) với nòng cốt là các tổ chức khoa học – công nghệ và các doanh nghiệp tham gia đầu tư để phát triển công nghệ cao trong ngành công nghiệp tôm.Đồng thời, xác định các mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao là hướng phát triển chính của tỉnh, khuyến khích phát triển hình thức nuôi công nghệ cao mô hình nông hộ.
Đến nay, Bạc Liêu có 25 công ty, đơn vị và hơn 810 hộ dân đang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao, với diện tích hơn 4.600 ha và cho năng suất, sản lượng tôm nuôi giữa các mô hình (ao lót bạt và hồ tròn) đạt rất cao so với mô hình nuôi trong ao đất.Bạc Liêu còn có 5 doanh nghiệp được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và 18 đơn vị được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế như: ASC, GAP, GlobalGAP…
Là doanh nghiệp thành công trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào nuôi tôm, ông Long Văn Nghĩa, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Long Mạnh (xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, Bạc Liêu) cho biết, hiện nay, công ty áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ siêu thâm canh 2 giai đoạn hồ nổi và áp dụng kỹ thuật tách chất thải rắn, tái sử dụng nước. Với mô hình này, giai đoạn ương cho tỷ lệ sống đạt trên 75% và hoàn toàn không thay nước, không siphon chỉ bổ sung mật đường và vi sinh mỗi ngày để tạo floc, các hạt floc cũng là thức ăn bổ sung làm giảm lượng thúc ăn hơn 1/3 so với các quy trình khác. Sau 60 ngày nuôi là 70 – 80 con/kg và sau 100 ngày nuôi trung bình là 30 con/kg. Chi phí đầu tư cho khoáng bổ sung giảm 70% so với mô hình thay nước, quan trọng hơn cả là sẽ nâng cao mức độ an toàn sinh học, giảm rủi ro lây nhiễm bệnh do không, hoặc ít phải thay nước trong các ao nuôi ra môi trường bên ngoài. Đây được đánh giá là một trong những mô hình nuôi tôm công nghệ cao ưu việt nhất hiện nay. Là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển tôm nuôi, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau Nguyễn Văn Quân cho biết, diện tích nuôi tôm của tỉnh trên 280.000ha, sản lượng đạt khoảng 210.000 tấn/năm.Với tiềm năng, thế mạnh sẵn có, nông dân tỉnh Cà Mau đã mạnh dạn nuôi tôm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, nhất là khi triển khai thực hiện các mô hình như: nuôi tôm thẻ chân trắng với quy trình Biofloc, Semi–Biofloc cho ao nuôi trải bạt; quy trình công nghệ nuôi tôm 2 – 3 giai đoạn; quy trình nuôi tôm tuần hoàn khép kín…
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, năng suất tôm nuôi thâm canh bình quân đạt khoảng 5 tấn/ha/năm (tôm sú) và khoảng 8 tấn/ha/năm (tôm thẻ chân trắng); tôm nuôi siêu thâm canh đạt 40 – 50 tấn/ha/vụ, mang lại hiệu quả cao cho nông dân. Cũng nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật, Cà Mau hiện đã gia tăng tổng sản lượng tôm nuôi (tôm sú, tôm thẻ), đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu sang nhiều thị trường như: Nhật Bản, Mỹ, Úc, Canada, Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ… Tại Sóc Trăng, ông Tăng Văn Xúa (xã Hòa Đông, thị xã Vĩnh Châu) là một trong những hộ dân nuôi tôm công nghệ cao khá thành công, được nhiều người dân địa phương biết đến. Ông Xúa đã có hàng chục năm nuôi tôm bằng ao đất nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, ông đã chuyển đổi việc nuôi tôm từ ao đất sang nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao bằng ao lót bạt. Theo ông Xúa, gia đình ông có 4 ao nuôi tôm lót bạt (tổng diện tích hơn 4.000m2). Để có mùa vụ nuôi tôm thắng lợi, ông thường chọn nuôi tôm 2 vụ/năm, năng suất 8 – 9 tấn/ao/năm, trừ chi phí lợi nhuận thu về từ 400 – 500 triệu đồng/ao, tổng thu nhập từ 4 ao nuôi tôm là 2 tỷ đồng/năm. Ông Xúa cho biết, mặc dù mô hình nuôi tôm bằng ao lót bạt tốn chi phí đầu tư nhưng cái lợi đem đến cho hộ nuôi là tôm ít gặp các loại dịch bệnh và thả nuôi được mật độ dày (từ 150 – 200 con/m2) nên tôm nuôi cho sản lượng lớn, chất lượng đạt chuẩn, đầu ra ổn định, giá bán cao, lợi nhuận rất tốt. Theo Thạc sĩ Quách Thị Thanh Bình – Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm theo mô hình lót bạt công nghệ cao trên địa bàn tỉnh hơn 5.681ha, tập trung chủ yếu ở các huyện: Mỹ Xuyên, Trần Đề, Cù Lao Dung, Long Phú và thị xã Vĩnh Châu. Diện tích nuôi tôm công nghệ cao tăng dần theo từng năm, bởi hộ nuôi tôm nhận thấy đây là mô hình cho năng suất cao hơn gấp nhiều lần so với nuôi tôm trong ao đất.Với hiệu quả này, hộ dân có thể chuyển đổi mô hình nuôi tôm ao đất sang nuôi tôm công nghệ cao để các vụ tôm nuôi trong năm đều đạt năng suất cao, chất lượng đáp ứng nguồn nguyên liệu cho các nhà máy chế biến xuất khẩu./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Trà Vinh hỗ trợ nông dân nuôi tôm trước thời tiết bất lợi
09:31' - 27/04/2023
Do thời tiết bất lợi, tỉnh Trà Vinh có hơn 538 ha tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị chết trong giai đoạn 25 – 55 ngày tuổi, với tổng số lượng hơn 250 triệu con tôm thẻ chân trắng và tôm sú.
-
DN cần biết
Cả nước có trên 4.000 ha tôm nuôi bị thiệt hại
18:01' - 26/04/2023
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chấn chỉnh công tác phòng chống dịch bệnh, rà soát và báo cáo số liệu dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ.
-
Kinh tế Việt Nam
Hóa giải thách thức, nâng tầm chuỗi giá trị tôm Việt
19:24' - 12/04/2023
Những năm gần đây, ngành tôm Việt Nam đã có sự phát triển vượt bậc khi luôn nằm trong nhóm 3 quốc gia là Ấn Độ, Ecuador và Việt Nam dẫn đầu về sản lượng và kim ngạch xuất khẩu.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
Lạng Sơn thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc
19:04'
Tọa đàm, giới thiệu môi trường đầu tư tỉnh Lạng Sơn đến các doanh nghiệp, nhà đầu tư Quảng Tây và nhiều địa phương khác của Trung Quốc đã diễn ra chiều 3/12.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài tại các địa phương mới đạt hơn 30%
18:49'
Chiều 3/12, Bộ Tài chính tiếp tục tổ chức Hội nghị trực tuyến với 53 địa phương về tình hình giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài 11 tháng và các biện pháp thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công.
-
Kinh tế Việt Nam
Chia sẻ kinh nghiệm nâng cao hiệu quả sản xuất thông tin giữa Việt Nam và Cuba
18:19'
Chiều 3/12, Phó Tổng Giám đốc TTXVN Nguyễn Tuấn Hùng đã làm việc với Đoàn đại biểu Báo Granma, do ông Oscar Alberto Sanchez Serra, Phó Tổng Biên tập, làm Trưởng đoàn.
-
Kinh tế Việt Nam
Đề xuất chủ trương nâng cấp Quốc lộ 1A
17:27'
UBND thành phố Hà Nội vừa đề xuất chủ trương đầu tư dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 1A, đoạn từ cầu Đuống mới đến hết địa phận huyện Gia Lâm.
-
Kinh tế Việt Nam
Giải pháp phát triển chăn nuôi lợn hữu cơ, an toàn sinh học
15:40'
Trước diễn biến phức tạp của bệnh truyền nhiễm việc việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học và hữu cơ là hết sức cấp thiết để phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam - Nhật Bản: Nhiều cơ hội mới trong hợp tác thương mại
14:45'
Nhật Bản hiện là nước tài trợ ODA lớn nhất, đối tác hợp tác lao động lớn thứ 2, nhà đầu tư lớn thứ 3, đối tác du lịch lớn thứ 3, đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng: Xử lý nghiêm cán bộ gây cản trở, chậm trễ trong triển khai sân bay Long Thành
14:34'
Thủ tướng cho rằng, việc thi công tại dự án hiện nay còn khá rời rạc, chưa nhịp nhàng, khó hoàn thành mục tiêu. Do đó cần tập trung hơn, huy động tổng lực phương tiện, máy móc, nhân lực...
-
Kinh tế Việt Nam
Hà Nội sắp tổ chức “1.000 điểm khuyến mại - Rộn ràng ưu đãi”
14:02'
Theo kế hoạch, ngày 19/12 thành phố sẽ tổ chức tháng khuyến mại tại địa điểm Quảng trường La Mã, Khu đô thị An Bình City, số 234 Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội; các trung tâm thương mại...
-
Kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu thuỷ sản 11 tháng đạt gần 9,2 tỷ USD
13:12'
Xuất khẩu thủy sản tháng 11/2024 tuy chững lại nhẹ nhưng vẫn duy trì tăng trưởng ấn tượng với giá trị đạt 924 triệu USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023.