OECD kêu gọi các quốc gia chủ động bảo vệ tự do thương mại
Trong bối cảnh chủ nghĩa bảo hộ sản xuất nội địa có xu hướng trổi dậy, ngày 19/4, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã kêu gọi chính phủ các nước chủ động bảo vệ tự do thương mại bằng cách phát triển nền kinh tế toàn diện hơn.
Phát biểu tại hội nghị Câu lạc bộ kinh tế tổ chức tại Minnesota (Mỹ), Tổng thư ký OECD Angel Gurria cho rằng "đã đến lúc cần chuyển từ phòng thủ sang tấn công" để đối phó với sự trỗi dậy của chủ nghĩa bảo hộ thương mại.
Theo ông, nhiều nền kinh tế trên thế giới vẫn đang phải đương đầu với những khó khăn do cuộc khủng hoảng kinh tế hồi năm 2008 gây ra. Điều đó cho thấy toàn cầu hóa vẫn chưa thực sự mang lại lợi ích cho tất cả, vì vậy các nền kinh tế cần hành động nhiều hơn nữa để khai thác lợi ích từ xu hướng này.
Trong đó, ông đề xuất các biện pháp như tăng cường đào tạo kỹ năng, kiến thiết việc làm và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng để mỗi nền kinh tế đều có thể thích ứng với những thay đổi mà toàn cầu hóa mang lại.
Đồng thời, vị lãnh đạo người Mexico cũng cảnh báo việc thiết lập các rào cản thương mại như áp thuế là một bước đi "tự hại mình" bởi nó sẽ đẩy các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra khỏi guồng quay trong khi khuyến khích các doanh nghiệp lớn đưa việc làm ra nước ngoài. Vì vậy, ông Gurria nhấn mạnh cần phải theo đuổi hệ thống thương mại toàn diện trên cơ sở tự do, công bằng và cởi mở.
Phát biểu trên của người đứng đầu OECD được đưa ra giữa lúc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) chuẩn bị tổ chức các cuộc họp giữa năm tại Washington với nội dung chính tập trung vào bảo vệ thương mại tựu do và hợp tác đa phương.
Hồi tuần trước Tổng giám đốc IMF Christine Lagarde cũng cảnh báo "lưỡi gươm bảo hộ" đang lơ lửng phía trên nền kinh tế toàn cầu.
Quan điểm chống tự do thương mại đang ngày càng lan rộng và xuất hiện tại nhiều nơi trên thế giới như trong chiến dịch vận động bầu cử đang diễn ra tại Pháp, trong cuộc trưng cầu dân ý ở Anh hồi năm 2016 khi người Anh cuối cùng đã chọn rời Liên minh châu Âu (EU), hay ngay trong cuộc bầu cử mới diễn ra tại Mỹ với phần thắng thuộc về nhà tỷ phú Donald Trump luôn ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ và tăng cường rào chắn kinh tế ./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OECD: Kinh tế thế giới đối mặt bất ổn về chính sách kinh tế, tài chính trong năm 2017
06:02' - 10/03/2017
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo nền kinh tế thế giới sẽ tăng trưởng chậm lại trong những năm tới, do bất ổn về chính sách kinh tế, tài chính và tiền tệ.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại sẽ làm tổn thương các doanh nghiệp
06:10' - 13/02/2017
Amazon.com đã cảnh báo rằng những động thái nhằm khuyến khích các công ty nội địa “quay lưng lại” với sự cạnh tranh từ nước ngoài có thể sẽ gây thương tổn cho chính họ.
-
Kinh tế Thế giới
Đức phản đối chính sách bảo hộ thương mại của ông Trump
14:08' - 09/02/2017
Chính phủ Đức và các nghiệp đoàn khẳng địnhh chính sách bảo hộ thương mại của Tổng thống Mỹ Trump là biện pháp sai lầm khi đối phó với những thách thức mà thế giới đang phải đối mặt.
-
Kinh tế Thế giới
OECD nâng dự báo kinh tế thế giới năm 2017
15:53' - 29/11/2016
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) vừa nâng dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới năm 2017 với sự hỗ trợ của các biện pháp kích cầu cho dù hoạt động thương mại và đầu tư kém thuận lợi.
-
Kinh tế Thế giới
WTO tiếp tục cảnh báo về các biện pháp bảo hộ thương mại
06:22' - 09/11/2016
Người đứng đầu Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Roberto Azevedo nhận định các biện pháp bảo hộ thương mại có thể làm tổn thương những người nghèo nhất trong xã hội.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Giá sản xuất của Mỹ bất ngờ giảm trong tháng Bảy
22:09'
Giá sản xuất của Mỹ đã bất ngờ giảm trong tháng 7/2022, giữa bối cảnh chi phí cho các sản phẩm năng lượng giảm và lạm phát của nhà sản xuất cơ bản dường như đang có xu hướng đi xuống.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc phạt 11 nhà sản xuất thép gần 200 triệu USD do ấn định giá thầu
19:13'
Hàn Quốc quyết định áp dụng khoản phạt tổng cộng 256,5 tỷ won (tương đương 197,5 triệu USD) đối với nhà sản xuất thép số 2 của nước này, Hyundai Steel Co., và 10 công ty khác, do ấn định giá thầu.
-
Kinh tế Thế giới
Mối lo "dịch chồng dịch" ở châu Âu
12:56'
Hàng ngày châu Âu vẫn ghi nhận vài chục nghìn ca mắc mới và hàng trăm ca tử vong do COVID-19. Khi mùa Thu và mùa Đông tới, con số này được dự báo sẽ tăng gấp nhiều lần.
-
Kinh tế Thế giới
Costa Rica chính thức đề nghị gia nhập CPTPP
10:19'
Ngày 10/8, Tổng thống Costa Rica Rodrigo Chaves tuyên bố nước này chính thức đề nghị gia nhập Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
-
Kinh tế Thế giới
Đạo luật Giảm lạm phát của Mỹ có nguy cơ "gây sóng gió" cho quan hệ thương mại với Canada
10:11'
Khi Thượng viện Mỹ thông qua Đạo luật Giảm lạm phát vào đầu tuần này, các nhà lãnh đạo chính trị cũng như các doanh nghiệp của Canada đã rất phấn khởi trước các điều khoản về khí hậu của đạo luật.
-
Kinh tế Thế giới
Nhà máy nhiệt điện lớn nhất Cuba lại ngừng hoạt động
09:51'
Nhà máy nhiệt điện Antonio Guiteras, một trong những nhà máy lớn nhất ở Cuba, ngày 10/8 lại một lần nữa buộc phải ngắt kết nối khỏi lưới điện quốc gia do thiếu nước làm mát.
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến hàng lúa mỳ Ukraine đầu tiên sẽ khởi hành vào tuần tới
09:44'
Một quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 10/8 cho biết chuyến hàng lúa mỳ đầu tiên từ Ukraine sẽ khởi hành từ các cảng của nước này vào tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Ai Cập hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm thương mại dầu mỏ toàn cầu
07:59'
Ai Cập có kế hoạch tăng công suất chứa dầu thêm 2,52 triệu thùng tại cảng dầu El-Hamra, với mục tiêu trở thành một "trung tâm thương mại dầu mỏ toàn cầu".
-
Kinh tế Thế giới
Chuyến tàu ngũ cốc Ukraine đầu tiên cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ
07:49'
Chuyến tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời Ukraine theo thoả thuận được Liên hợp quốc hậu thuẫn ngày 10/8 đã cập cảng Thổ Nhĩ Kỳ, sau khi có thông tin chuyến tàu này cuối cùng đã tìm thấy người mua.