OECD kêu gọi hỗ trợ các nước nghèo và cảnh báo cuộc khủng hoảng tị nạn mới
Tổng Thư ký (TTK) Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) Ángel Gurría đã kêu gọi các nước giàu hỗ trợ nhiều hơn cho các nước nghèo trong đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, đồng thời cảnh báo về một cuộc khủng hoảng người tị nạn mới do hậu quả của đại dịch.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, biểu phát trên báo Toàn cảnh Frankfurt (FAZ) của Đức số ra ngày 25/10, ông Gurría không cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ nhanh chóng phục hồi theo hình chữ V. Với làn sóng lây nhiễm bùng phát lần thứ hai hiện nay, kinh tế toàn cầu trong năm 2020 có thể sẽ sụt giảm mạnh hơn mức dự báo 4,5% đã đưa ra trước đó. Ngoài ra, sự phục hồi kinh tế trong năm 2021 có thể yếu hơn khi đà phục hồi chưa có những tín hiệu rõ ràng.
Cũng theo ông Gurría, việc phát triển vắc-xin phải đảm bảo lợi ích chung, không thể là "bí mật sở hữu riêng" và chỉ mang lại lợi ích cho một số ít quốc gia. Khi đã có vắc-xin, cần phải có tiêu chí rõ ràng về cách thức tổ chức sản xuất hàng loạt.
Ông nhấn mạnh rằng việc có vắc-xin là chưa đủ, mà cần phải có sẵn trên toàn thế giới và mọi người đều có thể tiếp cận, nhất là những nước nghèo. TTK OECD nhấn mạnh, thế giới sẽ chỉ loại bỏ được COVID-19 khi quốc gia cuối cùng quét sách được virus SARS-CoV-2. Do vậy cần đảm bảo tất cả mọi người đều được tiếp cận vắc-xin.
Ngoài ra, các nước giàu cũng cần giảm nợ nhiều hơn, không chỉ cho các nước nghèo nhất, mà còn cho những nước có thu nhập trung bình. Đây cũng là lợi ích của các nước giàu, bởi nếu không sẽ có nguy cơ bùng nổ số người di cư trên thế giới. Theo ông, COVID-19 có nguy cơ tạo nên một cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn hơn nhiều thời điểm 5 năm trước.
Không chỉ là những quốc gia đơn lẻ như Libya hay Syria , khủng hoảng tị nạn có thể đến từ hàng chục quốc gia ở các lục địa khác nhau. Cuộc khủng hoảng hiện nay tồi tệ hơn nhiều so với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2009 và mang tính toàn cầu hơn cuộc đại suy thoái những năm 1930, bởi virus SARS-CoV-2 xuất hiện ở khắp nơi trong khi thế giới ngày nay kết nối chặt chẽ hơn nhiều so với thời điểm trước đây và điều đó sẽ khiến khủng hoảng lan nhanh hơn.
Tuy nhiên, theo ông, khác với trước đây, phản ứng chính trị của các nước đã quyết liệt hơn nhiều, đã có thể huy động tới 12.000 tỷ USD cho cuộc chiến chống COVID-19, song sẽ có hiệu quả hơn nữa nếu các nước có sự hợp tác và phối hợp quốc tế lớn hơn.
TTK OECD cũng cho rằng để hỗ trợ nền kinh tế, các nước cần tiếp tục sử dụng hợp lý 3 công cụ, gồm chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và thúc đẩy thay đổi cơ cấu. Ông cũng nhận định sau đại dịch, châu Âu sẽ tiếp tục phát triển và sẽ có thêm nhiều quốc gia gia nhập Liên minh châu Âu (EU), thị trường nội địa EU và Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).
Theo ông, việc châu Âu lập quỹ hỗ trợ chung trị giá 750 tỷ euro là một bước tiến mạnh mẽ cho việc hội nhập khu vực và cũng là quyết định có ý nghĩa về chính trị và kinh tế toàn cầu./.
>>WB: Các nước nghèo nhất thế giới đang "gồng gánh" khoản nợ kỷ lục
- Từ khóa :
- oecd
- nước nghèo
- nước giàu
- khủng hoảng tị nạn
- covid 19
Tin liên quan
-
Ngân hàng
WB kêu gọi các nhà đầu tư xóa nợ cho các nước nghèo
12:25' - 05/10/2020
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho rằng dịch COVID-19 có thể gây ra khủng hoảng nợ ở một số quốc gia, do đó các nhà đầu tư phải sẵn sàng có một số hình thức cứu trợ, bao gồm xóa nợ.
-
Kinh tế & Xã hội
Thêm 100 triệu liều vaccine phòng COVID-19 cho các nước nghèo
17:59' - 29/09/2020
Gavi cho biết đã nhất trí hợp tác với Viện Serum của Ấn Độ sản xuất thêm 100 triệu liều vaccine để có thể cung cấp cho các nước có thu nhập thấp và trung bình trong năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
CEOWORLD: Việt Nam tăng 39 bậc về chỉ số chất lượng sống
20:25' - 26/06/2022
Theo bảng xếp hạng chất lượng cuộc sống toàn cầu năm 2021 do tạp chí CEOWORLD, chất lượng sống của Việt Nam được cải thiện đáng kể chỉ sau 1 năm, với việc tăng 39 bậc trên bảng xếp hạng này năm 2021.
-
Ý kiến và Bình luận
IMF: Kinh tế Mỹ có thể tránh được cuộc suy thoái “trong gang tấc”
13:01' - 25/06/2022
Trong đánh giá thường niên về các chính sách kinh tế của Mỹ, IMF hiện dự đoán Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này tăng 2,9% trong năm 2022, thấp hơn dự đoán tăng 3,7% được đưa ra hồi tháng Tư.
-
Ý kiến và Bình luận
CEO Binance: Bitcoin có thể rời xa mức kỷ lục 69.000 USD/BTC trong hai năm tới
19:56' - 23/06/2022
Theo Giám đốc điều hành (CEO) Changpeng Zhao của sàn giao dịch tiền điện tử lớn nhất thế giới Binance, đồng bitcoin có thể ở dưới mức cao lịch sử gần 69.000 USD/bitcoin (BTC).
-
Ý kiến và Bình luận
CEO TotalEnergies: Nhiên liệu hóa thạch vẫn cần thiết
08:57' - 23/06/2022
Nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt là khí đốt tự nhiên, vẫn cần thiết tại thời điểm mà thị trường toàn cầu đang vật lộn với nguồn cung năng lượng eo hẹp và giá cả tăng vọt.
-
Ý kiến và Bình luận
ExxonMobil cảnh báo tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ còn kéo dài
06:08' - 22/06/2022
CEO ExxonMobil, Darren Woods cảnh báo người tiêu dùng phải chuẩn bị hứng chịu tình trạng hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ kéo dài tới 5 năm do đầu tư giảm và tác động của đại dịch COVID-19.
-
Ý kiến và Bình luận
Wall Street Journal: Nền kinh tế Mỹ có khả năng suy thoái trong năm tới
07:40' - 21/06/2022
Theo kết quả một cuộc khảo sát mới của Wall Street Journal với các nhà kinh tế hàng đầu, xác suất Mỹ rơi vào suy thoái trong năm tới là khoảng 44%.
-
Ý kiến và Bình luận
Moody’s Analytics: Tăng trưởng GDP toàn cầu dự báo đạt 2,8% năm 2022
16:31' - 20/06/2022
Công ty nghiên cứu thị trường Moody’s Analytics cho biết, sự biến động của thị trường hàng hóa toàn cầu và môi trường giao dịch ngày càng lo ngại rủi ro có khả năng khiến lạm phát tăng trong năm 2022.
-
Ý kiến và Bình luận
Hàng trăm CEO dự báo bi quan về kinh tế thế giới
18:49' - 18/06/2022
Hơn 60% giám đốc điều hành (CEO) của các công ty trên toàn cầu dự báo suy thoái tại khu vực mà các công ty của họ hoạt động trong vòng 12-18 tháng tới.
-
Ý kiến và Bình luận
Hoàn thiện chuỗi logistics cho nông sản Việt
08:18' - 18/06/2022
Hoạt động logistics trong lĩnh vực nông nghiệp mới trong giai đoạn đầu của sự phát triển, chưa phát huy đầy đủ vai trò để góp phần thúc đẩy sản xuất, xuất khẩu.