OECD nâng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2024
Trong báo cáo hằng quý mới nhất, OECD dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay ở mức 3,1%, cao hơn mức dự báo 2,9% đưa ra hồi tháng 2 vừa qua. Báo cáo nêu rõ: “Sự lạc quan thận trọng về nền kinh tế toàn cầu bắt đầu chiếm ưu thế, bất chấp mức tăng trưởng khiêm tốn và tác động kéo dài của những rủi ro địa chính trị”.
Tuy nhiên, báo cáo lưu ý rằng sự phục hồi “diễn ra không đồng đều giữa các khu vực”, đồng thời dự báo “bối cảnh kinh tế vĩ mô tiếp tục đối mặt với những diễn biến trái chiều, với lạm phát và lãi suất giảm ở những tốc độ khác nhau cũng như nhu cầu cải thiện tình hình tài chính cũng khác nhau”.
OECD dự đoán nền kinh tế Mỹ tăng trưởng 2,6% trong năm nay, so với mức dự báo 2,1% đưa ra trước đó và mức tăng trưởng 2,5% của năm ngoái. Đối với nền kinh tế Trung Quốc, OECD nâng dự báo tăng trưởng năm 2024 lên 4,9%, so với mức dự báo 4,7% đưa ra trước đó, trên cơ sở chính sách ngân sách mở rộng của nước này.
Trong khi đó, đối với Nhật Bản, thu nhập tăng, chính sách tiền tệ nới lỏng và biện pháp giảm thuế tạm thời được dự báo sẽ giúp nước này nâng tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 0,5% vào năm 2024 lên 1,1% vào năm 2025. Trước đó, OECD dự báo kinh tế Nhật Bản năm 2024 và 2025 đều tăng trưởng 1%.
Tuy nhiên, OECD dự báo mức tăng trưởng khiêm tốn 0,7% ở Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), mặc dù cao hơn mức 0,6% dự báo trước đó.
Tăng trưởng của Eurozone dự báo sẽ phục hồi nhẹ lên 1,5% vào năm 2025, so với mức dự báo 1,3% đưa ra hồi tháng 2, nhờ nhu cầu trong nước phục hồi. OECD cho biết: “Thu nhập thực tế của hộ gia đình tăng trở lại, thị trường lao động khởi sắc và chính sách giảm lãi suất được dự đoán sẽ giúp tạo ra sự phục hồi dần dần”.
OECD đã hạ mức dự báo tăng trưởng năm 2024 của Đức, nền kinh tế lớn nhất châu Âu, xuống 0,2% từ mức 0,3% dự báo trước đó. Trong khi đó, OECD nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2024 của Pháp, từ 0,6% lên 0,7%, nhờ tiêu dùng tư nhân phục hồi. Nền kinh tế Anh được dự đoán sẽ tăng trưởng 0,4% vào năm 2024 và 1% vào năm 2025, thấp hơn mức dự báo đưa ra hồi tháng 2, do tác động của lạm phát kéo dài.
Trong báo cáo, OECD cảnh báo rằng “căng thẳng địa chính trị cao, đặc biệt là ở Trung Đông, có thể làm gián đoạn các thị trường năng lượng và tài chính, khiến lạm phát tăng vọt và tăng trưởng chững lại”.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Sức bật từ Trung Quốc tạo đà cho kinh tế toàn cầu
10:32' - 29/04/2024
Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng vượt kỳ vọng của thị trường, đạt 5,3% trong quý I/2024, đánh dấu khởi đầu thuận lợi của năm nay và tạo tiền đề cho việc đạt được các mục tiêu phát triển đã đề ra.
-
Ý kiến và Bình luận
Xung đột Hamas-Israel: Saudi Arabia cảnh báo hệ lụy đối với kinh tế toàn cầu
08:53' - 29/04/2024
Cuộc chiến ở Gaza, cùng với xung đột ở nhiều nơi khác trên thế giới, đang tác động đến các hoạt động kinh tế trên thế giới.
Tin cùng chuyên mục
-
Phân tích - Dự báo
AI "viết lại" luật chơi tìm kiếm trên Internet
06:30'
Theo tạp chí The Conversation, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần định hình lại cách con người tương tác với Internet, đặc biệt là trong lĩnh vực tìm kiếm thông tin.
-
Phân tích - Dự báo
Đòn bẩy để ASEAN khai phá "mỏ vàng" nhân khẩu học
05:30'
Độ tuổi trung bình ở ASEAN dao động trong khoảng 30 tuổi, trong đó có khoảng 30-35% nằm trong độ tuổi từ 15-35 và tạo ra nguồn lực đáng kể để phát triển kinh tế - xã hội, giáo dục và nghiên cứu.
-
Phân tích - Dự báo
Sự phục hồi bất ngờ của xe điện tại châu Âu
06:30' - 15/06/2025
Thị trường xe điện (EV) của châu Âu phát triển mạnh mẽ trở lại trong năm 2025, đánh dấu sự phục hồi đáng chú ý.
-
Phân tích - Dự báo
Nguyên nhân khiến giá điện công nghiệp tại Anh cao nhất thế giới
05:30' - 15/06/2025
Trong khi nhiều quốc gia đang nỗ lực giảm giá điện để thúc đẩy sản xuất, các doanh nghiệp của Vương quốc Anh lại phải gánh mức giá điện cao nhất trong nhóm các nước phát triển.
-
Phân tích - Dự báo
Căng thẳng khoáng sản quan trọng: “Cơn đau đầu” mới của các nhà cung ứng trung tâm dữ liệu AI
06:30' - 14/06/2025
Kể từ tháng 4/2025, Trung Quốc bắt đầu siết chặt kiểm soát đối với các khoáng sản quan trọng được sử dụng trong sản xuất công nghệ, giữa lúc căng thẳng thương mại với Mỹ leo thang.
-
Phân tích - Dự báo
Đột phá mới trong quản trị biển toàn cầu
05:30' - 14/06/2025
Nếu đại dương là kho báu, thì đáy biển sâu chính là nơi giằng co giữa tham vọng kinh tế và đạo đức môi trường. Đây là đề tài tranh cãi trong nhiều hội nghị, thảo luận toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Cách thức cài đặt lại thương mại giữa EU và Anh
06:30' - 13/06/2025
Khi hệ thống thương mại dựa trên luật lệ đang đối mặt với những rủi ro, EU và Anh cần phải tăng cường đối thoại về chính sách đối ngoại, thương mại quốc tế, kinh tế và ngoại giao khí hậu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành niken Indonesia chịu áp lực kép từ thương mại toàn cầu và môi trường
05:30' - 13/06/2025
Indonesia có trữ lượng niken lớn nhất thế giới, khoảng 72 triệu tấn, chiếm hơn 50% tổng trữ lượng toàn cầu. Năm 2024, nước này này sản xuất 1,8 triệu tấn niken, tương đương một nửa sản lượng toàn cầu.
-
Phân tích - Dự báo
Chính trường Nhật Bản rúng động vì gạo “cổ điển”
06:30' - 12/06/2025
Nhằm giải quyết tình trạng giá gạo tăng cao, Nhật Bản đang áp dụng một chiến lược quen thuộc của giới bán lẻ: đổi tên hàng tồn kho thành “hàng cổ điển” – vintage.