Ông chủ Masan đề xuất giải pháp thúc đẩy kinh tế trước đại dịch COVID-19
Mặc dù, nước ta đang phải đối mặt với một mối nguy từ đại dịch COVID-19 nhưng Chủ tịch Hội đồng quản trị Masan Group - ông Nguyễn Đăng Quang vẫn lạc quan cho rằng: “Trong nguy có cơ”.
Theo ông Quang, ưu tiên số 1 hiện nay là cần ổn định tâm lý, ổn định xã hội, ổn định an sinh xã hội. Ông chủ Masan dẫn chứng, trong khi nhiều người đang lo sợ dịch bệnh lây lan, thì đích thân Tổng giám đốc Vincommerce đã xuống cửa hàng VinMart+ bán hàng cùng nhân viên. Kết quả, cửa hàng hôm đó doanh số tăng hơn và tinh thần của nhân viên cũng phấn chấn hơn.
Về an sinh xã hội, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có chỉ đạo rất sát sao về việc phải có đủ gạo, có đủ thịt cho nhân dân. "Đến hôm nay, tại hệ thống hơn 3.200 siêu thị và cửa hàng VinMart, VinMart+ ngoài thịt heo của Masan, chúng tôi đã nhanh chóng ký xong hợp đồng với Tổng Công ty Lương thực miền Bắc để đảm bảo cung cấp đủ gạo, bình ổn giá tại tất cả các điểm bán trên 63 tỉnh thành" - ông Quang thông tin.
Theo ông Quang, giải pháp này ngay lập tức tạo ra sự ổn định đối với hai mặt hàng quan trọng là gạo và thịt, giúp người dân an tâm hơn.
"Chúng tôi đang làm việc với các doanh nghiệp chủ chốt của Việt Nam để đảm bảo các sản phẩm thiết yếu khác như mỳ, rau, trứng, sữa… luôn đầy đủ, chất lượng đảm bảo, giá cả hợp lý để người tiêu dùng đến VinMart, VinMart+ lúc nào cũng có. Các nhà máy của Masan đang hoạt động tối đa công suất để đảm bảo đủ hàng cho chuỗi cung ứng này" - ông chủ Masan nói.
Ông Nguyễn Đăng Quang cho biết, thực tế, truyền thống mua sắm của người Việt Nam vẫn là thích đến tận siêu thị hay cửa hàng, nhìn thấy người bán hàng, chạm vào hàng hóa để yên tâm hơn. Nhưng ngày hôm nay, người ta sợ đến nơi đông người, đấy chính là cơ hội cho bán hàng online.
Hiện tại, hệ thống VinCommerce đã đẩy mạnh chương trình bán các gói hàng nhu yếu phẩm theo hai cách, người tiêu dùng có thể đến cửa hàng, hoặc ngồi ngay tại nhà, sẽ có nhân viên giao đến tận nơi.
"Bán hàng online là xu thế tất yếu của tương lai, và tôi tin rằng khủng hoảng do COVID-19 sẽ đẩy xu thế này phát triển nhanh hơn. Các doanh nghiệp về công nghệ nên đi đầu để nhanh chóng đón bắt vấn đề này" - ông Quang nhấn mạnh.
Giải pháp thứ 2 ông Nguyễn Đăng Quang đề xuất với Chính phủ là việc tích lũy và tăng cường sức dân, sức nước. Bởi khi có khó khăn thì nguồn lực phải được tích lũy.
Ông Quang lý giải, trong giai đoạn nền kinh tế bị ngưng trệ vừa qua đồng nghĩa với nhiều nguồn lực cũng bị ngưng đọng theo. Và chúng ta dễ dàng nhìn thấy, vai trò của xuất khẩu là vô cùng quan trọng.
"Nếu tháng trước chúng ta không xuất khẩu được thanh long, tôm hùm thì cả nước có "giải cứu" bao nhiêu đi nữa cũng không giải quyết được vấn đề" - ông Quang dẫn chứng.
Nhưng khi chúng ta giải quyết được vấn đề xuất khẩu, thì tất cả nông dân có tiền tức là họ khỏe hơn, doanh nghiệp có tiền cũng khỏe hơn, người làm có công việc cũng khỏe hơn.
Ông chủ Masan cho rằng, Việt Nam có lợi thế rất lớn về xuất khẩu, do đó cần phải tăng cường xuất khẩu từ nông sản, máy móc thiết bị… để thu hút nguồn lực quốc tế về Việt Nam. Vì khủng hoảng mới chỉ bắt đầu với kinh tế toàn cầu. Trong khi, chuỗi cung ứng toàn cầu đang bị thiếu hụt ở rất nhiều nơi do hơn 2 tháng nay kinh tế Trung Quốc bị đình trệ. Đây chính là là cơ hội nếu chúng ta làm được, nắm bắt được.
Để làm được điều này cần có sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành định hướng và tháo gỡ những khó khăn cho doanh nghiệp kịp thời.
Ông Nguyễn Đăng Quang cũng đưa ra dẫn chứng, Trung Quốc hiện chiếm 85% trữ lượng Vonfram, nhưng trong 2 tháng dịch bệnh vừa qua, thị trường đứng im thì đây lại là cơ hội của Masan để đưa Vonfram ra với toàn cầu. Masan sẽ không chỉ bán Vonfram mà còn đầu tư mua lại các doanh nghiệp chế biến sâu mang tính toàn cầu khác.
"Khủng hoảng đòi hỏi kích hoạt sự thay đổi để mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, quyết liệt hơn. Chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội để thành công" - ông Quang nhấn mạnh.
Ông chủ Masan cũng kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ có các giải pháp hỗ trợ cho xuất khẩu hàng hóa nhằm tạo ra chuỗi cung ứng, từ đó thu nguồn lực từ thế giới về Việt Nam.
Bên cạnh đó, Chính phủ cần xem xét điều chỉnh Nghị định 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế với doanh nghiệp có giao dịch liên kết cho phù hợp với từng doanh nghiệp./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Số ca tử vong vì COVID-19 ở Italy chỉ đứng sau Trung Quốc
08:47' - 13/03/2020
Với 189 trường hợp tử vong mới được công bố, số ca tử vong tại Italy vì COVID-19 hiện đã là 1.016 người, nhiều thứ hai chỉ sau Trung Quốc.
-
Kinh tế Việt Nam
Diễn biến mới nhất về dịch do COVID-19 tính đến 7h45 sáng 13/3
08:14' - 13/03/2020
Số liệu thống kê tính đến 7h45 sáng 13/3/2020, trên thế giới đã có 132.936 người mắc COVID-19, 4.952 người tử vong, trong đó tại lục địa Trung Quốc: 3.169 người tử vong.
-
Chứng khoán
Masan phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu
10:59' - 10/03/2020
Công ty cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) cho biết, Công ty đã phát hành thành công 3.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp kì hạn 3 năm, trả lãi định kì 6 tháng một lần kể từ ngày phát hành 9/3/2020.
-
Chứng khoán
Masan Consumer hoàn tất mua 52% cổ phần Công ty Cổ phần Bột giặt Net
10:25' - 20/02/2020
Masan HPC – một công ty thành viên do Masan sở hữu 100% vốn – đã mua thành công 52% cổ phần của Công ty Cổ phần Bột giặt Net (NETCO).
-
Chuyển động DN
Masan sắp phát hành 100 triệu trái phiếu
11:33' - 19/02/2020
Dự kiến, MSN sẽ huy động 10.000 tỷ đồng qua 4 đợt phát hành trái phiếu. Toàn bộ số tiền thu được MSN sẽ góp thêm vào vốn điều lệ của Công ty TNHH Tầm nhìn Masan 5.000 tỷ đồng.
-
Chứng khoán
Masan báo lãi đạt 6.365 tỷ đồng trong năm 2019
18:14' - 22/01/2020
Chiều 22/1, Công ty Cổ phần Tập đoàn Masan (MSN) đã công bố kết quả kinh doanh năm tài chính 2019.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Nhà mạng di động lớn thứ 3 Nhật Bản bị gián đoạn kết nối trên toàn quốc
20:04' - 03/07/2022
Ngày 3/7, KDDI Corp, một trong ba nhà mạng di động hàng đầu của Nhật Bản, cho biết 39,19 triệu kết nối di động đã bị ảnh hưởng khi mạng lưới di động của hãng bị gián đoạn dịch vụ trong khoảng 40 giờ.
-
Doanh nghiệp
BIENDONG POC làm lợi 36,5 triệu USD từ các sáng kiến
16:29' - 03/07/2022
Công ty Điều hành Dầu khí Biển Đông (BIENDONG POC) trong giai đoạn 2017 – 2022 đã thi đua lao động sáng tạo, phát huy hàng chục sáng kiến với tổng giá trị làm lợi lên tới 36,5 triệu USD.
-
Doanh nghiệp
Vietsovpetro hạ thuỷ 2 cụm chân đế giàn khoan mỏ Rồng trong tháng 6
16:29' - 03/07/2022
Trong tháng 6 vừa qua, Liên doanh dầu khí Việt Nga (Vietsovpetro) đã hạ thủy 2 cụm chân đế giàn khoan mỏ Rồng là RC-10 và RC-RB1.
-
Doanh nghiệp
American Airlines mở thêm 5 đường bay nối Cuba và Mỹ
13:55' - 03/07/2022
Ngày 2/7, truyền thông Cuba đưa tin hãng hàng không American Airlines đã xin cấp phép để thiết lập 5 đường bay giữa Cuba và thành phố Miami, thuộc bang Florida của Mỹ, vào tháng 11 tới.
-
Doanh nghiệp
Công ty Autocom sẽ xuất khẩu 107.000 bộ áo ghế ô tô sang Hàn Quốc
11:35' - 03/07/2022
Công ty sản xuất Phụ tùng ô tô - Autocom (thuộc THACO Industries) cho biết, trong tháng 6, Autocom đã xuất khẩu gần 8.000 bộ áo ghế xe Kia Bongo cho Công ty Cellmech International Vina (Hàn Quốc).
-
Doanh nghiệp
Hàng không Tây Ban Nha đình đốn do đình công
08:26' - 03/07/2022
Ngày 2/7, hoạt động của hai hãng hàng không giá rẻ EasyJet và Ryanair tại Tây Ban Nha tiếp tục bị đình trệ khi đại diện tổ chức công đoàn USO của Ryanair thông báo tiếp tục đình công thêm 12 ngày nữa.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp vận tải Gia Lai đồng loạt tăng giá cước
14:07' - 02/07/2022
Thời gian gần đây, trước biến động giá xăng dầu liên tục tăng, các doanh nghiệp vận tải ở Gia Lai đồng loạt điều chỉnh giá cước do không thể cầm cự và để phù hợp với tình hình chung.
-
Doanh nghiệp
Nguy cơ vỡ nợ, một doanh nghiệp buýt tại Hà Nội thông báo dừng hoạt động
11:19' - 02/07/2022
Ngày 1/7, Công ty TNHH Bắc Hà đã phát đi thông báo tới toàn thể cán bộ, công nhân viên về việc dừng hoạt động và chấm dứt hợp đồng lao động từ ngày 15/8/2022 do đứng trước nguy cơ vỡ nợ.
-
Doanh nghiệp
Google chi 90 triệu USD để dàn xếp với các nhà phát triển ứng dụng
09:02' - 02/07/2022
Google sẽ chi 90 triệu USD để dàn xếp với các nhà phát triển ứng dụng nhỏ, trước cáo buộc “gã khổng lồ” công nghệ này đã lạm dụng vị thế thị trường của mình.