OPEC+ đồng thuận ngăn đà "rơi tự do" của giá dầu
Sau nhiều trở ngại cuối cùng Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đối tác liên minh (OPEC+) đã nhất trí cắt giảm sản lượng dầu 9,7 triệu thùng/ngày (tương đương 10% nguồn cung toàn cầu) trong tháng Năm và tháng Sáu trong nỗ lực "giải cứu" thị trường dầu mỏ đang trải qua cuộc khủng hoảng do dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 làm giảm mạnh nhu cầu năng lượng.
Theo đó, Saudi Arabia và Nga, hai quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất trong OPEC+, đồng ý cắt giảm khoảng 5 triệu thùng/ngày.
Các thành viên OPEC+ khác nhất trí cắt giảm 5 triệu thùng/ngày. OPEC kêu gọi Mỹ, Canada và các nước sản xuất dầu khác cắt giảm thêm 5 triệu thùng/ngày.
Cũng theo thỏa thuận, từ tháng 7 tới tháng 12/2020, mức cắt giảm sẽ còn 8 triệu thùng/ngày và từ tháng 1/2021 đến tháng 4/2022 là 6 triệu thùng/ngày.
Nhằm ứng phó tình trạng dư cung dầu toàn cầu và giá dầu trượt dốc kể từ giữa năm 2014, OPEC+ đã nhất trí cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày kể từ tháng 1/2017.
Sau nhiều lần gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng năm 2019 của OPEC+ (với mức cắt giảm lên tới 2,1 triệu thùng/ngày tính cả phần cắt giảm tự nguyện 400.000 thùng/ngày của Saudi Arabia) đã hết hạn vào ngày 31/3/2020 và các nước phải tính đến thỏa thuận mới nếu muốn tiếp tục hạn chế nguồn cung.
Thỏa thuận mới, "cài đặt" lại liên minh OPEC+, cũng là sự phục hồi quan hệ giữa Saudi Arabia và Nga sau khi hai nước bất đồng về vấn đề cắt giảm sản lượng trong cuộc họp vào ngày 6/3, dẫn đến việc Saudi Arabia phát động cuộc chiến giá dầu với Nga.
Giám đốc điều hành Quỹ đầu tư trực tiếp Nga đồng thời là thành viên nhóm đàm phán của Nga, ông Kirill Dmitriev, nói với Arab News rằng "Nga và Saudi Arabia, cùng với sự phối hợp chặt chẽ với Mỹ, có thể mang lại sự ổn định cho thị trường năng lượng toàn cầu".
Ông Dmitriev nhấn mạnh: "Đây là thời điểm quan trọng mang tính lịch sử, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp. Chúng ta đã đồng ý gạt bỏ bất đồng và thúc đẩy thỏa thuận bao gồm các thành viên OPEC+ và các nước sản xuất dầu thô khác".
Về phần mình Bộ Năng lượng Mỹ viện dẫn báo cáo của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ nói rằng sản lượng dầu của nước này tự giảm mà không cần bất cứ hành động nào của Chính phủ.
Chuyên gia dầu mỏ người Liban Rabia Yaghi nhận định dịch COVID-19 khiến các hoạt động sản xuất bị đình trệ, hiện có khoảng 20% lượng dầu trên thế giới bị dư thừa.
Do đó, các nước xuất khẩu dầu thô buộc phải cân bằng cung cầu. Điều này là không thể tránh khỏi.
Sự đồng thuận của Saudi Arabia và Nga được kỳ vọng sẽ giúp tái cân bằng thị trường dầu mỏ do nhu cầu yếu.
Nhu cầu nhiên liệu toàn cầu đã giảm tới 30% (tương đương 30 triệu thùng/ngày) do chính phủ các nước triển khai các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 làm giảm hoạt động của các phương tiện giao thông và nền kinh tế.
Hiện giá dầu Brent đang được giao dịch vào khoảng 32 USD/thùng và giá dầu ngọt nhẹ New York đứng ở mức 24 USD/thùng, chỉ bằng khoảng một nửa so với mức hồi cuối năm 2019./.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Các nước nhận định thế nào về thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+?
09:33' - 13/04/2020
Trong cuộc điện đàm song phương, Tổng thống Nga Vladimir Putin và người đồng cấp Mỹ Donald Trump đã nhất trí về "tầm quan trọng to lớn của một thỏa thuận cắt giảm sản lượng dầu mà OPEC+ đã đạt được".
-
Hàng hoá
OPEC+ đạt thỏa thuận cắt giảm 9,7 triệu thùng dầu/ngày
09:17' - 13/04/2020
Động thái này được đưa ra nhằm bình ổn giá “vàng đen” trong bối cảnh đại dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đang diễn ra ở khắp nơi trên thế giới.
-
Hàng hoá
Thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC+ chi phối thị trường dầu thế giới
12:16' - 11/04/2020
Yếu tố chính chi phối tâm lý nhà đầu tư trên thị trường dầu thô thế giới tuần này là những thông tin xung quanh thỏa thuận cắt giảm sản lượng cùa nhóm OPEC+.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Giá trị nhập khẩu hải sản Nhật Bản chạm mức cao nhất của 12 năm
09:13' - 24/03/2023
Số liệu của Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cho thấy giá trị nhập khẩu hải sản Nhật Bản của Hàn Quốc trong năm 2022 đã chạm mức cao nhất của 12 năm do việc nhập khẩu các loại cá sống đắt đỏ tăng.
-
Thị trường
Giá lợn hơi thấp, người chăn nuôi khó duy trì sản xuất
17:10' - 23/03/2023
Giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức thấp, chỉ xung quanh giá 50.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi đang thua lỗ nặng.
-
Thị trường
WinMart thu hút khách hàng với nhiều ưu đãi lớn
14:25' - 23/03/2023
Chuỗi bán lẻ WinMart/WinMart+ đang được nhiều bà mẹ tin tưởng lựa chọn làm điểm đến mua sắm thực phẩm, đồ dùng cho con nhỏ với mẫu mã đa dạng, đảm bảo chất lượng và giá cả cạnh tranh.
-
Thị trường
Mỹ đối mặt với triển vọng giá xăng tăng cao hơn
11:28' - 23/03/2023
Các nhà phân tích cảnh báo những lái xe tại Mỹ đang đối mặt với tình trạng giá xăng cao tương tự như mùa Hè năm ngoái, giữa lúc các kho dự trữ nhiên liệu đang hướng tới mức thấp nhất trong nhiều năm.
-
Thị trường
Bitcoin lấy lại sức hút
21:57' - 22/03/2023
Phiên 22/3, bitcoin đã tăng 0,86% lên 28.394 USD/bitcoin, sau khi vọt lên 28.567 USD/bitcoin, mức cao nhất trong chín tháng trong phiên 20/3.
-
Thị trường
Đường sắt mở bán vé tàu chạy thêm các tuyến phía Bắc dịp 30/4
14:22' - 22/03/2023
Lãnh đạo 2 công ty cổ phần vận tải đường sắt Hà Nội và Sài Gòn cho biết, đường sắt đang mở bán vé các mác tàu chạy thêm trên các tuyến khu vực phía Bắc phục vụ người dân đi lại dịp nghỉ lễ 30/4, 1/5.
-
Thị trường
Nga sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu đến cuối tháng 6/2023
13:29' - 22/03/2023
Nga ngày 22/3 thông báo sẽ gia hạn kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu khoảng 500.000 thùng/ngày cho đến cuối tháng 6/2023.
-
Thị trường
Ấn Độ có thể mở rộng các hạn chế xuất khẩu nhiên liệu
12:18' - 22/03/2023
Chính phủ Ấn Độ có thể sẽ mở rộng các hạn chế xuất khẩu dầu diesel và xăng sau năm tài chính hiện tại (kết thúc vào tháng 3/2023) để đảm bảo có sẵn nhiên liệu tinh chế cho thị trường trong nước.
-
Thị trường
Mỹ đã đưa nông sản và phân bón của Nga khỏi các biện pháp trừng phạt
11:48' - 22/03/2023
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, Washington đã đưa lương thực và phân bón khỏi các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.