OPEC “lạc lối” giữa sóng gió toàn cầu
Năm nay, Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các nước đối tác (còn gọi là OPEC+) đã gặp không ít khó khăn trong việc quản lý nguồn cung lẫn biến động của giá dầu.
Ban đầu, một số thành viên trong nhóm đã sản xuất vượt mức, làm giảm hiệu quả của các đợt cắt giảm sản lượng từ các quốc gia khác trong liên minh. Sau đó, vào mùa Hè, khi các dữ liệu tiêu thụ thực tế của quý I và quý II được công bố, tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc không đạt được như kỳ vọng của OPEC.
Cuối năm, khi các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh thông báo sẽ hoãn kế hoạch tăng sản lượng cho đến tháng 1/2025, họ lại phải đối mặt với một sự kiện mới: ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ.*Nhu cầu tại Trung Quốc suy yếu
Tình hình kinh tế Trung Quốc đã ảnh hưởng đến hiệu quả chính sách của OPEC+. Nhóm này đã thực hiện chương trình cắt giảm sản lượng, nhưng sự giảm tốc của kinh tế Trung Quốc khiến nhu cầu dầu yếu hơn dự kiến. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản đã ảnh hưởng đến các hoạt động xây dựng và tiêu thụ dầu diesel tại Trung Quốc. Bên cạnh đó, sự gia tăng doanh số bán xe điện (EV) và xe tải sử dụng LNG cũng tác động tiêu cực đến nhu cầu “vàng đen”. Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Thế giới 2024 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), OPEC đã bất ngờ trước sự gia tăng của xe điện tại Trung Quốc. Ngày 12/11, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2024 và 2025, do nhu cầu tại Trung Quốc, Ấn Độ và các khu vực khác yếu hơn. Đây là lần điều chỉnh giảm thứ tư liên tiếp của OPEC về nhu cầu dầu năm 2024. Trong báo cáo hàng tháng, OPEC cho biết nhu cầu dầu trên toàn thế giới sẽ tăng 1,82 triệu thùng/ngày trong năm 2024, giảm so với mức dự báo tăng trưởng 1,93 triệu thùng/ngày vào tháng trước. Bên cạnh đó, OPEC cũng hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu thế giới năm 2025 xuống còn 1,54 triệu thùng/ngày từ mức 1,64 triệu thùng/ngày. Trung Quốc chiếm phần lớn trong lần điều chỉnh giảm cho năm 2024. Cụ thể, OPEC đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu của Trung Quốc xuống còn 450.000 thùng/ngày từ mức 580.000 thùng/ngày. Ông Fatih Birol, Giám đốc điều hành IEA, cho biết sự suy yếu nhu cầu dầu tại Trung Quốc và đà tăng doanh số bán xe điện sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong thời gian tới. Ông Birol nhận định năm nay, nhu cầu dầu toàn cầu yếu hơn rất nhiều so với các năm trước, và tình trạng này là nhu cầu của Trung Quốc suy giảm. Dữ liệu nhập khẩu dầu thô chính thức của Trung Quốc cũng không mấy khả quan đối với OPEC. Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc, trong tháng Mười, Trung Quốc đã nhập khẩu 10,53 triệu thùng dầu/ngày. Đây là tháng thứ sáu liên tiếp nhập khẩu dầu thô không đạt mức nhập khẩu của cùng kỳ năm 2023. Nhập khẩu trong tháng 10/2024 giảm 9% so với tháng 10/2023 và thấp hơn 2% so với mức nhập khẩu 11,07 triệu thùng/ngày trong tháng 9/2024. *Thách thức từ nước Mỹ Ngoài sự sụt giảm nhu cầu từ Trung Quốc, OPEC+ còn phải đối phó với những bất ổn và rủi ro liên quan đến nhu cầu và nguồn cung dầu khi ông Trump nắm quyền điều hành nước Mỹ. Ông Trump dự kiến sẽ gia tăng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, một quốc gia thành viên OPEC. Nguồn cung dầu từ Iran thấp hơn có thể giúp giá dầu tăng nếu nhu cầu vẫn duy trì. Tuy nhiên, các chính sách khác mà ông Trump đưa ra như áp thuế 10% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ và 60% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể làm suy yếu tăng trưởng kinh tế toàn cầu, dẫn đến nhu cầu dầu giảm. Các mức thuế trên có thể làm giảm tốc độ tăng trưởng của kinh tế Mỹ nói riêng và kinh tế toàn cầu nói chung, khiến nhu cầu dầu giảm tới 500.000 thùng/ngày vào năm 2025, chiếm một phần ba dự báo hiện tại của công ty phân tích dữ liệu Wood Mackenzie về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm tới. Ông Simon Flowers, Chủ tịch và Giám đốc phân tích của WoodMac, cho rằng trong kịch bản trên, giá dầu sẽ giảm từ 5-7 USD/thùng so với mức hiện tại, nếu không có những rủi ro khác như việc leo thang xung đột tại Trung Đông. Mặc dù ông Trump là người ủng hộ ngành công nghiệp dầu khí Mỹ, nhưng theo các nhà phân tích sản lượng dầu của nước này khó có thể tăng mạnh hơn so với hiện tại. Hơn nữa, ông Flowers cảnh báo việc áp thuế có thể khiến các nhà sản xuất và các công ty dịch vụ ở Mỹ đối mặt với chi phí cao hơn. Ông Warren Patterson, trưởng bộ phận chiến lược hàng hóa tại ING, cho biết dù chính quyền mới sẽ có quan điểm tích cực hơn đối với ngành dầu khí, nhưng triển vọng tăng trưởng sản lượng dầu sẽ chủ yếu phụ thuộc vào giá cả.Trước viễn cảnh thiếu chắc chắn về nguồn cung lẫn nhu cầu dầu toàn cầu, OPEC+ có thể phải điều chỉnh chính sách sản xuất thường xuyên hơn so với dự định.
- Từ khóa :
- opec
- xuất khẩu dầu mỏ
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Phát biểu của Chủ tịch Fed tạo áp lực giảm lên thị trường dầu mỏ
16:43' - 15/11/2024
Giá dầu tại thị trường châu Á giảm trong phiên giao dịch 15/11, khi nhà đầu tư lo ngại về tín hiệu cho thấy nhu cầu ở Trung Quốc vẫn yếu.
-
Phân tích - Dự báo
Ngành công nghiệp dầu mỏ Mỹ sẽ sớm “cất cánh”?
06:30' - 15/11/2024
Việc ông Trump sẽ trở lại Nhà Trắng khiến những người theo đuổi chiến dịch bảo vệ khí hậu băn khoăn nhưng lại đưa đến sự tự tin cho các công ty dầu mỏ đang lo ngại về một tương lai không phát thải.
-
Thị trường
OPEC tiếp tục hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ
21:59' - 12/11/2024
Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã cắt giảm dự báo về tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2024 và 2025.
-
Hàng hoá
Các đại gia dầu mỏ Trung Đông tìm cách tăng thị phần tại châu Á
18:46' - 05/11/2024
Trong 2 năm qua, Saudi Arabia đã công bố một loạt các thỏa thuận hạ nguồn ở châu Á, bao gồm Trung Quốc, Nam Á và Đông Nam Á, khi quốc gia này tìm cách mở rộng thị trường điểm đến cho dầu thô của mình.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Thịt và trứng gia cầm Việt Nam chính thức xuất khẩu vào Singapore
20:49' - 01/04/2025
Thương vụ Việt Nam tại Singapore cho biết, sau nhiều nỗ lực vận động, Singapore đã chính thức mở cửa nhập khẩu thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam.
-
Thị trường
Singapore mở cửa thị trường đối với thịt và trứng gia cầm từ Việt Nam
15:53' - 01/04/2025
Đây là tin vui để sản phẩm thực phẩm của Việt Nam tiếp cận được thị trường Singapore tiềm năng.
-
Thị trường
Xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I tăng trên 13%
13:41' - 01/04/2025
Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản quý I đạt 15,72 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2024
-
Thị trường
Lotte Mart khuyến mãi lớn các mặt hàng ẩm thực vùng miền
11:22' - 26/03/2025
Từ 26/03 đến 08/04/2025, Lotte Mart triển khai chương trình khuyến mãi “Ẩm thực bản sắc Việt” với nhiều ưu đãi rộn ràng đặc biệt mừng Đại Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương.
-
Thị trường
Đề xuất lùi thời điểm sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
10:19' - 26/03/2025
Hiệp hội Thương mại điện tử (VECOM) kiến nghị lùi thời gian các sàn thương mại điện tử phải khấu trừ thuế, nộp thuế thay cho người bán thêm 3 tháng.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam vượt qua Ấn Độ, bám sát Thái Lan
18:26' - 25/03/2025
Theo cập nhật từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm của Việt Nam ngày 24/3 đã quay lại mốc 400 USD/tấn, bám sát giá gạo xuất khẩu cùng ch.
-
Thị trường
Cúm gia cầm làm giảm nguồn cung trứng ở Mỹ
08:06' - 25/03/2025
Trong bối cảnh thiếu hụt nguồn cung trứng do ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm, Mỹ đã tăng gần gấp đôi lượng trứng nhập khẩu từ Brazil và đang cân nhắc nới lỏng quy định đối với trứng gà nuôi lấy thịt.
-
Thị trường
Indonesia đảm bảo nguồn cung lương thực trong tháng Ramadan và lễ Eid al Fitr
16:35' - 24/03/2025
Cơ quan Thực phẩm quốc gia Indonesia (Bapanas) cho biết đang triển khai chương trình Thực phẩm Giá rẻ (GPM) tại hơn 2.100 địa điểm trên toàn quốc nhằm đảm bảo giá cả ổn định.
-
Thị trường
Giá gạo xuất khẩu tiếp tục tăng
16:33' - 23/03/2025
Giá lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua tiếp tục có xu hướng tích cực, dù biến động không lớn. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tiếp tục tăng nhẹ.