OPEC+ lùi thời gian họp để tham vấn chính sách sản lượng
Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Ihsan Abdul Jabbar ngày 1/7 cho biết cuộc họp giữa Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nhà sản xuất ngoài khối (còn gọi là nhóm OPEC+) đã bị hoãn sang ngày 2/7 để hoàn tất các cuộc tham vấn và thảo luận.
Ông Abdul Jabbar nói thêm rằng các quốc gia thành viên đã quyết định hoãn cuộc họp để có thể thảo luận về cách đạt được một thỏa thuận đáp ứng các mục tiêu chung: Tính ổn định và cân bằng cho thị trường dầu toàn cầu. Dự kiến, hai hội nghị là Hội nghị Ủy ban Giám sát chung cấp Bộ trưởng (JMMC) của OPEC+ lần thứ 31 và Hội nghị Bộ trưởng OPEC+ lần thứ 18 sẽ được nối lại theo hình thức trực tuyến vào ngày 2/7, lần lượt vào lúc 20h và 21h30 (theo giờ Việt Nam). Thông tin này được đưa ra sau khi các nguồn thạo tin cho hay Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã ngăn chặn một kế hoạch nới lỏng ngay lập tức chương trình cắt giảm sản lượng, cũng như kéo dài thời gian kiểm soát sản lượng đến cuối năm 2022. Trước đó, các nguồn tin trong OPEC+ nói rằng kế hoạch này đã được các nhà sản xuất dầu hàng đầu OPEC+ là Nga và Saudi Arabia thông qua sơ bộ.Dự kiến, kế hoạch sẽ nâng sản lượng của khối thêm 400.000 thùng/ngày từ tháng 8-12/2021 nhằm đáp ứng nhu cầu năng lượng đang tăng lên trên toàn cầu.
Moskva và Riyadh cũng đã đề xuất kéo dài thời gian cắt giảm đến cuối năm 2022 để tránh dư thừa nguồn cung trong năm tới. Tuy nhiên, các nguồn tin cho biết UAE - quốc gia có nhiều mục tiêu tăng trưởng sản lượng dầu đầy tham vọng - đã phản đối đề xuất này trong cuộc họp. Phía UAE yêu cầu OPEC+ thay đổi cơ sở để xác định mức cắt giảm sản lượng. Để đối phó với nhu cầu dầu mỏ giảm do khủng hoảng COVID-19, OPEC+ đã nhất trí giảm sản lượng gần 10 triệu thùng/ngày từ tháng 5/2020, với kế hoạch loại bỏ dần các hạn chế này tới cuối tháng 4/2022. Mức cắt giảm hiện ở mức 5,8 triệu thùng/ngày./.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
OPEC sắp bước vào cuộc họp với Nga và các nước đối tác OPEC+ về nguồn cung dầu
13:48' - 01/07/2021
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) sắp bước vào cuộc họp với Nga và các nước đối tác (OPEC+) trong ngày 1/7, trong bối cảnh tổ chức này đang nắm quyền chi phối giá dầu nhiều hơn trước.
-
Ý kiến và Bình luận
OPEC lạc quan về triển vọng tăng nhu cầu dầu mỏ
07:33' - 12/03/2021
Trong báo cáo thị trường tháng công bố ngày 11/3, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) nhận định triển vọng tăng trưởng kinh tế cũng như nhu cầu đối với dầu mỏ trong năm nay sẽ tăng trở lại.
Tin cùng chuyên mục
-
Thị trường
Cuộc chiến thuế quan “nhấn chìm” nhu cầu dầu mỏ trên thế giới
12:15'
Tăng trưởng nhu cầu dầu trên thế giới đang ở mức yếu, đặc biệt tại các quốc gia nằm trong tầm ngắm đe dọa thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
-
Thị trường
Tiếp sức cho hàng Việt đứng vững trên “sân nhà”
16:19' - 11/07/2025
Thị trường nội địa Việt Nam với hơn 100 triệu dân, thay vì là vùng đất tiềm năng để hàng Việt bứt phá, thì lại đang bị bủa vây bởi hàng hóa không rõ nguồn gốc, hàng giả, hàng nhái.
-
Thị trường
Sản lượng bán hàng thép Hòa Phát đạt 2,6 triệu tấn
10:10' - 09/07/2025
Quý 2 năm 2025, Tập đoàn Hòa Phát sản xuất 2,5 triệu tấn thép thô, tương đương quý 1 và tăng 10% so với cùng kỳ 2024.
-
Thị trường
Sắp diễn ra Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar năm 2025
16:06' - 08/07/2025
Hội chợ Thương mại Việt Nam - Myanmar 2025 sẽ được tổ chức vào ngày 10-12/10/2025 tại Yangon Convention Centre với quy mô trên 100 gian hàng.
-
Thị trường
Cú sốc nguồn cung kéo lùi thị trường dầu mỏ
18:47' - 07/07/2025
Diễn biến nổi bật nhất trong nửa đầu năm là việc OPEC+ liên tục nâng sản lượng khai thác, với quyết định mới nhất là bổ sung thêm 548.000 thùng/ngày từ tháng 8/2025.
-
Thị trường
Thị trường dầu mỏ thế giới biến động mạnh trong nửa đầu năm 2025
09:30' - 07/07/2025
Theo tổng hợp của trang chuyên ngành Oilprice, giá dầu đầu năm 2025 lao dốc mạnh do Mỹ áp dụng các mức thuế quan mới và OPEC+ tăng sản lượng dầu.
-
Thị trường
Nhật Bản xem xét cải thiện điều kiện lao động để mở rộng sản xuất gạo
09:30' - 07/07/2025
Dự kiến Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ tổ chức một hội đồng chuyên gia trong tháng này để xem xét lại chế độ ngoại lệ cho ngành nông nghiệp.
-
Thị trường
Cá tra, tôm “bơi” mạnh vào thị trường nội địa
12:10' - 04/07/2025
Ngoài các thị trường xuất khẩu truyền thống, thị trường nội địa cũng đóng vai trò then chốt, là kênh tiêu thụ ổn định, góp phần nâng cao giá trị gia tăng.
-
Thị trường
Ngành gỗ Việt đối mặt biến động, mở rộng thị trường mới
11:48' - 04/07/2025
Thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Việt đang chịu nhiều tác động từ các cuộc chiến khu vực và chính sách bảo hộ thương mại…