PCI 2021: Chi phí "không chính thức" của doanh nghiệp giảm xuống còn 41%
Một trong những điểm sáng nổi bật của Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021 vừa được Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố mới đây, chính là chỉ số chi phí phi chính thức của các doanh nghiệp đã giảm xuống còn 41%.
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI nhấn mạnh, đây là con số ấn tượng nhất bởi mặc dù tình hình dịch bệnh diễn ra rất căng thẳng, nghiêm trọng nhưng các chỉ số bình quân vẫn trên đà cao hơn báo cáo năm 2020.Con số này cũng nói lên thông điệp, các tỉnh đã rất nỗ lực trong việc thúc đẩy cải cách, tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Điều này cũng khẳng định, môi trường kinh doanh năm 2021 ở nhiều lĩnh vực đã có sự cải thiện đáng kể; thậm chí xu hướng cải cách diễn ra rất mạnh mẽ và chi phí phi chính thức mà doanh nghiệp thường phàn nàn đã tiếp tục giảm thiểu.
“Qua điều tra gần 12.000 doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp trong nước và nhà đầu tư nước ngoài, chúng tôi nhận thấy, năm 2015- 2016, cứ 10 doanh nghiệp, có tới 7 doanh nghiệp cho biết họ phải chi trả chi phí phi chính thức. Năm 2021, con số này đã giảm xuống còn 41%. Con số thể hiện mức giảm rất đều đặn qua từng năm”, ông Tuấn nói. Điều này thể hiện tính hiệu quả công tác phòng chống tham nhũng của Đảng, Nhà nước cũng như những nỗ lực cải cách hành chính từ Trung ương tới địa phương đã phát huy tác dụng. Với đà cải cách này, môi trường kinh doanh của Việt Nam sẽ được cải cách mạnh hơn nữa và việc chi trả phi chính thức sẽ tiếp tục được giảm trong thời gian tới. Một trong những điển hình và là gương sáng được vinh danh tại sự kiện công bố Báo cáo thường niên Chỉ số PCI 2021, chính là tỉnh Quảng Ninh với ngôi vị cao nhất là Quán quân trong bảng xếp hạng năm nay. Ông Tuấn nêu, Quảng Ninh là địa phương đã thể hiện sự tích cực trong Chỉ số PCI 2021. Đây là địa phương năm thứ 5 liên tiếp dẫn đầu bảng PCI và năm thứ 9 liên tiếp nằm trong top cao của PCI. Đây cũng là địa phương đi đầu trong sáng kiến về cải thiện môi trường kinh doanh, như mô hình một cửa, mô hình ban hỗ trợ đầu tư. Quảng Ninh rất nỗ lực trong việc huy động vốn đầu tư tư nhân vào đầu tư hạ tầng của địa phương. “Ít có địa phương đạt được thành công trong thu hút tư nhân đầu tư vào hạ tầng, từ đường cao tốc, cho đến cảng biển, sân bay như vậy. Tỉnh đã có cách tiếp cận rất thực chất, chẳng hạn như quan tâm tới nhà đầu tư thông qua tổ chăm sóc các nhà đầu tư, tìm giải pháp để nhà đầu tư đã vào Quảng Ninh là hài lòng, gặp thuận lợi (thay vì hội thảo hoành tráng). Tôi cho rằng đây là kinh nghiệm tốt cho các địa phương tại Việt Nam”, ông Tuấn nói. Bên cạnh Quảng Ninh thì 2 đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh lại không có sự tăng trưởng mạnh về chỉ số PCI trong bảng xếp hạng năm 2021 do chịu tác động rất sâu từ dịch COVID-19. Theo ông Tuấn, Thành phố Hồ Chí Minh trong năm 2021 không bị giảm chỉ số PCI đã là một thành công rất lớn. Với cách tiếp cận bài bản, hệ thống, mong Thành phố Hồ Chí Minh sẽ lấy lại đà vươn lên trong bảng chỉ số PCI. Kết quả điều tra PCI năm 2021 còn cho thấy một số thủ tục hành chính vẫn đang gây phiền hà, khó khăn cho việc tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp. Thủ tục trong các lĩnh vực thuế, phí, đất đai, bảo hiểm xã hội và xây dựng là những lĩnh vực gây nhiều khó khăn nhất.Trong đó, cảm nhận của doanh nghiệp về mức độ trở ngại khi tuân thủ thủ tục hành chính về thuế, phí và xây dựng trong năm 2021 cao hơn đáng kể so với năm 2020. Nguyên nhân có thể là do các cơ quan chính quyền phải tập trung để vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế nên nguồn lực và năng lực bị phân tán trong thời gian dịch bệnh.
Theo ông Tuấn, cần tiếp tục giảm gánh nặng tuân thủ với các thủ tục kinh doanh có điều kiện. Cải cách điều kiện kinh doanh đã trở thành trọng tâm chính sách của Chính phủ liên tục từ năm 2018 trở lại đây và đã tiếp tục được nhấn mạnh trong Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021-2030. Dù có những bước tiến, nhưng vẫn có một tỷ lệ đáng kể doanh nghiệp chưa hài lòng khi thực hiện các thủ tục hành chính này. “Chỉ 38,9% doanh nghiệp không gặp khó khăn gì khi thực hiện thủ tục hành chính cấp phép kinh doanh ngành nghề kinh doanh có điều kiện và 43,4% doanh nghiệp cho biết thời gian giải quyết thủ tục không kéo dài hơn so với quy định.Chỉ có 39,1% doanh nghiệp ghi nhận chi phí cấp phép kinh doanh có điều kiện không vượt quá mức phí, lệ phí được quy định trong văn bản pháp luật. Những phiền hà về cấp giấy phép kinh doanh có điều kiện là nguyên nhân khiến 21,7% doanh nghiệp phải trì hoãn hoặc hủy bỏ kế hoạch kinh doanh”, ông Tuấn nói.
Mặc dù còn nhiều thủ tục hành chính phiền hà, gây khó khăn cho doanh nghiệp trên các lĩnh vực xây dựng, thuế phí, đất đai…, như đã nêu song ông Tuấn tin rằng nếu các địa phương biết cách cụ thể hóa kế hoạch để tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh thì chỉ số PCI sẽ tiến bộ. “Một trong những cách thức thay đổi chỉ số PCI là tạo thuận lợi cho nhà đầu tư. Đánh giá một môi trường kinh doanh tốt không phải kế hoạch hoành tráng, mà phải bắt nguồn từ thủ tục hành chính cụ thể”, ông Tuấn khuyến nghị./.Tin liên quan
-
Kinh tế Việt Nam
Chỉ số PCI - tạo đà để Hải Phòng bứt tốc
11:25' - 02/05/2022
Cùng với cải thiện môi trường kinh doanh, năm 2022 Hải Phòng đang quyết tâm rất cao tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhất là nâng cao thứ hạng cải cách hành chính...
-
Kinh tế Việt Nam
Bí quyết nào giúp Quảng Ninh 5 năm liên tiếp giữ ngôi quán quân PCI?
11:13' - 28/04/2022
Với 73,02 điểm trên thang điểm 100, Quảng Ninh có 5 năm liên tiếp xếp ở vị trí dẫn đầu và 9 năm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có chất lượng điều hành kinh tế xuất sắc nhất nước.
-
Kinh tế Việt Nam
PCI 2021: Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chưa phát huy hiệu quả trong thực tiễn
16:38' - 27/04/2022
Việc triển khai chương trình trợ giúp doanh nghiệp theo Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa phát huy hiệu quả trong thực tiễn, chưa đáp ứng được mong đợi của số đông doanh nghiệp.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Mỹ xoay xở trước bão thuế quan mới
14:08'
Trước áp lực từ các chính sách thuế quan mới của chính quyền Tổng thống Donald Trump, doanh nghiệp Mỹ đang tìm mọi cách để giảm chi phí sản xuất và tránh tăng giá bán.
-
Doanh nghiệp
Vietravel Airlines có tân Chủ tịch HĐQT
13:26'
Tại phiên họp đầu tiên, HĐQT nhiệm kỳ mới của Vietravel Airlines đã thống nhất bầu ông Đỗ Vinh Quang giữ chức danh Chủ tịch HĐQT.
-
Doanh nghiệp
Repsol duy trì "đối thoại mở" với Mỹ để tiếp tục hoạt động ở Venezuela
12:56'
Tập đoàn dầu khí Repsol đang duy trì “đối thoại mở” với Chính phủ Mỹ nhằm tìm cơ chế duy trì hoạt động tại Venezuela sau khi Washington thu hồi giấy phép xuất khẩu dầu của Repsol từ quốc gia này.
-
Doanh nghiệp
Vietnam Airlines nối lại đường bay Hà Nội - Kuala Lumpur, thúc đẩy giao thương
11:00'
Việc nối lại đường bay là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng của Vietnam Airlines tại Malaysia, đồng thời hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.
-
Doanh nghiệp
OpenAI sẽ có mô hình AI mở cạnh tranh với DeepSeek và Meta
08:26'
OpenAI, nhà sáng lập ChatGPT sẽ phát triển mô hình AI tạo sinh mở hơn, đánh dấu sự thay đổi chiến lược quan trọng trong bối cảnh ngày càng chịu áp lực cạnh tranh từ đối thủ DeepSeek và Meta.
-
Doanh nghiệp
PTC3 sẵn sàng các phương án vận hành an toàn, ổn định trong cao điểm mùa khô
15:38' - 01/04/2025
PTC3 đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp kỹ thuật, quản lý và vận hành, thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của EVNNPT để đáp ứng nhu cầu điện gia tăng, nhất là trong giai đoạn cao điểm.
-
Doanh nghiệp
Hoàn thành dự án hiệu chỉnh mạch sa thải đặc biệt trên đường dây 500kV Bắc - Trung
15:21' - 01/04/2025
Dự án có sự tham gia của nhiều đơn vị như: Nhà thầu thi công: Công ty CP Đầu tư và Dịch vụ Công nghệ (ITS). Tư vấn giám sát: Công ty CP Tổng hợp Phú Tài Phát.
-
Doanh nghiệp
Làn sóng thuế mới của Mỹ đe dọa xuất khẩu Hàn Quốc
14:54' - 01/04/2025
Trong ngành công nghiệp nặng, các sản phẩm thép và nhôm của Hàn Quốc, hiện đang chịu mức thuế 25% từ ngày 12/3, dự kiến sẽ đối mặt với áp lực chi phí lớn hơn do thuế đối ứng từ các quốc gia khác.
-
Doanh nghiệp
Johnson & Johnson thất bại trong nỗ lực dàn xếp vụ kiện phấn rôm 10 tỷ USD
14:38' - 01/04/2025
J&J phải đối mặt với các vụ kiện từ hơn 60.000 người khiếu nại cáo buộc rằng phấn rôm trẻ em và các sản phẩm chứa bột Talc khác của công ty có chứa amiăng và gây ra ung thư buồng trứng.