Phải coi chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của an sinh xã hội
Hội thảo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Tổ chức Lao động quốc tế tại Việt Nam (ILO) tổ chức.
Tham dự Hội thảo có đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công; đại diện đại sứ quán các nước, các tổ chức quốc tế và lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, địa phương.
* Bảo hiểm xã hội là trụ cột chính của an sinh xã hội
Khai mạc hội thảo, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, Hội thảo nhằm tham vấn ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý, nhà khoa học, các tổ chức trong và ngoài nước về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội và tìm kiếm các giải pháp đối với Việt Nam. Phát biểu tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ nêu rõ: Đảng và Nhà nước luôn đặc biệt quan tâm hệ thống chính sách an sinh xã hội, nâng cao đời sống của người dân; trong đó một trong những trụ cột quan trọng nhất là chính sách bảo hiểm xã hội.Trong những năm qua, chính sách bảo hiểm xã hội của Việt Nam đã từng bước được hoàn thiện, hướng tới mở rộng phạm vi bao phủ, tạo cơ hội cho mọi người dân trong việc tiếp cận, tham gia, thụ hưởng chính sách, góp phần đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người dân.
Ghi nhận những thành tựu mà ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, đặc biệt là ngành Bảo hiểm xã hội đã đạt được trong thời gian qua, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, những kết quả này đã góp phần bảo đảm an sinh xã hội và đời sống của người dân, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ ta.Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đã đạt được, chính sách bảo hiểm xã hội vẫn còn những hạn chế như: Diện bao phủ còn ở mức thấp so với các nước; quỹ bảo hiểm xã hội vẫn tiềm ẩn nguy cơ về mất cân đối trong trung và dài hạn; các chế độ bảo hiểm xã hội còn chưa đa dạng, linh hoạt nên thiếu hấp dẫn; hồ sơ, thủ tục còn chưa thực sự thuận lợi cho doanh nghiệp, người lao động…
Phó Thủ tướng lưu ý, thời gian tới, ngành Bảo hiểm xã hội cần tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, tiếp tục đẩy mạnh cải cách chính sách bảo hiểm xã hội như một công cụ quan trọng góp phần thực hiện hiệu quả chính sách an sinh xã hội và phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước.Phó Thủ tướng khẳng định, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội là một trong những giải pháp quan trọng để tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam đến năm 2030; gắn kết tăng trưởng kinh tế với bảo đảm phát triển bền vững, tiến bộ và công bằng xã hội; tập trung đổi mới mô hình, xây dựng hệ thống hiện đại, đa tầng, đa dạng các hình thức chế độ, linh hoạt trong thiết kế, chuyên nghiệp trong vận hành gắn với nâng cao chất lượng bảo đảm an sinh xã hội.
*Thực hiện nguyên tắc đóng, hưởng công bằng, có chia sẻ Đánh giá chính sách bảo hiểm xã hội giai đoạn 1996 – 2016, ông Phạm Trường Giang, Vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chỉ rõ, số tham gia bảo hiểm xã hội còn thấp, tốc độ tăng chậm. Ngoài ra, quỹ hưu trí – tử tuất khó đảm bảo cân đối trong dài hạn.Theo ông Phạm Trường Giang, nghỉ hưu sớm trong điều kiện dân số già hóa với tuổi thọ ngày càng tăng đang và sẽ là gánh nặng lớn cho quỹ bảo hiểm xã hội.
Cụ thể, tuổi hưu trung bình là 54,1 tuổi; trong khi tuổi thọ bình quân người nghỉ hưu là 78,8 tuổi.
Tính trung bình, thời gian hưởng là 24,7 năm (nam 22,5 năm; nữ 26,9 năm). “Tuy nhiên, thời gian đóng bình quân bảo hiểm xã hội là 28 năm chỉ đủ trả trong vòng 8 năm.
Vậy ai sẽ chịu “gánh nặng” khi thời gian hưởng là 24,7 năm?”, ông Giang đặt vấn đề và cho rằng, muốn
cân đối quỹ phải giảm tỷ lệ thay thế (hưởng) hoặc tăng mức đóng góp đồng thời kéo dài thời gian lao động. Ông Giang đề xuất, xây dựng lộ trình điều chỉnh thời gian tối thiểu để được hưởng lương hưu xuống 15 năm, 10 năm; điều chỉnh các thông số trong công thức tính lương hưu theo hướng tăng cường chia sẻ; tăng tuổi nghỉ hưu đối với một số nhóm đối tượng lao động, ngành nghề phù hợp.
Đặc biệt, cần điều chỉnh lương hưu theo hướng độc lâp với điều chỉnh tiền lương của người đang làm việc.
Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam cũng cho rằng, đối với chế độ hưu trí, thiết kế mức đóng, hưởng chưa phù hợp; nguyên tắc chia sẻ chưa thể hiện…Từ bất cập này, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam đề xuất cần quy định lại căn cứ đóng bảo hiểm xã hội (mức đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu, mức đóng tối đa); thực hiện đúng nguyên tắc đóng, hưởng công bằng, có chia sẻ trong chế độ hưu trí; giảm thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối thiểu để hưởng lương hưu, hạn chế bảo hiểm xã hội một lần, hạn chế nghỉ hưu trước tuổi, nâng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình phù hợp.
Bên cạnh đó, quy định mức lương hưu thấp nhất phải đảm bảo mức sống tối thiểu, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Việc điều chỉnh mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội, lương hưu trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ, tập trung vào nhóm có mức lương thấp.
Ở góc độ khác, chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, ông Nuno Cunha, Chuyên gia cao cấp về an sinh xã hội của ILO, đề xuất xây dựng hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng.Cụ thể, một chương trình bảo hiểm xã hội toàn dân và một chương trình đóng bảo hiểm tự nguyện dành cho những người muốn được bảo vệ tốt hơn, có khả năng chi trả mức phí cao.
Trong đó, chương trình bảo hiểm xã hội toàn dân quy định mức lương hưu chung để thu hẹp khoảng cách giữa mọi người dân trên 65 tuổi và một khoản lương hưu được xác định trước với tỉ lệ mỗi năm đóng bảo hiểm được cộng 1,5% lương bảo hiểm trung bình đối với người lao động trong khu vực chính thức, tuổi về hưu dần tăng lên 65 với cả nam và nữ.
Tại hội thảo, nhiều ý kiến đề nghị cần hiện đại hóa quản lý bảo hiểm xã hội; cải cách bộ máy, tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng phục vụ dịch vụ công. * Chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức để mở rộng diện bao phủ Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nêu rõ, chính sách bảo hiểm xã hội phải song hành và đặt ngang tầm với các chính sách kinh tế - xã hội.Đầu tư cho bảo hiểm xã hội là đầu tư cho con người, đầu tư cho phát triển bền vững, do đó phải tính toán chi phí lợi ích của vấn đề này trong ngắn hạn và dài hạn.
Kinh nghiệm của các nước cho thấy, muốn thành công trong công tác này phải có sự đồng thuận, quyết tâm chính trị cao và sự đồng hành của toàn xã hội.
Ngoài ra, phải coi chính sách bảo hiểm xã hội là trụ cột của an sinh xã hội, phải được lồng ghép trong nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặt trong tổng thể chương trình phát triển kinh tế xã hội quốc gia cũng như của từng địa phương.
Bên cạnh đó, việc cải cách chính sách bảo hiểm xã hội phải tiến hành đồng bộ, toàn diện, trọn gói, “tránh điều chỉnh việc này không nhìn thấy việc kia”, không có tính hệ thống.
Việc cải cách chính sách cần song hành với cải cách cơ quan thực hiện chính sách, tức là đổi mới khâu quản lý Nhà nước, quản trị.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh, lộ trình cải cách cần gắn với khả năng của nền kinh tế và khả năng của ngân sách Nhà nước; mục tiêu của cải cách cần ưu tiên mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội với mức lương, hưởng hợp lý hơn là diện bao phủ thấp nhưng mức hưởng cao.Theo đó, cần tập trung phát triển sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường nói chung trong đó có thị trường lao động nói riêng, vì “không có quan hệ lao động thì khó có chuyện người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động”.
Đặc biệt, phải chính thức hóa khu vực kinh tế phi chính thức như một giải pháp quan trọng trong việc mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội.
Phó Thủ tướng cũng lưu ý, cải cách chính sách bảo hiểm xã hội trên cơ sở kế thừa, phát triển những thành tựu đã có, ổn định trong thời gian dài, đảm bảo trật tự an toàn xã hội đồng thời phải hành động sớm, vì “càng tiến hành sớm thì càng có nhiều dư địa để cải cách”. Phó Thủ tướng đề nghị, sau Hội thảo này, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo tổng hợp đầy đủ, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu, xây dựng, hoàn thiện Đề án về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trình cấp có thẩm quyền theo quy định; đồng thời tiếp tục rà soát, hoàn thiện các cơ chế chính sách, quy định pháp luật liên quan./. Xem thêm:>>>Khảo sát việc thực hiện chính sách tiền lương tại Bộ Quốc phòng
>>>Hàng trăm công nhân khởi kiện Công ty TNHH Sang Hun vì bị nợ lương và BHXH
Tin liên quan
-
Kinh tế tổng hợp
Hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần: Cân nhắc kỹ trước khi ra quyết định
09:21' - 03/11/2017
Nguyên nhân nào khiến tình trạng nhiều người lao động tại các khu, cụm công nghiệp tại Hà Nội xin được hưởng bảo hiểm một lần ngày càng nhiều?
-
Đời sống
Cấp sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động vẫn đang gặp nhiều khó khăn
08:03' - 30/10/2017
Tại tỉnh Sơn La, việc cấp sổ bảo hiểm xã hội vẫn đang gặp nhiều khó khăn do việc kê khai, rà soát thông tin của người lao động thiếu chính xác.
-
Doanh nghiệp
Xuất hiện tình trạng doanh nghiệp "bắt tay" người lao động trốn đóng bảo hiểm xã hội
15:36' - 27/10/2017
Theo ông Trần Dũng Hà (Bảo hiểm xã hội T.p Hồ Chí Minh), bắt đầu xuất hiện tình trạng doanh nghiệp không ký hợp đồng lao động, chuyển sang hình thức hợp tác kinh doanh để trốn đóng bảo hiểm xã hội.
-
Doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp trả hết nợ tiền bảo hiểm xã hội để tránh bị thanh tra
14:52' - 13/10/2017
Nhiều doanh nghiệp đóng trên địa bàn Quảng Ninh đã nhanh chóng thanh toán hết nợ bảo hiểm xã hội khi biết sắp có kế hoạch thanh tra chuyên ngành.
-
Kinh tế Việt Nam
Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm nhân thọ: Hơn thiệt ra sao?
06:08' - 26/09/2017
Với BHXH, khi chết hoặc bị thương tật thì thời gian đã đóng BHXH đều được ghi nhận để tính chế độ nhưng với bảo hiểm nhân thọ, trong một số trường hợp, tiền bảo hiểm sẽ không được chi trả.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Việt Nam
TP. Hồ Chí Minh thúc giải ngân vốn đầu tư công vào các dự án trọng điểm
20:50' - 04/07/2025
Giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh ghi nhận một số tín hiệu tích cực khi đạt tỷ lệ hơn 39% trong 6 tháng đầu năm nay, vượt mức bình quân của cả nước.
-
Kinh tế Việt Nam
Ban hành Kế hoạch số 56: Hoàn thiện bộ máy chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp
19:34' - 04/07/2025
Ban Chỉ đạo Trung ương ký ban hành Kế hoạch 56 nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, chuẩn bị Đại hội Đảng các cấp, hướng tới Đại hội XIV với yêu cầu đồng bộ, hiệu quả.
-
Kinh tế Việt Nam
Việt Nam và Đức ký Tuyên bố chung về thiết lập Đối tác Năng lượng
19:29' - 04/07/2025
Việt Nam và Đức chính thức thiết lập Đối tác Năng lượng, mở ra khuôn khổ hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển dịch năng lượng, phát triển năng lượng tái tạo và hỗ trợ khử carbon.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Tài chính xem xét hỗ trợ số hóa cho tỉnh Điện Biên
18:45' - 04/07/2025
Chiều 4/7, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cùng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Điện Biên đã có buổi tiếp xúc cử tri trên địa bàn sau Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
-
Kinh tế Việt Nam
Bộ Công Thương chỉ đạo ứng phó với áp thấp trên Biển Đông
17:30' - 04/07/2025
Bộ Công Thương vừa ban hành Công điện hỏa tốc về việc chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
-
Kinh tế Việt Nam
Phân chia lại khu vực hoạt động xổ số kiến thiết theo ba miền
17:09' - 04/07/2025
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 61/2025/TT-BTC, sửa đổi bổ sung khoản 1 Điều 4 của Thông tư 75/2013/TT-BTC ngày 4/6/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về hoạt động kinh doanh xổ số.
-
Kinh tế Việt Nam
Gần 37 triệu lượt xe lưu thông qua các tuyến cao tốc VEC quản lý
16:47' - 04/07/2025
Ngày 4/7, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã công bố kết quả công tác quản lý, vận hành khai thác các tuyến cao tốc của VEC trong 6 tháng đầu năm 2025.
-
Kinh tế Việt Nam
Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil
16:41' - 04/07/2025
Đây là lần đầu tiên Việt Nam tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS với tư cách quốc gia đối tác, khẳng định vai trò, mong muốn và đóng góp trách nhiệm của Việt Nam trong cơ chế đa phương này.
-
Kinh tế Việt Nam
Xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế: Yếu tố then chốt nguồn nhân lực
14:23' - 04/07/2025
Với nhiều cơ chế, chính sách có tính đột phá, cạnh tranh, ưu đãi... Trung tâm tài chính quốc tế đang xúc tiến thành lập tại Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư.