Phản ứng của một số quốc gia khi bị liệt vào danh sách các "thiên đường thuế"
Bị ảnh hưởng nặng nề khi Hồ sơ Panama được tiết lộ hồi năm ngoái, Panama ngày 5/12 đã lên tiếng phản đối sau khi bị liệt vào danh sách trên của EU và triệu hồi Đại sứ nước này tại EU về nước để tham vấn.
Tổng thống Panama Juan Carlos Varela cho rằng đây là một quyết định đáng tiếc và là biện pháp không công bằng của EU, trong khi Bộ trưởng Kinh tế và Tài chính Panama, Dulcidio De La Guardia cũng phản đối động thái mà ông cho là tùy tiện và phân biệt đối xử này. Tổng thống Varela cho biết Panama đã thực hiện rất nhiều biện pháp để đảm bảo rằng nước này sẽ không có tên trong bất cứ danh sách "thiên đường thuế" nào, song phàn nàn rằng các yêu cầu cần phải thỏa mãn vẫn liên tục thay đổi.Ông khẳng định Panama không thể nào là một "thiên đường thuế" và cho biết sẽ đưa vấn đề này lên cấp ngoại giao cao nhất.
Bên cạnh Panama, Hàn Quốc ngày 6/12 cũng phản đối việc EU đưa nền kinh tế lớn thứ tư châu Á vào "danh sách đen" , cho rằng quyết định của EU không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và có nguy cơ “vi phạm chủ quyền về thuế”. Bộ Tài chính Hàn Quốc cho rằng EU đã áp dụng các tiêu chí khác với các tiêu chuẩn về chống xói mòn cơ sở thuế và chuyển dịch lợi nhuận (BEPS) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) bằng cách mở rộng phạm vi áp dụng đối với cả lĩnh vực sản xuất, trong khi tiêu chuẩn BEPS của OECD chỉ giới hạn trong các lĩnh vực như dịch vụ và tài chính vốn có tính lưu động cao. Sau 10 tháng đàm phán căng thẳng, ngày 5/12, các Bộ trưởng Tài chính của EU đã thông qua một "danh sách đen" gồm 17 nước và vùng lãnh thổ ngoài EU bị cho là các "thiên đường thuế".Theo hãng tin Anh Reuters, danh sách này gồm vùng lãnh thổ Samoa và Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương, Bahrain, Barbados, Grenada, Hàn Quốc, Đặc khu hành chính Macau (Trung Quốc), CH Quần đảo Marshall, Mông Cổ, Namibia, Palau, Panama, Saint Lucia, Samoa, Trinidad & Tobago, Tunisia và Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Bộ trưởng Tài chính Pháp Bruno Le Maire cho biết, các nước và vùng lãnh thổ bị nêu tên trong "danh sách đen" có thể sẽ không được nhận tài trợ của EU.Các biện pháp trừng phạt khác sẽ được công bố trong vài tuần tới.
Ngoài ra, EU cũng đã lập một danh sách gồm 47 nước và thực thể bị coi là không đáp ứng các tiêu chuẩn về thuế của EU nhưng cam kết sẽ thay đổi.
Hiện các nước EU vẫn chia rẽ về việc có nên áp trừng phạt tài chính đối với các nước nằm trong danh sách, hay danh sách này sẽ mang tính chỉ trích đơn thuần.Một số nước, trong đó có Pháp, ủng hộ các biện pháp trừng phạt cứng rắn đối với các "thiên đường thuế" bị liệt vào danh sách.
Các biện pháp đó có thể là không cho nước trong danh sách nhận tài trợ của EU và Ngân hàng Thế giới (WB).
Nhiều nước khác tỏ ý không muốn áp trừng phạt chung, mà cho rằng tốt hơn hết nên để các thành viên EU trừng phạt đơn phương.
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
EU chốt danh sách 17 "thiên đường thuế"
20:54' - 05/12/2017
Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua một "danh sách đen" gồm 17 nước và vùng lãnh thổ ngoài EU bị cho là các "thiên đường thuế".
-
Kinh tế Thế giới
Vụ "Hồ sơ Paradise": EU chia rẽ về danh sách "thiên đường thuế"
12:39' - 05/12/2017
Trước thềm hội nghị cấp bộ trưởng của Liên minh châu Âu (EU) ngày 5/12 nhằm thảo luận về một "danh sách đen" gồm các "thiên đường thuế" ngoài EU, các nước thành viên vẫn chia rẽ sâu sắc về vấn đề này.
-
Kinh tế Thế giới
Hồ sơ Paradise: Hà Lan điều tra 4.000 thỏa thuận thuế của các công ty quốc tế
22:06' - 08/11/2017
Ngày 8/11, Bộ Tài chính Hà Lan tuyên bố sẽ xem xét lại 4.000 thỏa thuận thuế ký giữa chính phủ nước này và các công ty quốc tế trong giai đoạn từ năm 2012-2016.
Tin cùng chuyên mục
-
Tài chính
Thuế quan và rủi ro kinh tế: Góc nhìn từ các quan chức Fed
07:00'
Các quan chức cấp cao Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã đưa ra những cảnh báo về tác động của chính sách thuế quan lên nền kinh tế Mỹ, đặc biệt là triển vọng lạm phát và thị trường lao động.
-
Tài chính
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu quy mô lớn
21:36' - 22/05/2025
Dự luật có tên "One Big, Beautiful Bill Act" sẽ được chuyển lên Thượng viện để thông qua.
-
Tài chính
Bitcoin lập kỷ lục mới
09:33' - 22/05/2025
Bitcoin đã tăng lên mức cao kỷ lục vào ngày 21/5, vượt qua đỉnh cũ hồi tháng 1/2025, trong bối cảnh tâm lý chấp nhận rủi ro tiếp tục cải thiện sau đợt bán tháo do căng thẳng thuế quan vào tháng trước.
-
Tài chính
EC chấp thuận kế hoạch ngân sách Bỉ nhằm ổn định tài chính công
09:01' - 22/05/2025
Ủy ban châu Âu (EC) đã chính thức phê duyệt kế hoạch ngân sách đa năm của Bỉ, cho phép Vương quốc này có 7 năm để ổn định tài chính công, thay vì thời hạn 4 năm theo quy định ban đầu.
-
Tài chính
Tài trợ nông nghiệp: Thế khó của EU
07:42' - 21/05/2025
Giới nông dân đã phản đối kế hoạch của EC nhằm hợp nhất các nguồn tài trợ khác nhau của EU, chẳng hạn như quỹ nông nghiệp, trợ cấp khu vực và nghiên cứu của khối, thành một quỹ ngân sách duy nhất.
-
Tài chính
Tăng năng lực thực thi cho hải quan về quy tắc xuất xứ
17:26' - 20/05/2025
Ngày 20/5, tại Hà Nội, Cục Hải quan phối hợp với Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO) tổ chức Hội thảo quốc gia về Quy tắc xuất xứ.
-
Tài chính
Chống lãng phí, ngăn thất thoát tài sản công khi hợp nhất
17:05' - 20/05/2025
Bộ Tài chính có công văn gửi các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố về việc hướng dẫn bổ sung việc sắp xếp, bố trí, xử lý tài sản công khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính
-
Tài chính
Khẩn trương xử lý dứt điểm nhà, đất dôi dư sau sắp xếp đơn vị hành chính
14:35' - 20/05/2025
Bộ Tài chính đã yêu cầu các địa phương lập kế hoạch xử lý tài sản dôi dư, xác định cụ thể tiến độ, trách nhiệm, cập nhật danh mục tài sản không sử dụng, sử dụng kém hiệu quả hoặc sai mục đích.
-
Tài chính
Đức siết ngân sách dù có quỹ đặc biệt 500 tỷ euro
09:05' - 20/05/2025
Dự kiến, ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Klingbeil sẽ trình Nội các thông qua Dự thảo ngân sách năm 2025.