Phản ứng về việc Mỹ bỏ quy chế miễn trừ trừng phạt các nước mua dầu Iran
Sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 22/4 quyết định chấm dứt quy chế miễn trừ trừng phạt đối với tất cả tám nước và vùng lãnh thổ được phép mua dầu thô của Iran mà không đối mặt với các biện pháp trừng phạt, Bộ trưởng Dầu mỏ và Khí tự nhiên Ấn Độ Dharmendra Pradhan cho biết, nước này sẽ nhận thêm nguồn cung từ các nước sản xuất dầu mỏ lớn khác nhằm bù đắp cho sự thiếu hụt dầu từ Iran.
Đăng tải trên trang mạng xã hội Twitter, ông Pradhan cho hay Ấn Độ đang nỗ lực tìm kiếm các nguồn cung nhằm cung cấp đủ dầu thô cho các nhà máy lọc dầu.Trước đó, một quan chức Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết nước này đang nghiên cứu những tác động từ quyết định của Mỹ và sẽ đưa ra tuyên bố về vấn đề này vào thời điểm thích hợp.
Hồi tuần trước, hãng tin Reuters cho hay, các nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang tăng cường mua dầu từ Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC), Mexico và Mỹ nhằm đối phó với sự thiếu hụt nguồn cung từ Iran.Ấn Độ, nhà nhập khẩu dầu mỏ lớn thứ ba thế giới và là khách hàng mua dầu mỏ lớn thứ hai của Iran, đã giảm gần một nửa lượng dầu nhập khẩu của Iran kể từ tháng 11/2018, thời điểm lệnh trừng phạt của Mỹ đối với lĩnh vực dầu mỏ của Iran có hiệu lực.
Trong khi đó, một phái đoàn gồm các quan chức Hàn Quốc do Thứ trưởng Ngoại giao phụ trách các vấn đề kinh tế Yun Kang-hyeon dẫn đầu sẽ tới Washington trong tuần này để tiếp tục các cuộc đàm phán liên quan tới quyết định của Mỹ về việc không gia hạn miễn trừ trừng phạt đối với Hàn Quốc và bảy nhà nhập khẩu dầu mỏ khác của Iran.Quyết định của Washington làm dấy lên mối lo ngại sẽ “giáng” một đòn mạnh vào ngành hóa dầu của Hàn Quốc, vốn phụ thuộc nhiều vào nguồn cung từ Iran, đặc biệt là khí ngưng tụ, thường được sử dụng làm nguyên liệu để tinh chế.
Hồi tháng 11/2018, Mỹ tái áp đặt trừng phạt đối với xuất khẩu dầu thô của Iran sau khi Tổng thống Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân ký năm 2015 giữa Iran và sáu cường quốc thế giới.Tuy nhiên, Washington đã cấp quy chế miễn trừ cho tám nước và vùng lãnh thổ được phép tiếp tục mua dầu thô của Iran trong sáu tháng tiếp theo với số lượng hạn chế. Danh sách này bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ, Đài Loan (Trung Quốc), Thổ Nhĩ Kỳ, Italy và Hy Lạp.
Sau tuyên bố của Mỹ về chấm dứt miễn trừ cho các nhà nhập khẩu dầu của Iran từ ngày 2/5 tới, Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) đã đồng ý đảm bảo nguồn cung dầu phù hợp cho thị trường nhằm bù đắp những tổn thất do thiếu nguồn xuất khẩu dầu của Iran trên thị trường toàn cầu.Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt Iran sẽ làm gia tăng căng thẳng tại Trung Đông
17:04' - 23/04/2019
Trung Quốc cảnh báo quyết định của Mỹ áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với những nước và vùng lãnh thổ mua dầu mỏ của Iran sẽ làm càng làm gia tăng căng thẳng tại khu vực Trung Đông.
-
Giá vàng
Vàng vững giá nhờ đồng USD giảm giá và căng thẳng Mỹ-Iran
08:59' - 23/04/2019
Trong phiên giao dịch ngày 22/4, giá vàng tăng nhẹ do dồng USD suy yếu và những đồn đoán tăng Mỹ sẽ tăng cường hạn chế hoạt động xuất khẩu dầu của Iran.
-
Hàng hoá
Giá dầu tăng trước thông tin Mỹ sắp hủy bỏ miễn trừ cho các nước mua dầu Iran
17:11' - 22/04/2019
Tong phiên giao dịch ngày 22/4, giá dầu Brent tăng lên 74,31 USD/thùng, mức cao nhất kể từ ngày 1/11/2018, giá dầu WTI của Mỹ tăng lên 65,87 USD/thùng, với mức tăng mạnh nhất kể từ ngày 31/10/2018,
Tin cùng chuyên mục
-
Ý kiến và Bình luận
Nước cờ thuế quan mới của Mỹ
17:40'
Tổng thống Mỹ đã chính thức công bố mức thuế 25% với hàng hóa từ Nhật Bản và Hàn Quốc nhưng cũng để ngỏ khả năng tiếp tục đàm phán và trì hoãn thời điểm áp thuế. Đây là nước cờ mới của Tổng thống Mỹ?
-
Ý kiến và Bình luận
Hàn Quốc hy vọng tổ chức sớm hội nghị thượng đỉnh Hàn - Mỹ
09:04'
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 8/7 cho biết phía Hàn Quốc hy vọng sẽ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh giữa hai tổng thống sớm nhất nhằm thúc đẩy một kết quả có lợi cho cả hai bên.
-
Ý kiến và Bình luận
Chuyến công tác của Thủ tướng góp phần làm sâu sắc quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác truyền thống
08:21'
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời phỏng vấn về kết quả chuyến công tác của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng và các hoạt động ở Brazil từ ngày 4-8/7.
-
Ý kiến và Bình luận
Truyền thông Argentina: Việt Nam ngày càng có nhiều đóng góp cho cộng đồng quốc tế
10:21' - 07/07/2025
Tờ Reporte Asia của Argentina đã có bài viết đánh giá cao những đóng góp của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương.
-
Ý kiến và Bình luận
Doanh nghiệp Thụy Sỹ đánh giá cao tiềm năng trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam
20:27' - 06/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với ông Stefan Winzenried - nhà sáng lập và Giám đốc điều hành công ty công nghệ JANZZ.technology của Thụy Sỹ - về “bước chuyển mình” của Việt Nam.
-
Ý kiến và Bình luận
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: Kiểm soát ô nhiễm, thúc đẩy chuyển đổi xanh cho đô thị Việt Nam
14:23' - 05/07/2025
Vấn đề ô nhiễm không khí ở các thành phố, đô thị lớn là hiện hữu và đang trở thành thách thức lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ: Đã đến lúc dừng lạc quan?
08:09' - 03/07/2025
Các ngành như dịch vụ doanh nghiệp, giáo dục và y tế ghi nhận sự sụt giảm việc làm, ngược lại, các ngành giải trí, khách sạn và chế tạo lại có sự tăng trưởng.
-
Ý kiến và Bình luận
“Sắp xếp lại giang sơn” - cơ hội lớn từ góc nhìn quốc tế
09:50' - 02/07/2025
Phóng viên TTXVN tại Thụy Sỹ đã có cuộc trao đổi với đại diện của Diễn đàn Kinh tế Thụy Sỹ - Việt Nam (SVEF) về cơ hội từ việc “Sắp xếp lại giang sơn”.
-
Ý kiến và Bình luận
Thị trường lao động Mỹ phát tín hiệu trái chiều
08:59' - 02/07/2025
Nhu cầu lao động của nước này đã bất ngờ tăng trong tháng 5/2025, song sự sụt giảm trong hoạt động tuyển dụng đã củng cố thêm những dấu hiệu cho thấy thị trường lao động đang chậm lại.