Pháp đứng đầu các nước phát triển về mức chi cho chính sách xã hội
Với mức chi lên đến 31,5% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), Pháp đứng đầu bảng, theo sau là Phần Lan với 30,8%, trong khi mức trung bình của các nước thành viên OECD là 21,2%.
Công trình nghiên cứu được Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) tiến hành tại 35 nền kinh tế phát triển cũng cho biết, tiếp sau Pháp và Phần Lan, các nước Đức, Áo, Bỉ, Italy, Đan Mạch, Thụy Điển, Hy Lạp,và Na Uy có mức chi trả cho các chính sách xã hội dao động từ 25%-29% trong khi các nước có mức chi trả thấp nhất là Mexico, Hàn Quốc, Chile và Thổ Nhĩ Kỳ (ít hơn 15% GDP).
Cơ sở dữ liệu để OECD tiến hành nghiên cứu trên là các chi tiêu công cho chính sách xã hội của chính phủ các nước. Ngoài ra, OECD cũng dựa trên các dự toán chi tiêu xã hội của các doanh nghiệp, các cá nhân, các tổ chức phi chính phủ.
Theo OECD, mức chi trung bình 21,2% cho chính sách xã hội là mức cao nhất từ trước đến nay.
Trong các chi phí xã hội, lương hưu chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 8%), khoản chi này liên tục tăng lên kể từ năm 2010 do tuổi thọ người dân tiếp tục tăng và các đối tượng được hưởng lương hưu cũng tăng.
Các chi phí chăm sóc sức khỏe đã tăng từ 4% vào năm 1980 lên 6% vào thời điểm hiện nay.
Tuy nhiên, chi phí này khá ổn định từ năm 2009, ngoại trừ Chile và Hàn Quốc là những nước có chi tiêu cho việc bảo vệ sức khỏe tăng trung bình hàng năm hơn 5% kể từ năm 2005. Các khoản chi khác chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn: 2,1% cho trợ cấp gia đình, 0,9% cho trợ cấp thất nghiệp.
Liên quan đến các khoản chi cho chính sách xã hội của Pháp, báo cáo của OECD cho biết, lương hưu chiếm 14,3% GDP, chăm sóc y tế 8,6%, trợ cấp gia đình 2,9%, trợ cấp thất nghiệp và trợ giúp tìm việc làm 2,5%.
Người đứng đầu bộ phận thống kê về chính sách xã hội của OECD, chuyên gia Maxime Ladaique cho rằng người Pháp luôn tìm cách duy trì mô hình chính sách xã hội hiện nay nhằm giảm bớt sự bất bình đẳng đang ngày càng giãn rộng giữa các tầng lớp dân cư.
Tuy nhiên, nước Pháp đang phải đối mặt với một hệ thống xã hội ngày càng phức tạp và áp lực thuế tăng cao, vì thế, nước Pháp không thể chi tiêu nhiều hơn nữa cho chính sách xã hội mà cần phải chi tiêu hợp lý hơn.
Theo ông, Pháp cần phải theo đuổi các nỗ lực cải cách, đặc biệt là liên quan đến việc chi trả lương hưu. Theo thống kê, trong khối OECD, Pháp là quốc gia mà người nghỉ hưu được hưởng lương trong thời gian dài nhất với mức trung bình là 27 năm đối với phụ nữ và 22 năm đối với nam giới./.
- Từ khóa :
- Pháp
- chính sách xã hội của pháp
- OECD
Tin liên quan
-
Ngân hàng
Ngân hàng Chính sách Xã hội hướng dẫn tạm thời quy trình huy động tiết kiệm
15:08' - 06/10/2016
Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa ban hành Văn bản số 3815/NHCS-KHNV ngày 30/9/2016 về hướng dẫn quy trình nhận và chi trả tiền gửi tiết kiệm bằng đồng Việt Nam tại điểm giao dịch xã.
-
Ngân hàng
Ngân hàng Chính sách Xã hội được nới thêm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng
16:29' - 02/09/2016
Ngân hàng Chính sách Xã hội vừa được Thủ tướng Chính phủ bổ sung kế hoạch tín dụng năm 2016 thêm 2%, nâng chỉ tiêu kế hoạch tăng dư nợ tín dụng năm 2016 của ngân hàng này từ mức 8% lên 10%.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc: Phát hiện mỏ vàng trữ lượng siêu lớn ở tỉnh Hồ Nam
20:39' - 23/11/2024
Mỏ mới ở độ sâu 2.000m bên dưới mỏ vàng Wangu ở huyện Bình Giang.
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46' - 23/11/2024
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55' - 23/11/2024
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46' - 23/11/2024
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.