Pháp kêu gọi EU tìm những con đường khác để vận chuyển ngũ cốc ra khỏi Ukraine
Lời kêu gọi trên được ông Macron đưa ra tại hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Madrid (Tây Ban Nha).
Nga và Ukraine đang là nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất và thứ 5 thế giới, lần lượt chiếm 20% và 10% lượng ngũ cốc toàn cầu. Nhưng xung đột tại Ukraine và việc Nga đóng cửa cảng Azov và Biển Đen đã làm giảm một nửa lượng ngũ cốc xuất khẩu.
Theo Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OCED), tình trạng này đã đẩy giá toàn cầu lên cao, khiến thêm hàng triệu người đứng trước nguy cơ thiếu ăn.
Cùng ngày, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết Hy Lạp sẵn sàng cung cấp tàu biển để hỗ trợ xuất khẩu ngũ cốc từ các cảng của Ukraine trên Biển Đen. Phát biểu tại họp báo sau hội nghị, ông Stoltenber cho biết: "Hy Lạp thông báo rằng họ đã sẵn sàng để đưa các tàu biển đến vận chuyển ngũ cốc khỏi Ukraine".
Về phần mình, cũng phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho biết nước ông "đóng một vai trò đặc biệt trong nỗ lực này vì sở hữu một đội tàu hàng lớn nhất thế giới". Ông khẳng định: "Hy Lạp một lần nữa đề nghị trợ giúp bất cứ nỗ lực nào dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc (LHQ) để lượng ngũ cốc đang mắc kẹt tại Ukraine, trước tiên là tại cảng Odessa, được chuyển đến các quốc gia đang rất cần mặt hàng lương thực này".
Thổ Nhĩ Kỳ - một thành viên của NATO - đã tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với Moskva và LHQ về kế hoạch trên. Tại họp báo ở Madrid, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan bày tỏ hy vọng ngoại giao sẽ giúp giải quyết vấn đề xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Trong một diễn biến liên quan, cùng ngày, Tổng thống Indonesia Joko Widodo kêu gọi Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đảm bảo rằng các lệnh trừng phạt Nga không ảnh hưởng đến lương thực và phân bón.
Phát biểu tại họp báo sau cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moskva, ông Widodo nhấn mạnh rằng các vấn đề về nguồn cung lương thực toàn cầu sẽ không được cải thiện nếu phân bón từ Nga và ngũ cốc từ Ukraine không được xuất khẩu.
Ông Widodo hiện đang giữ cương vị Chủ tịch nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20)./.
Tin liên quan
-
Hàng hoá
Chuyến tàu chở ngũ cốc đầu tiên rời cảng Ukraine kể từ khi xảy ra xung đột
17:02' - 30/06/2022
Một tàu chở 7.000 tấn ngũ cốc đã rời cảng Berdyansk ở Ukraine đánh dấu chuyến vận chuyển ngũ cốc đầu tiên xuất phát từ cảng này kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine hồi cuối tháng 2 năm nay.
-
Kinh tế Thế giới
Thổ Nhĩ Kỳ tìm cách thúc đẩy đàm phán xuất khẩu ngũ cốc giữa Nga và Ukraine
08:03' - 27/06/2022
Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay cho biết, nước này đang nỗ lực tháo gỡ trở ngại trước thềm các cuộc đàm phán giữa Nga và Ukraine về xuất khẩu ngũ cốc ra thế giới trước khi trở nên "quá muộn".
-
Thị trường
EU hy vọng sớm nối lại xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua đường Biển Đen
07:00' - 19/06/2022
EU hy vọng sớm nối lại hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine qua các cảng ở Biển Đen bởi những phương thức thay thế sẽ không ngăn chặn được cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.
-
Hàng hoá
Brazil dự báo thu hoạch ngũ cốc kỷ lục trong năm nay (12/6)
22:10' - 11/06/2022
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, Chính phủ Brazil cho biết các chuyên gia đã tăng dự báo thu hoạch ngũ cốc của quốc gia Nam Mỹ này trong năm nay lên 263 triệu tấn, cao hơn 3,8% so với năm 2021.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Các nhà điều hành kinh tế trong chính phủ của Tổng thống đắc cử Donald Trump
15:46'
Ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã đề cử nhà đầu tư Scott Bessent làm Bộ trưởng Tài chính trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng thống đắc cử Mỹ công bố loạt đề cử nhân sự mới
10:55'
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, ngày 22/11, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đã công bố một loạt đề cử nhân sự trong chính phủ mới.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc thiết lập cơ chế liên ngành kinh tế đối ngoại để ứng phó thay đổi chính sách từ Mỹ
08:46'
Chính phủ Hàn Quốc đang nỗ lực nhằm ổn định nền kinh tế và đảm bảo sinh kế cho người dân.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc gia tăng biện pháp trả đũa EU
19:36' - 22/11/2024
Ngày 22/11, Trung Quốc mở rộng cuộc điều tra chống trợ cấp đối với các sản phẩm sữa nhập khẩu từ EU, bao gồm các chương trình trợ cấp của EU và của các quốc gia như Đan Mạch, Pháp, Italy và Hà Lan.
-
Kinh tế Thế giới
Chính phủ Thái Lan phê duyệt kế hoạch kích thích kinh tế
18:26' - 22/11/2024
Ủy ban chính sách kích thích kinh tế của Chính phủ Thái Lan do Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra làm Chủ tịch đã phê duyệt kế hoạch 5 điểm nhằm thúc đẩy nền kinh tế đất nước trong cả ngắn và dài hạn.
-
Kinh tế Thế giới
Sạc xe điện - cú hích tỷ USD cho kinh tế châu Âu
17:24' - 22/11/2024
Mặc dù doanh số xe điện (EV) đang chậm lại ở châu Âu, ngành công nghiệp sạc xe điện vẫn kỳ vọng tăng trưởng mạnh mẽ nhờ tỷ lệ xe điện ở châu Âu tăng đều đặn.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc thực hiện chính sách miễn thị thực đơn phương cho 29 nước
16:03' - 22/11/2024
Nước này đã thực hiện chính sách miễn thị thực cho 29 nước, trong đó có Đức và Pháp, nhằm thúc đẩy du lịch quốc tế.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc kỳ vọng thu lợi 42 tỷ USD từ năng lượng sạch
15:01' - 22/11/2024
Hàn Quốc đang kỳ vọng sẽ thu được 59.000 tỷ won (42 tỷ USD) bằng cách thúc đẩy sự phát triển của hệ thống các nguồn năng lượng không carbon đến năm 2033.
-
Kinh tế Thế giới
Nhật Bản công bố gói kích thích kinh tế 140 tỷ USD
14:47' - 22/11/2024
Chính phủ Nhật Bản dự kiến sẽ công bố gói kích thích kinh tế trị giá 22.000 tỷ yen (khoảng 140 tỷ USD) nhằm tăng nguồn thu nhập cho người tiêu dùng vào thứ Sáu (22/11) sau kết quả bầu cử vừa qua.