Pháp lệnh - Cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng quản lý thị trường
Pháp lệnh Quản lý thị trường được Quốc hội thông qua ngày 8/3/2016, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2016. Sau đó Chính phủ đã ban hành Nghị định 148/2016/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường và Nghị định số 78/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 148.
Ra đời từ năm 2016, Pháp lệnh Quản lý thị trường được xác định là cơ sở pháp lý vững chắc của lực lượng tạo bước chuyển biến tích cực trong việc chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng ngày càng chuyên nghiệp, chính quy; từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của người dân, Chính phủ.Tổng Cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Trần Hữu Linh nhận định, sau 6 năm triển khai, Pháp lệnh Quản lý thị trường đã tạo được bước chuyển biến tích cực trong chỉ đạo, điều hành, quản lý, xây dựng lực lượng ngày càng chuyên nghiệp, chính quy, nâng cao được hiệu lực, hiệu quả. Đồng thời, qua đó từng bước đáp ứng được niềm tin và kỳ vọng của người dân và Chính phủ đối với lực lượng.
“Hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử phạt vi phạm hành chính của lực lượng quản được triển khai đồng bộ, kịp thời, thống nhất từ Trung ương đến địa phương. Kể từ khi Pháp lệnh ra đời, nhất là từ khi chuyển đổi mô hình hoạt động theo ngành dọc, Tổng cục Quản lý thị trường cũng như lực lượng quản lý thị trường cả nước đã tiến công vào những “điểm nóng”, đánh trúng vào đường dây, ổ nhóm sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng lậu lớn mà trước đây chưa bao giờ làm được.
Đơn cử, vụ tổng tấn công, kiểm tra 2 Trung tâm thương mại bán hàng giả tại Móng Cái, Quảng Ninh, hay như vụ việc kiểm tra, xử lý các điểm nóng về sản xuất và kinh doanh hàng giả tại Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh...", ông Trần Hữu Linh chia sẻ.
Đáng chú ý, trong đại dịch COVID-19, lực lượng quản lý thị trường còn thể hiện vai trò tiên phong trong trận chiến khi vừa kiểm tra, kiểm soát thị trường, vừa tham gia túc trực để điều phối các mặt hàng phòng, chống dịch tới tay người tiêu dùng với mức giá hợp lý.Không chỉ quyết liệt chỉ đạo trong lực lượng, Tổng cục Quản lý thị trường còn chủ động phối hợp các lực lượng chức năng, bộ, ngành để đẩy mạnh hoạt động kiểm tra kiểm soát thị trường. Ở cấp địa phương, lực lượng quản lý thị trường quận, huyện đã xử lý nhiều vụ việc, địa bàn nổi cộm.
Thực tế đã minh chứng việc tinh giản bộ máy không làm yếu đi vai trò chủ công trong chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả trên thị trường nội địa, mà còn giúp lực lượng ngày càng tinh nhuệ, chuyên nghiệp. Đến nay, cả lực lượng chỉ còn 376 Đội quản lý thị trường (giảm 45%) so với trước đây là 681 Đội Quản lý thị trường.Bước vào giai đoạn hội nhập, Tổng cục Quản lý thị trường đã chủ động đầu tư vào hạ tầng công nghệ thông tin, coi đó là công cụ đi đầu tạo ra bước đột phá trong nâng cao hiệu quả hoạt động.
Đến nay, lực lượng quản lý thị trường đã ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong quản lý thị trường, đưa vào vận hành chính thức Cổng thông tin điện tử; hệ thống quản lý văn bản điện tử; hệ thống thư điện tử công vụ; cơ sở dữ liệu và quản lý tài chính; hệ thống hội nghị trực tuyến với 63 điểm cầu...
Đặc biệt, từ 1/2/2022, lực lượng quản lý thị trường cả nước đã áp dụng Hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS). Đây là bước tiên phong trong chuyển đổi số ở lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính, là công cụ hữu hiệu góp phần vào quản lý địa bàn, dễ dàng xác định các hành vi tái phạm của các tổ chức, cá nhân mà lực lượng quản lý thị trường trong cả nước đã kiểm tra, xử lý.Hơn nữa thông tin truyền thông đặc biệt được quan tâm, triển khai xây dựng vận hành trang website của Tổng cục và trang website các Cục địa phương; chủ động phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí Trung ương và địa phương trao đổi thông tin tạo sự minh bạch trong hoạt động; cung cấp các thông tin hình ảnh hoạt động của lực lượng một cách thường xuyên, liên tục, chính xác và kịp thời là tiếng nói chính thống của lực lượng đến với công chúng, đến với người tiêu dùng nhanh chóng và có tính thời sự cao...Có thể nói, sau gần 6 năm triển khai thi hành, nhiều nội dung của Pháp lệnh Quản lý thị trường đi sâu vào quy trình nghiệp vụ kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng quản lý thị trường, trong khi phương thức, thủ đoạn của các đối tượng vi phạm thường xuyên thay đổi, khó lường do đó cần phải sửa đổi, bổ sung quy trình nghiệp vụ của lực lượng để phù hợp với tình hình thực tiễn.
Tuy nhiên, việc sửa đổi các nội dung liên quan đến Pháp lệnh mất nhiều thời gian và phải đánh giá thường xuyên hơn. Đồng thời, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng được tiến hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục chặt chẽ được pháp luật quy định.
Trước tình hình đó, Bộ Công Thương đã giao Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Ngày 27/5/2022, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2022/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Pháp lệnh Quản lý thị trường. Nghị định này thay thế Nghị định số 148/2016/NĐ-CP và Nghị định số 78/2019/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 148/2016/NĐ-CP.Theo đó, Nghị định 33/2022/NĐ-CP bổ sung thêm thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thương mại đối với chức danh cấp trưởng phòng nghiệp vụ thuộc Cục nghiệp vụ Quản lý thị trường.Cùng đó, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường cấp huyện trực thuộc Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh; Đội Quản lý thị trường liên huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Đội Quản lý thị trường chuyên ngành; Đội Quản lý thị trường cơ động. Quy định này nhằm gia tăng thẩm quyền và tính chủ động của lực lượng chức năng trong đấu tranh phòng, chống, xử lý các hành vi vi phạm hành chính ngày càng tinh vi hiện nay.
Bên cạnh đó, Nghị định 33/2022/NĐ-CP còn chỉnh lý về ngạch công chức, quản lý công chức để phù hợp với những quy định mới về cán bộ công chức hiện nay; bao gồm 4 ngạch: Kiểm soát viên cao cấp thị trường; kiểm soát viên chính thị trường; kiểm soát viên thị trường và kiểm soát viên trung cấp thị trường.Chia sẻ về những hiệu quả của Nghị định này, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh cho biết, sự ra đời của Nghị định 33/2022/NĐ-CP đã góp phần củng cố, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho công tác quản lý thị trường.Đặc biệt, nâng cao năng lực, hiệu quả trong đấu tranh phòng chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thương mại, đẩy mạnh phát triển lực lượng theo hướng chính quy, chuyên nghiệp và từng bước hiện đại để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Đặc biệt, lấy người dân làm trung tâm và lấy thước đo sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp để đánh giá chất lượng hoạt động của đội ngũ công chức, người lao động trong lực lượng quản lý thị trường./.
Tin liên quan
-
Thị trường
Nhận diện hàng thật hàng giả: Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống
18:13' - 10/10/2022
Nhân kỷ niệm 4 năm thành lập, Tổng cục Quản lý thị trường mở cửa Phòng Trưng bày nhận diện hàng thật - hàng giả, hàng vi phạm với chủ đề “Quản lý thị trường đi cùng nhịp sống” tại Hà Nội.
-
Hàng hoá
Hướng tới quản lý thị trường số vào năm 2025
10:30' - 10/10/2022
Hưởng ứng Ngày chuyển đổi số quốc gia 10/10, Tổng cục Quản lý thị trường xây dựng Kế hoạch hành động với mục tiêu đến năm 2025 cơ bản hoàn thành quản lý thị trường số theo định hướng Chính phủ số.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Giá dầu có thể giảm 20% nếu Mỹ thực thi chính sách thuế quan mới
12:11' - 24/11/2024
Các nhà phân tích của Goldman Sachs dự báo giá dầu thô toàn cầu có thể giảm 20%, vào cuối năm 2026, nếu chính quyền của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump áp dụng chính sách thuế quan mới cao hơn.
-
Hàng hoá
Giá gạo thăng trầm tại hai nước xuất khẩu hàng đầu thế giới
19:06' - 23/11/2024
Một thương nhân tại Bangkok cho biết hoạt động xuất khẩu đang khiến thị trường sôi động, trong đó nhu cầu đến từ các khách hàng thường xuyên như Philippines, Indonesia và các nước châu Á khác.
-
Hàng hoá
Nông dân Bình Phước phấn khởi vào vụ thu hoạch cà phê có giá cao
12:26' - 23/11/2024
Thời điểm này, hộ trồng cà phê tại tỉnh Bình Phước đang bước vào vụ thu hoạch niên vụ năm 2024. Hiện tại, giá thu mua cà phê quả tươi và nhân đang ở mức cao nên nhà nông rất phấn khởi.
-
Hàng hoá
Căng thẳng địa chính trị leo thang, giá dầu chạm đỉnh của hai tuần
12:24' - 23/11/2024
Giá dầu đã tăng khoảng 1% trong phiên giao dịch ngày 22/11, chốt phiên ở mức cao nhất của hai tuần, giữa bối cảnh xung đột Nga-Ukraine leo thang, đe dọa ảnh hưởng đến nguồn cung dầu toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhiều xu hướng mới lạ xuất hiện trong mùa mua sắm cuối năm
19:00' - 22/11/2024
Mùa mua sắm lễ hội năm 2024 diễn ra trong bối cảnh kinh tế chuyển đổi và nhiều yếu tố bất định khác, khiến cả người tiêu dùng lẫn nhà bán lẻ đều phải thận trọng.
-
Hàng hoá
Xung đột Nga-Ukraie tiếp tục đẩy giá dầu leo thang
14:23' - 22/11/2024
Giá dầu thế giới tiếp tục tăng vào chiều ngày 22/11, khi xung đột ở Ukraine có chiều hướng gia tăng và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã lên tiếng cảnh báo về một cuộc xung đột toàn cầu tiềm tàng.
-
Hàng hoá
Mở cửa Phòng trưng bày “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”
11:37' - 22/11/2024
Đây là lần thứ 14 Phòng trưng bày của Tổng cục mở cửa đón khách tham quan, tìm hiểu thông tin, dấu hiệu nhận biết hàng thật - hàng giả với một số mặt hàng có nhu cầu tiêu thụ cao trên thị trường.
-
Hàng hoá
Indonesia nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ
08:45' - 22/11/2024
Chính phủ Indonesia đã quyết định nhập khẩu khoảng 1 triệu tấn gạo từ Ấn Độ. Quy trình giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp đã hoàn tất.
-
Hàng hoá
Kiên Giang đưa hơn 90% sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử
08:45' - 22/11/2024
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, đến nay tỉnh có 269 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, trong đó có hơn 90% sản phẩm OCOP đưa vào sàn thương mại điện tử để kinh doanh.