Pháp muốn lấy lại vị thế của ngành nông nghiệp
Tuy vậy, sự tự chủ này không thể che giấu tình trạng suy yếu của nền nông nghiệp Pháp, thông qua việc xuất khẩu nông sản giảm liên tục trong gần 10 năm qua.
"Cuộc chiến" chống đại dịch COVID-19 được Tổng thống Emmanuel Macron công bố vào giữa tháng Ba vẫn chưa kết thúc. Nhưng nhiều nỗi e ngại lớn ban đầu về thiếu lương thực, thực phẩm đã biến mất.Nông dân đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo cuộc sống trong phong tỏa của người dân Pháp. Họ đã chứng minh được rằng xã hội có thể tin tưởng và dựa vào họ, cho dù tình hình diễn biến một cách không thể đoán trước được và còn tồn tại nhiều vấn đề cần khắc phục.
Vào đầu tháng Năm, các nhà sản xuất nông nghiệp Pháp đã trình lên chính phủ một kế hoạch phục hồi, với mục tiêu phát triển trở lại ngành kinh tế quan trọng này. Trong 10 năm qua, Pháp đã dần đánh mất vị trí dẫn đầu trong nền nông nghiệp châu Âu.Lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, cán cân thương mại nông sản giữa Pháp với Liên minh châu Âu (EU) đã bị thâm hụt vào năm 2018, theo ông Vincent Chat Muff, nhà kinh tế tại Viện quốc gia nghiên cứu nông nghiệp và môi trường.
Pháp duy trì mức xuất khẩu nông sản 38,1 tỷ euro/năm sang EU kể từ năm 2011, trong khi nhập khẩu từ các nước láng giềng châu Âu đã tăng 24% lên 38,4 tỷ euro.
Trên thị trường thế giới, từ một nước xuất khẩu nông sản thứ 3 vào năm 2000, Pháp đã rơi xuống hàng thứ 6. Đầu những năm 2000, gia cầm Pháp đứng đầu danh sách xuất khẩu của châu Âu.Ngày nay, gần một nửa số gia cầm được tiêu thụ tại Pháp là hàng nhập khẩu. Vào năm 2005, Pháp sản xuất 50% số lượng cà chua bán trong nước. Hiện nay sản lượng chỉ đáp ứng 1/6 nhu cầu thị trường nội địa.
Liệu Pháp có thể thoát khỏi "vòng xoáy tiêu cực" này? Theo ông Christiane Lambert, Chủ tịch Liên đoàn các nhà sản xuất nông nghiệp Pháp cho rằng việc lấy lại "chủ quyền" lương thực, thực phẩm phải được thực hiện với sự hỗ trợ của Nhà nước.Theo các nhà phân tích, Pháp đã tự nhốt mình trong các quy tắc cứng nhắc, kìm hãm sự phát triển của nông nghiệp từ hơn 10 năm nay. Trong khi các nước láng giềng Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan và Ba Lan không ngừng tăng cường vị thế nhờ các biện pháp uyển chuyển.
Kết quả là Pháp đã "nhường" thị trường đại chúng cho các đối thủ cạnh tranh, ít nhiều tương ứng với 1/3 dân chúng Pháp, những người chỉ kiếm được tiền vừa đủ chi tiêu một cách tiết kiệm.
"Chính sách mặt hàng cao cấp không thể thay thế cả một thị trường", ông Christiane Lambert nhấn mạnh. Vậy mà các sản phẩm của Pháp còn không đủ sức cạnh tranh về mặt tiêu chuẩn, do chi phí sản xuất quá cao bắt nguồn từ chi phí lao động, các quy định xã hội, thuế, tiêu chuẩn môi trường, thủ tục hành chính...Vì áp dụng mức trần trong phát triển đàn gia súc, một trang trại bò sữa ở Pháp trung bình chỉ có 58 con bò, so với gần 100 con ở Hà Lan. Quy mô của các trang trại quá nhỏ, cũng như các công ty chế biến thực phẩm.
Sự giảm sút giá trị trong lĩnh vực này đã lên đến mức 5 tỷ euro kể từ năm 2014, theo công ty nghiên cứu thị trường Nielsen. Điều đó khiến cho sản xuất bắt đầu đình trệ, việc hiện đại hóa không được thực hiện do thiếu đầu tư.
Các nhà sản xuất nông nghiệp Pháp hy vọng tình hình sẽ thay đổi, nhất là khi Tổng thống Emmanuel Macron đã tuyên bố sẽ có những "quyết định đột phá" nhằm tăng cường chủ quyền và đảm bảo an ninh lương thực.Đây là một cơ hội cuối cùng cho nền nông nghiệp Pháp, theo đánh giá của các chuyên gia./.
>>>An ninh lương thực - "dư chấn" của dịch COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
IMF, WTO cảnh báo gián đoạn nguồn cung y tế và lương thực
20:52' - 24/04/2020
Tình trạng gián đoạn chuỗi cung ứng và sự chệch hướng cung cấp các sản phẩm thiết yếu có nguy cơ "kéo dài và làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng y tế và kinh tế hiện nay"
-
Kinh tế Thế giới
WFP: Tình trạng mất an ninh lương thực có thể trầm trọng thêm do dịch COVID-19
10:36' - 23/04/2020
Nhà kinh tế cấp cao của WFP, Arif Husain, cho rằng dịch COVID-19 sẽ là một nguy cơ tiềm ẩn đối với hàng triệu người dân vốn đang trong tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
Tin cùng chuyên mục
-
Hàng hoá
Thị trường nông sản: Giá lúa, gạo đều giảm
14:12'
Trong tuần qua, thị trường lúa, gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long có sự đi xuống; trong đó, sức giảm mạnh hơn ở mặt hàng gạo.
-
Hàng hoá
Hàng hóa vận chuyển bằng tàu liên vận Việt - Trung tăng hơn 280%
12:33'
Trong nửa đầu năm 2025, các chuyến tàu liên vận Trung - Việt khởi hành từ Quảng Tây đã vận chuyển tổng cộng 18.870 container (TEU) hàng hóa xuất khẩu, tăng 283% so với cùng kỳ năm trước.
-
Hàng hoá
Nhu cầu gạo yếu, người mua “án binh bất động”
17:12' - 12/07/2025
Thị trường xuất khẩu gạo châu Á tiếp tục trầm lắng trong tuần này, với giá gạo của Ấn Độ giảm nhẹ, trong khi giá gạo tại Thái Lan và Việt Nam vẫn ổn định.
-
Hàng hoá
Gỗ và sản phẩm vào top 5 nhóm hàng xuất siêu nông nghiệp
11:45' - 12/07/2025
Giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2025 đạt 8,21 tỷ USD, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2024.
-
Hàng hoá
Trồng vải thiều Việt Nam giữa sa mạc – kỳ tích của một trang trại Israel
08:35' - 12/07/2025
Thời điểm này, trên trang trại hiện đại của Hợp tác xã nông nghiệp Bananot Hahof, mùa vải thiều bước vào thời khắc sôi động nhất năm.
-
Hàng hoá
Chiều 11/7, giá dầu châu Á tăng do khả năng nguồn cung "vàng đen" biến động mạnh
16:08' - 11/07/2025
Giá dầu châu Á tăng trong phiên giao dịch chiều 11/7 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố liên quan đến Nga.
-
Hàng hoá
Thị trường kim loại khởi sắc
09:01' - 11/07/2025
Thị trường kim loại trong phiên hôm qua chứng kiến giá của 9 trên 10 mặt hàng đồng loạt khởi sắc. Trong đó, giá quặng sắt bật tăng 3% lên mức 99 USD/tấn, đánh dấu phiên tăng thứ 3 liên tiếp.
-
Hàng hoá
Giá dầu giảm hơn 2% do áp lực từ chính sách thuế quan của Mỹ
07:47' - 11/07/2025
Giá dầu thế giới phiên 10/7 đã giảm hơn 2%, khi nhà đầu tư tỏ ra thận trọng trước tác động từ các quyết định áp thuế quan mới của Tổng thống Donald Trump đối với kinh tế toàn cầu.
-
Hàng hoá
Nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc chạm đáy 22 năm
15:19' - 10/07/2025
Theo dữ liệu thương mại mới nhất, giá trị nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ từ Trung Quốc trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong 22 năm qua, cho thấy rõ tác động của các mức thuế quan cao từ Mỹ.