Pháp và Đức lên “Kế hoạch B” phòng trường hợp “Brexit” xảy ra
Trong những tuần gần đây, các nhà lãnh đạo châu Âu liên tiếp tiến hành các cuộc thảo luận kín về một Liên minh châu Âu (EU) trong tương lai không có Anh, trong đó bao gồm “kế hoạch B” với trọng tâm là thắt chặt hợp tác quốc phòng và an ninh nếu Anh bỏ phiếu rời EU, hay còn gọi là “Brexit”.
Tại một loạt cuộc họp vừa qua ở Hanover, Rome và Brussels, các nhà lãnh đạo EU đã thảo luận về hành động phối hợp nếu “Brexit” xảy ra.
Theo Tạp chí Thời báo Tài chính của Anh, thay vì thúc đẩy các nỗ lực hội nhập Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp François Hollande lại hướng tới việc làm sâu sắc thêm quan hệ hợp tác an ninh và quốc phòng.
Tuy nhiên, trên hết là việc làm thế nào để đối phó với nguy cơ xáo động tài chính và chính trị trong trường hợp nước Anh bỏ phiếu rời EU.
Sau những tuyên bố đầu tiên nhằm trấn an các thị trường, các quan chức dự báo sẽ có một cuộc họp đặc biệt với sự tham gia của các nước EU mà không có Anh để thảo luận việc đối phó với sự ra đi của "xứ sở sương mù", nếu điều này xảy ra.
Hội nghị thượng đỉnh với sự tham dự của lãnh đạo 28 nước thành viên EU dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 28-29/6 tới.
Các quan chức Pháp lo ngại “Brexit” có thể lan sang các nước thành viên khác.
Một quan chức Pháp nói rằng việc đánh giá thấp hậu quả của “Brexit” sẽ đặt châu Âu trước rủi ro.
Một chính trị gia khác giữ vai trò nòng cốt trong việc thảo ra “kế hoạch B” nhấn mạnh để xảy ra "Brexit" sẽ là dấu chấm hết cho EU và điều này không thể xảy ra.
Tuy vậy, Đức bày tỏ lo ngại rằng thông điệp mạnh mẽ như vậy sẽ chỉ làm nội bộ EU thêm chia rẽ.
Sự chia rẽ xung quanh việc đẩy mạnh việc hội nhập một lần nữa lại xuất hiện tại cuộc gặp giữa bốn nhà hoạch định chính sách hàng đầu châu Âu trong tuần qua gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Jean-Claude Junker, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk, Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu Mario Draghi và Chủ tịch Eurogroup (nhóm các bộ trưởng tài chính các nước Eurozone) Jeroen Dijsselbloem.
Trong khi ông Juncker và ông Draghi đánh giá "Brexit" là động lực để Eurozone xích lại gần nhau hơn, thì ông Tusk và ông Dijsselbloem lại tỏ ra dè dặt về vấn đề này.
Trả lời phỏng vấn tờ Thời báo Tài chính, ông Dijsselbloem cho rằng bỏ phiếu rời EU được cho là kết quả không mong muốn của cuộc trưng cầu ý dân.
Liên quan đến Eurozone, cả Pháp và Đức cho rằng bất kỳ cam kết nào làm sâu sắc thêm quan hệ trong khu vực đều diễn ra từng bước và từ từ, đặc biệt trước khi diễn ra các cuộc bầu cử tại cả hai nước này trong năm tới.
Một nhà ngoại giao cấp cao EU nói rằng nếu "Brexit" xảy ra, các nước trong liên minh không có lựa chọn nào khác là phải xích lại gần nhau.
Các biện pháp tăng cường hội nhập trong Eurozone được đưa ra bao gồm từ việc tăng cường chia sẻ rủi ro trong trường hợp xảy ra khủng hoảng tài chính cho tới tập trung hóa quyền lực tài chính.
Nhưng những ý tưởng này có phần nhạt dần, do thiếu ý chí chính trị giữa các nước thành viên trong khối.
Một quan chức EU lưu ý rằng việc nội dung các cuộc đàm phán nói trên được giữ kín cũng tạo sự mơ hồ lớn về mức độ cũng như tiến trình của các cuộc thảo luận này.
Dẫu vậy, ít ra một bản kế hoạch ngẫu nhiên phòng trường hợp “Brexit” cũng đang được để trong két an toàn tại văn phòng EC, và có lẽ được đặt bên trên kế hoạch phòng trường hợp “Grexit” (có nghĩa là khả năng Hy Lạp rời Eurozone).
Tin liên quan
-
Kinh tế Thế giới
Lãnh đạo G7 cảnh báo nước Anh về hậu quả của “Brexit”
18:18' - 27/05/2016
Các nhà lãnh đạo G7 đã lên tiếng cảnh báo rằng kịch bản “Brexit” nếu xảy ra sẽ là một đòn giáng mạnh vào nền kinh tế toàn cầu.
-
Kinh tế Thế giới
"Brexit" sẽ buộc Anh phải kéo dài chính sách khắc khổ
06:33' - 26/05/2016
Viện Nghiên cứu tài chính (IFS) vừa lên tiếng cảnh báo việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) - còn gọi là "Brexit" - sẽ buộc nước này kéo dài chính sách "thắt lưng buộc bụng".
-
Kinh tế Thế giới
G7 lo ngại Brexit sẽ làm phức tạp thêm môi trường kinh tế toàn cầu
07:00' - 22/05/2016
Các quan chức tham gia Hội nghị Bộ trưởng Tài chính Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) ở Sendai (Nhật Bản) đã cảnh báo về những rủi ro nếu Anh rời khỏi Liên minh châu Âu (EU).
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Những lo ngại về thuế quan mới từ cuộc điều tra ngành bán dẫn của Mỹ
11:24'
Bộ trưởng Thương mại Mỹ Howard Lutnick cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump sẽ công bố kết quả cuộc điều tra an ninh quốc gia đối với sản phẩm bán dẫn nhập khẩu trong hai tuần tới.
-
Kinh tế Thế giới
Thỏa thuận thương mại Mỹ - EU: Ngăn chặn leo thang nhưng chi phí vẫn tăng
11:09'
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen đã công bố một thỏa thuận thương mại sâu rộng, trong đó áp đặt mức thuế quan 15% lên hầu hết hàng hóa châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ và EU đạt thỏa thuận thương mại
07:37'
Ngày 27/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen tuyên bố họ đã đạt được thỏa thuận nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc về thuế quan xuyên Đại Tây Dương.
-
Kinh tế Thế giới
Trung Quốc, Mỹ gia hạn tạm dừng áp thuế thêm 90 ngày
07:36'
Tờ South China Morning Post cho biết, Trung Quốc và Mỹ dự kiến sẽ gia hạn thêm 90 ngày việc tạm dừng áp thuế quan trong cuộc đàm phán thương mại tại Stockholm, Thụy Điển, bắt đầu từ ngày 28/7.
-
Kinh tế Thế giới
Hàn Quốc đối mặt rủi ro từ thuế quan của Mỹ
07:33'
Với tỷ lệ sản xuất cao và mức độ phụ thuộc xuất khẩu vào Mỹ, các biện pháp áp thuế đối ứng của Mỹ dự kiến sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế Hàn Quốc.
-
Kinh tế Thế giới
Fed nhiều khả năng giữ nguyên lãi suất, bất chấp áp lực từ Tổng thống Trump
14:26' - 27/07/2025
Dữ liệu từ công cụ CME FedWatch cho thấy xác suất Fed giữ nguyên lãi suất trong tháng 7/2025 này lên tới 97%.
-
Kinh tế Thế giới
Chủ tịch EC chuẩn bị gặp Tổng thống Mỹ để bàn về thương mại
13:45' - 27/07/2025
Tổng thống Mỹ bày tỏ kỳ vọng rằng hai bên có thể đạt được một thỏa thuận thương mại “khung”, với khả năng thành công được ông đánh giá là “50-50”.
-
Kinh tế Thế giới
Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua
08:57' - 27/07/2025
Tổng thống Mỹ thông báo đạt thoả thuận thương mại với Indonesia, Philippines và Nhật Bản; Trung Quốc vừa ban hành văn bản hướng dẫn chuẩn hóa an toàn xe đạp điện... là một số sự kiện nổi bật tuần qua.
-
Kinh tế Thế giới
Câu chuyện thành công điển hình của cải cách và hội nhập
07:00' - 26/07/2025
ASEAN đã mở ra cánh cửa để Việt Nam học hỏi, giao lưu, nhưng quan trọng hơn là Việt Nam biết cách kết hợp quá trình hội nhập khu vực với cải cách trong nước.