Phát hiện biến thể virus COVID-19 từ Nam Phi, Đức chi 200 triệu euro để truy vết
Các thành viên trong một gia đình ở thành phố Bottrop, bang Nordrhein-Westfalen, đã nhiễm biến thể của virus SARS-CoV-2 sau khi một người trong gia đình tới Nam Phi trước dịp Giáng sinh.
Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, người đàn ông, vì lý do công việc đã tới Nam Phi và trở về Đức ngày 15/12/2020. Khi về tới sân bay, người này đã được xét nghiệm sàng lọc và có kết quả âm tính.
Tuy nhiên, không lâu sau đó, người này có những biểu hiện điển hình của người mắc bệnh COVID-19 và đã đi xét nghiệm lần hai, với kết quả dương tính. Tuy thực hiện tự cách ly tại nhà, nhưng người này vẫn lây nhiễm cho các thành viên trong gia đình.
Hiện người đàn ông đã khỏe trở lại trong khi sức khỏe các thành viên khác trong gia đình cũng tiến triển tốt. Tất cả hiện vẫn đang thực hiện cách ly tại nhà riêng. Những người đã tiếp xúc với các thành viên trong gia đình cũng đã được thông báo.
Do nghi người này nhiễm biến thể virus từ Nam Phi, giới chức y tế thành phố Bottrop đã lấy mẫu xét nghiệm để gửi lên bệnh viện Charité ở Berlin và kết quả xác nhận người này đã nhiễm biến thể virus từ Nam Phi.
Theo Viện dịch tễ Robert Koch (RKI), không có dấu hiệu cho thấy biến thể phát hiện ở Nam Phi khiến bệnh nặng hơn hoặc làm giảm hiệu quả của vaccine, nhưng đã được chứng minh là biến thể có tốc độ lây nhiễm cao hơn virus gốc. Chính phủ liên bang Đức thông báo sẽ bơm 200 triệu euro để hỗ trợ các phòng xét nghiệm nâng cao năng lực trong việc truy tìm biến thể mới phát hiện ở Anh và Nam Phi trong thời gian tới.
Trong 24 giờ qua, các cơ sở y tế Đức ghi nhận có thêm 11.000 ca nhiễm mới và gần 500 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm từ đầu dịch lên 1,93 triệu ca và 41.281 ca tử vong. Trong ngày có 6 bang ghi nhận trên 1.000 ca nhiễm mới, gồm Bayern (2.324 ca), Nordrhein-Westfalen (1.796 ca), Sachsen (1.049 ca), Berlin (1.036 ca), Sachsen-Anhalt (1.022 ca) và Baden-Württemberg (1.020 ca).
Trong ngày 11/1, lần đầu tiên kể từ đầu dịch, cả ba đèn báo tình trạng dịch bệnh COVID-19 ở thủ đô Berlin đã chuyển sang màu đỏ, theo đó cả chỉ dịch bệnh trong 7 ngày, chỉ số lây nhiễm và chỉ số giường bệnh còn trống đều ở mức báo động. Dự kiến, chính quyền Berlin sẽ họp để siết chặt các biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh cấm đi ra khỏi nơi ở ngoài bán kính 15 km.
Cùng ngày 11/1, Bộ Y tế Đức xác nhận lô hàng đầu tiên gồm 60.000 liều vaccine Moderna (Mỹ) đã được chuyển tới Đức. Hiện chưa rõ số vaccine này sẽ được phân phối như thế nào tới các bang ở Đức. Trong khi đó, công ty BioNTech của Đức cũng thông báo kế hoạch tăng cường sản xuất vaccine trong năm 2021.
Cụ thể, BioNTech sẽ tiếp tục hợp tác với công ty Mỹ Pfizer để sản xuất tới 2 tỷ liều vaccine trong năm nay, cao hơn nhiều so với con số 1,3 tỷ liều được biết cho tới nay./.
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Hãng dược của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vắc-xin COVID-19
06:00' - 02/01/2021
Hãng dược BioNTech của Đức cảnh báo nguy cơ thiếu hụt nguồn cung vắc-xin phòng COVID-19 cho đến khi các loại vắc-xin khác được lưu hành trên thị trường.
-
Kinh tế & Xã hội
Cơ hội cho quốc gia nhập khẩu vaccine COVID-19 do Đức và Mỹ bào chế
21:49' - 01/01/2021
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 21h30 ngày 1/1 (giờ Việt Nam), toàn thế giới đã ghi nhận 83.938.090 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 1.828.302 ca tử vong.
-
Kinh tế Thế giới
Thủ tướng A.Merkel: Đức đối mặt với khó khăn kéo dài sang năm 2021
13:15' - 31/12/2020
Theo Thủ tướng Angela Merkel, khủng hoảng dịch COVID-19 chưa từng có trong lịch sử nước Đức có thể tiếp tục kéo dài sang năm 2021, ngay cả khi các loại vaccine phòng dịch mang lại hy vọng nhất định.
Tin cùng chuyên mục
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động ở các sân bay lớn của Pakistan đã trở lại bình thường
20:07'
Ngày 7/5, Cơ quan Hàng không Dân dụng (CAA) của Pakistan đã khôi phục hoạt động bay tại nhiều thành phố lớn, sau các vụ tấn công của Ấn Độ nhằm vào các mục tiêu khủng bố trên đất Pakistan.
-
Kinh tế Thế giới
Anh và Mỹ dự kiến ký thỏa thuận thương mại trong tuần này
18:24'
Thỏa thuận dự kiến bao gồm hạn ngạch thuế quan cho phép ô tô và thép xuất khẩu của Anh không phải chịu toàn bộ mức thuế quan bổ sung 25% ông Trump công bố hồi tháng Hai và tháng Ba.
-
Kinh tế Thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ duyệt binh Kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít tại Kazakhstan
16:32'
Ngày 7/5, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã dự Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày Chiến thắng phát xít được tổ chức tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Astana, Kazakhstan.
-
Kinh tế Thế giới
Hoạt động M&A thấp nhất trong 20 năm
15:22'
Số lượng hợp đồng M&A trên toàn thế giới trong tháng 4/2025 chỉ đạt 2.330 thương vụ, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2005 và cũng thấp hơn 34% so với mức trung bình hàng tháng lịch sử.
-
Kinh tế Thế giới
Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu
15:03'
Tại chương trình xúc tiến du lịch Việt Nam – Italy, Cục trưởng Cục Du lịch quốc gia Việt Nam Nguyễn Trùng Khánh nhấn mạnh, Việt Nam xác định Italy là một trong những thị trường trọng điểm tại châu Âu.
-
Kinh tế Thế giới
Mỹ có thể công bố thỏa thuận thương mại với 17 đối tác lớn trong tuần này
14:46'
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể công bố các thỏa thuận thương mại với một số đối tác lớn nhất của Mỹ ngay trong tuần này, nhưng không cho biết chi tiết về các quốc gia liên quan.
-
Kinh tế Thế giới
EU: Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ mở rộng thuế nhập khẩu
12:55'
Theo trưởng đoàn đàm phán thương mại EU, Mỹ có thể thu hơn 100 tỷ USD từ thuế nhập khẩu nếu các cuộc điều tra mới của Nhà Trắng về một số mặt hàng như dược phẩm sẽ dẫn đến việc áp thêm thuế.
-
Kinh tế Thế giới
Lập trường của Trung Quốc trước thềm đối thoại kinh tế cấp cao với Mỹ
12:46'
Ngày 7/5, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc đã đưa ra bình luận quan trọng, làm rõ lập trường của Bắc Kinh trước thềm cuộc đối thoại kinh tế và thương mại cấp cao sắp tới với phía Mỹ.
-
Kinh tế Thế giới
Ấn Độ đề xuất miễn thuế có điều kiện với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm từ Mỹ
11:01'
Ấn Độ đã đề xuất miễn thuế hoàn toàn với thép, phụ tùng ô tô và dược phẩm trên cơ sở có đi có lại, áp dụng cho một lượng hàng nhập khẩu nhất định trong các cuộc đàm phán thương mại với Mỹ.