Phát hiện lỗi máy bay 737 MAX nhưng Boeing không báo cáo kịp thời
Tập đoàn Boeing ngày 5/5 cho biết các kỹ sư của tập đoàn này đã phát hiện có lỗi trong hệ thống cảnh báo phi công ở dòng máy bay 737 MAX từ năm 2017, một năm trước khi xảy ra vụ tai nạn của hãng hàng không Lion Air (tháng 10/2018) khiến 189 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, phát hiện này không được báo cáo kịp thời với lãnh đạo tập đoàn cũng như giới chức Mỹ.
Theo thông báo của Boeing, ban lãnh đạo tập đoàn không hề biết về khiếm khuyết nêu trên cho đến khi xảy ra vụ tai nạn hàng không của Lion Air.Trong khi đó, dòng máy bay Boeing 737 MAX vẫn hoạt động trên bầu trời cho tới khi tiếp tục xảy ra vụ tai nạn thảm khốc với hãng hàng không Ethiopian Airlines vài tháng sau đó, khiến 157 người thiệt mạng.
Một thông báo của Boeing ngày 5/5 cho biết các kỹ sư đã phát hiện lỗi trong hệ thống cảnh báo ở buồng lái chỉ vài tháng sau đợt bàn giao chiếc 737 MAX đầu tiên hồi tháng 5/2017, đó là thiếu hệ thống hiển thị cảnh báo cảm biến góc tấn (AOA).
Theo đó, thiết bị thông báo cho phi công những bất thường của cảm biến góc tấn thực tế sẽ không được hiển thị trừ phi các hãng hàng không mua thêm một thiết bị hiển thị bổ sung tùy chọn.
Chính điều này dẫn tới việc các hãng hàng không (trong đó có Lion Air và Ethiopian Airlines) không mua thiết bị hiển thị không có được tính năng an toàn này.
Tuy nhiên, kết quả một cuộc kiểm tra nội bộ của Boeing đã đi đến kết luận rằng khiếm khuyết này không ảnh hưởng tới an toàn bay.
Chỉ đến khi tai nạn xảy đến với hãng hàng không Indonesia, lãnh đạo cấp cao của Boeing mới được báo cáo về lỗi này và một tuần sau đó, lỗi cảnh báo hiển thị mới được thông báo cho Cơ quan Hàng không liên bang Mỹ (FAA).
Tuy nhiên, một cuộc điều tra sau đó được Boeing thực hiện (tháng 12/2018) cũng kết luận lỗi trên không gây nguy hiểm tới an toàn bay.
Cho đến nay, nguyên nhân hai vụ tai nạn liên tiếp xảy đến với dòng 737 MAX của Boeing, làm 346 người thiệt mạng, được cho có liên quan tới lỗi phần mềm điều khiển Hệ thống tăng cường tính năng điều khiển bay (MCAS).
Trong khi đó, hệ thống cảnh báo phi công mà Boeing biết có vấn đề từ năm 2017, lại có liên quan tới hệ thống MCAS.
Tuy nhiên, hiện còn chưa rõ lỗi cảnh báo phi công có vai trò ra sao trong hai vụ tai nạn máy bay.
Theo Boeing, thiết bị hiển thị chỉ bổ sung thêm dữ liệu cho phi công, và chưa bao giờ được coi là thiết bị hỗ trợ an toàn bay trên các máy bay vận tải thương mại.
Dòng máy bay 737 MAX của Boeing đã bị cấm hoạt động sau vụ tai nạn máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines hồi tháng 3 vừa qua và vụ tai nạn của hãng Lion Air tháng 10/2018.
Theo giới chức Ethiopia và một số nhà phân tích, hai vụ tai nạn này có nhiều điểm tương đồng, song đến nay chưa xác định được nguyên nhân chính xác hai vụ tai nạn này.
Ngay sau khi xảy ra thảm họa hàng không của Ethiopian Airlines, nhiều nước và nhiều hãng hàng không đã ngừng sử dụng dòng 737 MAX./.
Tin liên quan
-
Chuyển động DN
Boeing lại gặp rắc rối với thiết bị cảnh báo của máy bay 737 MAX
15:35' - 06/05/2019
Dữ liệu không chính xác từ một cảm biến có chức năng đo góc tấn được cho là dẫn tới việc máy bay chúi đầu xuống trong 2 vụ tai nạn máy bay 737 MAX.
-
Kinh tế Thế giới
Boeing hy vọng 737 MAX với phần mềm cập nhật sẽ được bay thử nghiệm vào cuối tuần tới
14:37' - 30/04/2019
Boeing hy vọng các nhà chức trách Mỹ sẽ tiến hành bay thử nghiệm máy bay Boeing 737 MAX với phần mềm cập nhật vào cuối tuần tới.
-
Doanh nghiệp
Boeing lần đầu tiên đối mặt với các cổ đông sau sự cố Boeing 737 MAX
13:37' - 29/04/2019
CEO của tập đoàn chế tạo máy bay Boeing Co, Dennis Muilenburg ngày 29/4 sẽ phải “đối mặt” với các cổ đông lần đầu tiên kể từ hai vụ tai nạn nghiêm trọng liên quan đến dòng máy bay 737 MAX.
Tin cùng chuyên mục
-
Doanh nghiệp
"Ông lớn" ô tô Nhật Bản đẩy mạnh tái cơ cấu
16:00' - 22/11/2024
Nissan Motor sẽ cắt giảm hoặc chuyển đổi khoảng 1.000 việc làm tại Thái Lan do hãng xe Nhật Bản này đang thu hẹp quy mô sản xuất.
-
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Trung Quốc đa dạng hóa chiến lược giảm rủi ro tiền tệ
12:43' - 22/11/2024
Các doanh nghiệp Trung Quốc đang tăng cường tích trữ USD, định giá hợp đồng bằng NDT và mở rộng các kênh nhập khẩu để giảm thiểu rủi ro tiền tệ.
-
Doanh nghiệp
BP đầu tư dự án khí đốt 7 tỷ USD tại Indonesia
12:39' - 22/11/2024
Tập đoàn dầu mỏ Anh BP ngày 21/11 đã công bố một dự án chung trị giá 7 tỷ USD nhằm khai thác gần 85 tỷ m3 khí đốt tại Tangguh, tỉnh Tây Papua của Indonesia.
-
Doanh nghiệp
"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản
10:30' - 22/11/2024
Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.
-
Doanh nghiệp
Apple đề xuất tăng gấp 10 lần khoản đầu tư vào Indonesia
09:50' - 22/11/2024
Bộ Công nghiệp Indonesia ngày 21/11 cho biết tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) đã đề xuất kế hoạch đầu tư 100 triệu USD vào Indonesia để phát triển sản xuất linh kiện điện tử.
-
Doanh nghiệp
Qualcomm dự báo doanh thu tăng thêm 22 tỷ USD từ các thị trường mới
08:18' - 22/11/2024
Qualcomm mới đây dự báo doanh thu hàng năm của nhà cung cấp các bộ vi xử lý cho điện thoại di động lớn nhất thế giới này sẽ tăng thêm 22 tỷ USD vào năm 2029 nhờ mở rộng sang các thị trường mới.
-
Doanh nghiệp
Đón xu hướng chuyển dịch của các trung tâm công nghiệp lớn Đông Nam bộ
18:37' - 21/11/2024
Bình Phước hoàn toàn có tiềm năng trở thành một trung tâm phát triển kinh tế nhanh, xanh và năng động của vùng Đông Nam bộ, góp phần quan trọng vào sự phát triển chung của cả nước.
-
Doanh nghiệp
Huawei sẽ sản xuất hàng loạt chip AI tiên tiến nhất vào quý I/2025
16:16' - 21/11/2024
Huawei có kế hoạch bắt đầu sản xuất hàng loạt chip trí tuệ nhân tạo (AI) tiên tiến nhất vào quý I/2025, bất chấp những khó khăn trong tăng năng suất chip.
-
Doanh nghiệp
Sun Group 5 năm liên tiếp vào “Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam”
15:41' - 21/11/2024
Sun Group tiếp tục được vinh danh “Top 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam” tại lễ trao giải “Môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam” năm 2024.