Phát hiện virus SARS-CoV-2 trong tinh dịch bệnh nhân
Đây là kết quả nghiên cứu được công bố trên tạp chí y học JAMA Network Open hôm 7/5.
COVID-19 có thể lây lan qua các giọt bắn từ hệ hô hấp hoặc thông qua tiếp xúc. Virus gây bệnh đã từng được phát hiện trong phân, nước tiểu và nước bọt của bệnh nhân.
Để kiểm tra xem virus có xuất hiện trong tinh dịch của bệnh nhân hay không, các bác sĩ tại Bệnh viện thành phố Thương Khâu thuộc tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã tiến hành xét nghiệm các mẫu vật từ 38 bệnh nhân nam, độ tuổi từ 15 đến 50.
Kết quả cho thấy vật liệu di truyền của virus xuất hiện trong mẫu vật của 6 bệnh nhân, trong đó có 4 người đang ở giai đoạn cấp và 2 người đang phục hồi. Các tác giả cũng lưu ý kết quả này còn hạn chế do số lượng mẫu vật ít và cần nghiên cứu sâu hơn để xác định liệu virus có lây qua đường tình dục hay không.
Nếu giả thuyết này được khẳng định, lây nhiễm qua đường tình dục có thể là một phần quan trọng trong công tác ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
COVID-19 hiện vẫn là một căn bệnh còn nhiều bí ẩn vẫn đang được giới khoa học toàn cầu nghiên cứu và tìm cách đẩy lùi. Mỗi tuần trôi qua, danh sách các triệu chứng của dịch bệnh lại nối dài thêm.
Từ những triệu chứng ban đầu giống bệnh cúm thông thường như ớn lạnh, đau đầu và sốt, sau 3 tháng xuất hiện và hoành hành, các triệu chứng của COVID-19 cũng mở rộng nhanh chóng với hàng loạt tác động tới hầu hết các bộ phận trong cơ thể từ não bộ cho tới thận.
Dịch bệnh nguy hiểm này còn có thể khiến hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải, dẫn tới hội chứng giải phóng ra một lượng lớn cytokine- hay còn gọi là bão cytokine- trong chính mầm bệnh cũng như trên cơ thể vật chủ, một dạng tác dụng phụ của hệ miễn dịch.
Giảng viên cao cấp khoa virus học của Đại học Kent Jeremy Rossman lý giải hầu hết virus đều gây bệnh theo hai cách. Virus có phá hủy các mô mà chúng xâm nhập và sao chép tại đó hoặc là gây những những tổn hại theo kiểu kích thích tác dụng phụ của hệ miễn dịch khi cơ thể phản ứng để chiến đấu với bệnh tật.
Hiện các bác sĩ đang nghi ngờ COVID-19 là "thủ phạm" dẫn tới hàng chục ca trẻ nhỏ phải nhập viện tại New York, London và Paris, được chẩn đoán mắc một rối loạn phản ứng viêm hiếm gặp tương tự như hội chứng trên. Rối loạn này chủ yếu xảy ra ở trẻ nhỏ, tấn công các thành mạch và dẫn tới suy nội tạng.
Hàng chục nghiên cứu y học trong những tuần gần đây cũng nêu những tác động nguy hiểm tiềm tàng của COVID-19 như đột quỵ và tổn thương tim. Các nhà nghiên cứu từ khoa tiết niệu của Trường đại học Y Nam Kinh, Trung Quốc, trong tuần qua công bố báo cáo trên Nature Review, mô tả các bệnh nhân COVID-19 cũng có những biến chứng tiết niệu và tổn thương thận cấp tính. Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng quan sát thấy "những thay đổi đáng kể" hormone sinh dục ở bệnh nhân nam.
Theo một bác sĩ gia đình đã làm việc tại khu trung tâm thủ đô Paris (Pháp) gần 3 thập kỷ qua, ban đầu các bác sĩ được hướng dẫn chú ý những trường hợp có triệu chứng như đau đầu, sốt và ho nhẹ. Sau đó, danh sách này được bổ sung thêm sổ mũi và đau rát họng trước khi thêm các vấn đề về tiêu hóa như đau dạ dày hay tiêu chảy nặng.
Tới nay, danh sách tiếp tục được nối dài với những triệu chứng như nhiễm trùng da, vấn đề tiết niệu, đau ngực dữ dội hay mất vị giác và khứu giác.
Nhiều nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra các triệu chứng hiếm gặp ở các bệnh nhân cúm thông thường xuất hiện ở những ca bệnh COVID-19 và thường là do rối loạn đông máu. Các vấn đề về tin, gan, phổi và tổn thương não ở bệnh nhân COVID-19 chủ yếu liên quan tới rối loạn đông máu.
Chuyên viên tư vấn về bệnh truyền nhiễm Babak Javid từ Khối bệnh viện đại học Cambridge cho biết một bệnh nhân COVID-19 nặng có thể gặp các dạng rối loạn đông máu và khả năng xuất hiện những rối loạn này ở bệnh nhân COVID-19 cao hơn nhiều so với những bệnh do virus khác.
Theo chuyên viên này, so với cúm thông thường thì COVID-19 nhiều khả năng diễn biến nặng hơn và dẫn tới tỷ lệ tử vong cao hơn./.
>>Tín hiệu tích cực từ một nghiên cứu về thuốc điều trị COVID-19
Tin liên quan
-
Kinh tế & Xã hội
Nhật Bản sẽ là nước thứ 2 cho sử dụng remdesivir điều trị bệnh nhân COVID-19
16:15' - 07/05/2020
Nhật Bản cho biết nước này đang có kế hoạch cho phép sử dụng thuốc kháng virus remdesivir để điều trị cho những bệnh nhân mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Australia thử nghiệm sản phẩm điều trị COVID-19
11:31' - 06/05/2020
Công ty công nghệ sinh học lớn nhất Australia CSL ngày 6/5 thông báo sẽ bắt đầu thử nghiệm một sản phẩm kháng thể điều trị cho người mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
-
Kinh tế & Xã hội
Cập nhật mới nhất COVID-19: Bệnh nhân 91 còn rất nặng sau 47 ngày điều trị
07:37' - 05/05/2020
Cập nhật mới nhất dịch COVID-19, bệnh nhân 91đã trải qua 47 ngày điều trị, trong đó có 29 ngày phải can thiệp ECMO.
Tin cùng chuyên mục
-
Đời sống
222 món ăn từ dừa xác lập kỷ lục thế giới
14:15' - 27/06/2022
Ngày 27/6, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre tổ chức sự kiện chế biến và công diễn 222 món ăn từ dừa; đồng thời phá kỷ lục Việt Nam và xác lập kỷ lục thế giới với 222 món ăn chế biến từ dừa.
-
Đời sống
Thu nhập trung bình của người Séc cao nhất trong nhóm V4
08:08' - 27/06/2022
Theo khảo sát của Công ty tư vấn quốc tế Mazars, thu nhập trung bình của người dân Séc hiện cao nhất trong nhóm Visegrad (còn gọi là nhóm V4, gồm Séc, Ba Lan, Hungary và Slovakia).
-
Đời sống
Nam Phi: ít nhất 20 thanh niên tử vong bất thường trong quán rượu
19:06' - 26/06/2022
Ít nhất 20 thanh niên được xác nhận tử vong chưa rõ nguyên nhân trong một quán rượu tạm bợ ở thành phố Đông London, miền Nam của Nam Phi.
-
Đời sống
Prudential Việt Nam trao tặng 140 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó
15:40' - 26/06/2022
Thông qua các sự kiện Prudential Việt Nam đã trao tặng 140 xe đạp cho học sinh nghèo vượt khó tại Tp. Hồ Chí Minh, với tổng giá trị lên tới hơn 210 triệu đồng.
-
Đời sống
Lễ hội văn hóa Ẩm thực Việt Nam và Quốc tế - Sáng tạo từ trứng
12:04' - 26/06/2022
Ngày 26/6, tại Hà Nội đã diễn ra lễ hội văn hóa ẩm thực Việt Nam và Quốc tế - Sáng tạo từ trứng (Eggs Festival) nhân dịp Ngày Gia đình Việt Nam (28/6).
-
Đời sống
Hầu hết các khu vực có chỉ số tia cực tím gây hại cao đến rất cao
08:58' - 26/06/2022
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 26/6, chỉ số tia cực tím (UV) cực đại tại hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước đều ở gây hại cao đến rất cao (mức 7-9.7).
-
Đời sống
Nguyễn Thị Ngọc Châu đăng quang Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022
07:44' - 26/06/2022
Tối 25/6, Chung kết Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Ngọc Châu xuất sắc giành vương miện Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022.
-
Đời sống
Carnival đường phố Sun Fest "khai tiệc" mùa hè sôi động ở Đà Nẵng
20:53' - 25/06/2022
Carnival đường phố Sun Fest, quy tụ 10 xe diễu hành trang hoàng lộng lẫy với 160 vũ công, nghệ sỹ trong nước và quốc tế.
-
Đời sống
Trung Quốc ban bố mức cảnh báo cao do nắng nóng ở nhiều thành phố
14:44' - 25/06/2022
Ngày 25/6, chính quyền thành phố Trịnh Châu - thủ phủ của tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc, đã ban bố cảnh báo Đỏ về nhiệt độ cao.